Phân tích bài ca dao Thân em như tấm lụa đào, phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Qua những bài ca dao xưa, ta thường bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ đáng thương phải chịu những bất công của xã hội. Bài phân tích bài ca dao Thân em như tấm lụa đào, phất phơ giưa chợ biết vào tay ai sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cuộc sống và số phận của những người phụ nữ xưa đồng thời định hướng cách phân tích một bài ca dao.

Đề bài: Phân tích bài ca dao Thân em như tấm lụa đào, phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

phan tich bai ca dao than em nhu tam lua dao phat pho giua cho biet vao tay ai

Phân tích bài ca dao Thân em như tấm lụa đào, phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

 

I. Dàn ý phân tích bài ca dao Thân em như tấm lụa đào (Chuẩn)


1. Mở bài

- Chế độ phong kiến hà khắc đã vùi dập thân phận người phụ nữ, khiến họ phải chịu nhiều đắng cay tủi nhục
- Chính vì thế, người phụ nữ chỉ biết gửi gắm những oán trách, hờn giận của mình vào những câu hát, câu ca dao than thân.

"Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai."

2. Thân bài

- "Thân em" là phiếm chỉ người phụ nữ khi xưa
- "Tấm lụa đào" có hai ý nghĩa:
+ Vẻ đẹp của người phụ nữ, dịu dàng, mềm mại, uyển chuyển...(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý phân tích bài ca dao Thân em như tấm lụa đào tại đây

 

II. Bài văn mẫu Phân tích bài ca dao Thân em như tấm lụa đào (Chuẩn)

Chế độ phong kiến hà khắc, tư tưởng trọng nam khinh nữ đã từng bước dồn ép người phụ nữ vào con đường không lối thoát, họ phải sống trong sự áp đặt, bị vùi dập bị coi thường, nhưng không thể phản kháng bởi họ không có cái quyền đó. Trong khi người ta đề cao vai trò của người đàn ông bao nhiêu thì người phụ nữ lại càng trở nên rẻ rúng bấy nhiêu. Đã có biết bao người phụ nữ phải đau khổ, ngậm đắng nuốt cay, không khỏi than vãn cho cuộc đời mình, xưa có nàng Kiều bạc mệnh, có bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương, dù tài sắc vẹn toàn nhưng đời cũng lắm truân chuyên. Để rồi nhiều cay đắng tủi nhục quá, người phụ nữ đã có những câu hát, câu ca dao than thân ví von thật sâu sắc, cũng thật bi ai.

"Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai."

Từ "em" là chỉ người phụ nữ thời xưa, họ tự ví mình như "tấm lụa đào", ở đây có đến tận hai nghĩa. Thứ nhất là phiếm chỉ vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam khi xưa, đã là lụa, lại còn là lụa đào, một màu đỏ hồng phơn phớt tựa như đôi má đào của người con gái còn son trẻ. Vẻ đẹp ấy không chỉ là sự mềm mại, uyển chuyển, kinh diễm mà còn là những nét đẹp từ sâu trong tâm hồn người phụ nữ, là lòng thủy chung son sắt, đức hy sinh cao cả, công dung ngôn hạnh, tam tòng tứ đức thời phong kiến ấy phụ nữ nào mà không có đủ. Một nghĩa khác, "tấm lụa đào" ấy tuy đẹp nhưng lại vô cùng mỏng manh, yếu đuối, dễ bị tổn thương, khiến ta dễ liên tưởng đến số phận long đong, nhẹ tựa lông hồng của người phụ nữ. Đó là một thân phận mà tiếng nói không có giá trị, thân phận không có giá trị, bị người ta xem nhẹ, nhiều lúc những tưởng chẳng khác gì một món đồ đẹp mà nhẹ bẫng, bỏ chút tiền đã có được. Thân phận "tấm lụa đào" là như vậy.

