Phân tích bài thơ hai-cư: Trên cành khô/cánh quạ đậu/chiều thu

Chắc hẳn rất nhiều em bối rối khi chưa thể phân tích bài thơ hai cư: Trên cành khô/ cánh quạ đậu/ chiều thu thuộc Ngữ văn 10 Kết nối tri thức, học kì I. Mời các em đến với bài phân tích dưới đây để có thêm ý tưởng viết bài!

Phân tích bài thơ hai-cư: Trên cành khô/ cánh quạ đậu/ chiều thu

phan tich bai tho hai cu tren canh kho canh qua dau chieu thu

Tuyển tập những bài phân tích bài thơ hai cư hay nhất


I. Dàn ý phân tích bài thơ hai-cư của Ba-sô:

1. Mở đoạn:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và ý kiến khái quát về bài thơ.
2. Thân đoạn:
* Nội dung:
- Tâm trạng của con người trong cảnh chiều thu:
+ Hình ảnh trung tâm: "con quạ" gợi ra sự tang tóc, buồn bã.
+ Không gian: cành cây khô.
+ Thời gian: chiều thu.
=> Bức tranh thiên nhiên ảm đạm, thiếu sức sống.
* Nghệ thuật:
+ Dung lượng ngắn.
+ Hình ảnh gần gũi, quen thuộc.
+ Ngôn từ cô đọng, hàm súc.
3. Kết đoạn:
- Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ.

 


📌 Một số bài viết hay về chùm thơ hai cư Nhật Bản
📝Phân tích bài thơ hai cư Ôi hoa triêu nhan Dây gàu vương hoa bên giếng Đành xin nước nhà bên - Ngữ Văn lớp 10 - KNTT
📝Phân tích bài thơ hai cư Chậm rì chậm rì Kìa con ốc nhỏ Trèo núi Phu gi - Ngữ Văn lớp 10 - KNTT
📝Phân tích chùm thơ hai cư Nhật Bản Ngữ văn 10 kết nối tri thức - Ngữ Văn lớp 10 - KNTT
📝Phân tích bài thơ hai cư Trên cành khô cánh quạ đậu chiều thu - Ngữ Văn lớp 10 - KNTT
📝Trình bày về điều bạn cảm thấy thú vị nhất ở thể thơ Hai Cư - Ngữ Văn lớp 10 - KNTT


II. Đoạn mẫu phân tích bài thơ hai-cư Trên cành khô:

1. Đoạn mẫu phân tích bài thơ Trên cành khô - mẫu số 1:

Đọc bài thơ của Ba-sô, ta không khỏi ấn tượng trước bức tranh thiên nhiên trong cảnh chiều thu. Ngay từ dòng thơ đầu tiên, nhà thơ đã phác họa những nét bút trầm lắng. Chi tiết "cành khô" gợi cho người đọc vẻ lụi tàn của sự sống trong tiết trời se lạnh. Nổi bật trong bức tranh ấy là hình ảnh trung tâm "cánh quạ đậu". Sự xuất hiện của cánh quạ càng khiến cho cảnh vật trở nên tang thương, buồn bã. Thời gian chiều thu như tô đậm hơn bầu không khí ảm đạm, thiếu sức sống. Chỉ với ba dòng thơ cùng ngôn từ cô đọng, nhà thơ Ba-sô đã trực tiếp bày tỏ tâm trạng buồn bã khi quan sát cảnh chiều thu. Có thể nói, bài thơ mang đậm dấu ấn của ông cũng như làm phong phú thêm cho thể thơ này.

Tren canh kho canh qua dau chieu thu

Phân tích, Viết đoạn văn thuyết minh về thơ hai-cư của Nhật Bản

2. Đoạn mẫu phân tích bài thơ hai-cư Trên cành khô - mẫu số 2:

Bài thơ "Trên cành khô/ cánh quạ đậu/ chiều thu." của Ba-sô đã đưa chúng ta đến với không gian tĩnh mịch, u buồn. Lấy hình ảnh "cánh quạ đậu" làm trung tâm, nhà thơ trực tiếp bày tỏ tâm trạng buồn bã trước cảnh sắc. Con quạ được đặt trong không gian "cành khô" và thời gian "chiều thu". Nếu như hình ảnh "cảnh khô" gợi ra vẻ lụi tàn của sự sống thì "chiều thu" lại tô đậm không gian đìu hiu, tĩnh mịch buổi chiều tà. Bức tranh thiên nhiên vì thế cũng trở nên ảm đạm, cô quạnh. Tuy dung lượng ngắn nhưng tác phẩm lại mang nhiều giá trị sâu sắc. Cả bài có ba dòng, mỗi dòng ba chữ. Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc để cho người đọc tự bước vào khám phá văn bản. Nét độc đáo này cũng chứa đựng điểm đặc trưng của thể thơ Hai-cư truyền thống Nhật Bản.

3. Đoạn mẫu phân tích bài thơ hai-cư Trên cành khô - mẫu số 3:

Bài thơ "Trên cành khô/ cánh quạ đậu/ chiều thu" đã để lại cho em biết bao rung cảm. Nhà thơ Ba-sô đã trực tiếp bộc lộ tâm trạng của mình trước bức tranh thiên nhiên mùa thu. Bằng cách lấy "cánh quạ đậu" làm hình ảnh trung tâm, ông đã đem đến cho người đọc cảm nhận về sự tang thương, buồn bã. Để tô đậm hơn khung cảnh này, ông đặt con quạ vào trong không gian "cành khô" và thời gian "chiều thu". Vẻ khô cứng của cành cây kết hợp với chiều thu càng làm tăng thêm vẻ đìu hiu, quanh vắng. Tất cả như bị nhấn chìm trong bầu không khí tĩnh lặng, thiếu sự sống. Bằng thể thơ ba chữ ngắn gọn chỉ với tám âm tiết cùng ngôn từ cô đọng, hàm súc, hình ảnh giàu sức gợi đã khắc họa nỗi u hoài của nhà thơ ở khoảnh khắc chiều tà thu sang.

.....................................................HẾT................................................

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-bai-tho-hai-cu-tren-canh-kho-canh-qua-dau-chieu-thu-71697n.aspx
Nhà thơ Ba-sô là người có công lớn trong việc đặt nền móng và sự phát triển cho thể thơ truyền thống hai-cư. Ngoài bài viết trên, em có thể tham khảo thêm bài văn mẫu lớp 10 khác như:
- Phân tích bài thơ hai-cư: Ôi hoa triêu nhan!/ Dây gàu vương hoa bên giếng/ Đành xin nước nhà bên
- Phân tích bài thơ hai-cư: Chậm rì, chậm rì/ Kìa con ốc nhỏ/Trèo núi Phu-gi

Tác giả: Thuỳ Dương     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Link tải Sách giáo khoa lớp 3 Kết nối tri thức
Giải toán lớp 6 trang 37 tập 1 sách Kết Nối Tri Thức
Từ khoá liên quan:

Phan tich bai tho hai cu Tren canh kho canh qua dau chieu thu

, Nhung bai tho hai cu hay nhat, Viet doan van thuyet minh ve tho hai cu cua Nhat Ban,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    File mềm sách Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh

    Ngoài sách Chân trời sáng tạo, bộ sách Cánh Diều thì bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cũng được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn theo tiêu chuẩn sách giáo khoa mới đưa ra thử nghiệm trong năm học mới. Giống ...

Tin Mới