Soạn bài Bài thơ "Đường núi" của Nguyễn Đình Thi, Vũ Quần Phương ngắn nhất, Ngữ văn lớp 7, Kết nối tri thức với cuộc sống

Để có thể chuẩn bị đầy đủ và chi tiết cho Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi, Vũ Quần phương, Ngữ văn 7, Kết nối tri thức với cuộc sống, em hãy theo dõi và tham khảo những nội dung mà Taimienphi.vn đã biên soạn dưới đây.

Soạn bài Bài thơ "Đường núi" của Nguyễn Đình Thi, Vũ Quần Phương, Ngữ văn lớp 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống

soan bai bai tho duong nui cua nguyen dinh thi vu quan phuong ngu van lop 7 ket noi tri thuc voi cuoc song

Soạn văn 7 KNTT bài 4: Đọc Bài thơ "Đường núi" ngắn nhất


Sau khi đọc

1. Nêu cảm nhận chung của em về bài thơ "Đường núi" trước và sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương.

- Trước khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương:

Trước khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương, em cảm thấy bài thơ "Đường núi" của Nguyễn Đình Thi khắc họa khung cảnh thiên nhiên và con người thật sinh động: với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, đầy sức sống với âm thanh, màu sắc và sự xuất hiện của con người. Bài thơ khắc họa bức tranh thiên nhiên, bức tranh đời sống con người đẹp và thanh bình, qua đó, thể hiện lòng yêu đời, sức sống mãnh liệt của con người vùng núi. Đồng thời, tác phẩm còn bộc lộ tình yêu tha thiết của Nguyễn Đình Thi với quê hương, đất nước.

- Sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương:

Sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương em có những cảm nhận sâu sắc về sự tài hoa và tinh tế của nhà thơ Nguyễn Đình Thi qua việc lựa chọn từ ngữ, hình ảnh, sự sáng tạo nên âm điệu và sự nối liền trong bức tranh nhiều mảng không gian.

2. Bài bình thơ gây được ấn tượng như thế nào đối với em? Câu nào, ý nào trong đó khiến em phải suy nghĩ sâu hơn về bài thơ đã đọc?

* Bài bình thơ gây cho em những ấn tượng sâu sắc về:

- Sự đồng cảm của người bình thơ và nhà thơ Nguyễn Đình Thi:

+ "Bài thơ như bức tranh chấm phá vài nét chiều rừng tiết kiệm cả nét lẫn màu ấy lại thấy nổi rõ lên lòng yêu đất đai, thôn bản say đắm của người viết".

+ "Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh".

- Cách nhà phê bình nhận xét về âm điệu bài thơ: " m điệu câu thơ là âm điệu nội tâm, vần bị bỏ rơi. Chỗ nào tâm tình lắng lại thì âm điệu câu thơ lắng lại, chơi vơi, thanh nhẹ. Câu thơ 5 chữ, 6 chữ không phải do vần điệu thể loại quy định mà do tâm tình của tác giả".

* Câu, ý khiến em suy nghĩ sâu hơn về bài đọc là: " m điệu câu thơ là âm điệu nội tâm, vần bị bỏ rơi. Chỗ nào tâm tình lắng lại thì âm điệu câu thơ lắng lại, chơi vơi, thanh nhẹ. Câu thơ 5 chữ, 6 chữ không phải do vần điệu thể loại quy định mà do tâm tình của tác giả".

=> Nhờ đánh giá của nhà phê bình Vũ Quần Phương, chúng ta cảm nhận được âm điệu của bài thơ từ đó hiểu sâu hơn tình cảm của tác giả được chuyển hóa trong hình thức thơ.

Bai tho Duong nui cua Nguyen Dinh Thi

Soạn bài Bài thơ "Đường núi" của Nguyễn Đình Thi, Vũ Quần Phương ngắn gọn, Ngữ văn lớp 7, Kết nối tri thức với cuộc sống

3. Người bình thơ đã thể hiện sự đồng cảm của mình với bài thơ như thế nào? Theo em, sự đồng cảm này có ý nghĩa gì?

* Người bình thơ đã thể hiện sự đồng cảm của mình với bài thơ:

- Cảm nhận, thấu hiểu những rung động của tác giả trước thiên nhiên và con người: "Bài thơ như bức tranh chấm phá vài nét chiều rừng tiết kiệm cả nét lẫn màu ấy lại thấy nổi rõ lên lòng yêu đất đai, thôn bản say đắm của người viết", "Tác giả không nói thành lời, nhưng cảnh sắc reo trong mắt anh", "Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả".

- Phát hiện ra sự đặc biệt của âm điệu bài thơ: " m điệu câu thơ là âm điệu của nội tâm, vần bị bỏ rơi".

- Thấy được tốc độ chuyển cảnh và mạch cảm xúc của bài thơ:

+ "Tốc độ chuyển cảnh rất nhanh"

+ "Nội dung của bài thơ nằm cả bên ngoài những dòng chữ"

+ "Ấy là tình cảm yêu say đắm đồng đất núi rừng làng mạc nước non mình"

+ "Ấy là ánh nhìn rọi và đâu cũng thấy rung rinh, xao xuyến. bay múa, ca hát".

* Sự đồng cảm này có ý nghĩa:

- Cho thấy tài năng, sự cảm nhận tinh tế của ông trong cách cảm nhận thơ.

- Thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước mãnh liệt, cháy bỏng của Vũ Quần Phương. Chỉ có như vậy, người bình thơ mới có những rung động mãnh liệt và những lời bình tài hoa.

4. Theo em, vì sao Vũ Quần Phương lại khẳng định: "Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu, trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả."?

Vũ Quần Phương khẳng định "Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu, trong trẻo, run rẩy phủ lấy phong cảnh" vì tình cảm say đắm và cái nhìn độc đáo của Nguyễn Đình thi bao trùm cảnh vật:

+ Tình yêu đắm say của nhà thơ "Ấy là tình cảm yêu sau đắm đồng đất núi rừng làng mạc nước non mình".

+ Cái nhìn độc đáo của nhà thơ "Ấy là cái nhìn rọi vào đâu cũng thấy rung rinh, xao xuyến, bay múa, ca hát".

=> Đằng sau mỗi cảnh vật đều là sự rung động, cảm nhận của nhà thơ Nguyễn Đình Thi trước thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước tha thiết.

5. Nêu được phép bổ sung cho bài viết của Vũ Quần Phương, em sẽ bổ sung những gì?

Nếu được phép bổ sung cho bài viết của Vũ Quần Phương em sẽ bổ sung:

- Chỉ ra và phân tích thêm không gian và thời gian nghệ thuật trong bài thơ.

- Biện pháp và tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa "Dải áo chàm tung bay", "Bờ tre đang reo ánh lửa".

- Tác dụng của việc sử dụng những từ láy "ngây ngất", "rì rào", "rung rinh", "văng vẳng", "chập chùng".

Qua những lời bình thơ của tác giả Vũ Quần Phương, ta thấy được sự tài hoa và tinh tế ở nhà thơ Nguyễn Đình Thi trong cách sử dụng hình ảnh, từ ngữ,... Đọc một tác phẩm không chỉ là nắm bắt nội dung, chủ đề mà còn cần cảm nhận về hình thức nghệ thuật. Em hãy chú ý điều này để vận dụng vào đọc hiểu các tác phẩm khác nhé.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-bai-tho-duong-nui-cua-nguyen-dinh-thi-vu-quan-phuong-ngu-van-lop-7-ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-71005n.aspx
Các bài soạn văn mẫu lớp 7 khác:
- Soạn bài Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc, Ngữ văn lớp 7, Kết nối tri thức với cuộc sống
- Soạn bài Trình bày ý kiến về những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng, Ngữ văn lớp 7, Kết nối tri thức với cuộc sống

Tác giả: Phí Quỳnh Anh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Link tải Sách giáo khoa lớp 3 Kết nối tri thức
Giải toán lớp 6 trang 37 tập 1 sách Kết Nối Tri Thức
Từ khoá liên quan:

Soan bai Bai tho Duong nui cua Nguyen Dinh Thi Vu Quan Phuong Ngu van lop 7 Ket noi tri thuc voi cuoc song

, Soan bai Bai tho Duong nui cua Nguyen Dinh Thi ngan nhat, Soan van 7 KNTT bai 4 Doc Bai tho Duong nui,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    File mềm sách Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh

    Ngoài sách Chân trời sáng tạo, bộ sách Cánh Diều thì bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cũng được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn theo tiêu chuẩn sách giáo khoa mới đưa ra thử nghiệm trong năm học mới. Giống ...

Tin Mới