Câu "Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai" càng nói lên nỗi đau đớn, xót xa cho thân phận của người phụ nữ. Tại sao nhẹ nhàng đẹp đẽ, bay bổng đến thế mà lại chẳng thể quyết định số phận của mình. "Phất phơ giữa chợ", người phụ nữ tự ví mình không khác gì món hàng đem đặt giữa chợ cho người đời chọn lựa, nâng lên đặt xuống, kì kèo mặc cả, chẳng may nếu không "bán" được thì lại chịu số phận bị bỏ đi hay sao. Mấy chữ "biết vào tay ai", càng làm người ta hiểu được cái số lênh đênh của kiếp hồng nhan xưa, sống mà không được lựa chọn hạnh phúc cho riêng mình. Đến cả người vốn tài sắc và bản lĩnh như nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng chẳng thoát khỏi kiếp đong đưa. Bà bất hạnh có hai đời chồng, rồi cả hai lần đều chịu kiếp làm lẽ, đêm ngày sống trong cay đắng, thiếu thốn tình cảm, phải thốt lên rằng "chém cha cái kiếp chồng chung", thì hẳn bà đã phải căm giận đến mức độ nào. Không chỉ riêng mình Hồ Xuân Hương mà có lẽ cả vạn kiếp phụ nữ thời ấy đều có chung một nỗi đớn đau, hờn tủi như vậy. Khi mà chế độ phong kiến, lệnh cha mẹ là lệnh trời, cha mẹ đặt đâu con phải ngồi đó, không có quyền phản kháng lựa chọn, biết là gặp được người chung tình, biết làm ăn, yêu thương vợ con hay gặp phải kẻ sở khanh, ăn chơi trác táng, làm khổ vợ con. Ôi, kiếp hồng nhan khi ấy chỉ trông vào mỗi sự may mắn của số phận, tựa hạt mưa sa, trời thương thì vào lầu son gác tía, trời không thương thì chịu lạc ra ruộng cày chẳng biết.

Toàn bộ câu ca dao nghe thì phong tình, phong nhã đấy nhưng đọc thật kỹ, để suy tư nghiền ngẫm thì mới thấy được lời than oán thật tinh tế mà người xưa gửi gắm. Thân phận phụ nữ là tấm lụa mượt mà, quý giá nhưng lại chẳng ai chịu hiểu cho vẻ đẹp tiềm ẩn ấy. Đó là lời than, lời oán trách thật nhẹ nhàng, nhưng rất đỗi ngậm ngùi xót xa, đại biểu cho tiếng nói, sự phản kháng yếu ớt và tế nhị của người phụ nữ khi xưa đối với những bất công ngang trái mà họ phải gánh chịu. Làm thân con gái đã thiệt thòi, lại phải chịu nhiều đắng cay, tủi nhục thì sao có thể không xót xa, không hờn giận cho cam.

--------------------HẾT--------------------

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều bài ca dao hay nói về thân phận người phụ nữ. Bên cạnh bài Phân tích bài ca dao Thân em như tấm lụa đào, phất phơ giữa chợ biết vào tay ai, các em có thể tham khảo thêm: Phân tích bài ca dao Thương thay thân phận con tằm, Phân tích bài ca dao: Trên trời có đám mây xanh..., Phân tích bài ca dao: Thân em như củ ấu gai..., Cảm nhận của em về số phận người phụ nữ qua các câu ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa.

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-bai-ca-dao-than-em-nhu-tam-lua-dao-phat-pho-giua-cho-biet-vao-tay-ai-45270n.aspx

Tác giả: Trần Hoạt     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích bài ca dao: Thân em như củ ấu gai...
Dàn ý phân tích bài ca dao: Thân em như củ ấu gai...
Phân tích bài ca dao Thương thay thân phận con tằm
Dàn ý phân tích bài ca dao Ơn trời mưa nắng phải thì...
Phân tích một số bài ca dao để làm nổi bật số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa
Từ khoá liên quan:

phan tich bai ca dao than em nhu tam lua dao phat pho giua cho biet vao tay ai

, cam nhan ve cau ca dao than em nhu tam lua dao, y nghia cau ca dao than em nhu tam lua dao phat pho giua cho biet vao tay ai,

SOFT LIÊN QUAN
  • Phân tích bài thơ Tây Tiến

    Bài văm mẫu phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng hay chọn lọc

    Trong chương trình Ngữ văn lớp 12, “Tây Tiến” là một tác phẩm vô cùng quan trọng. Để tổng hợp kiến thức về bài thơ này, Taimienphi.vn gửi đến các em phần Phân tích bài thơ Tây Tiến với dàn ý chi tiết và các bài văn mẫu b ...

Tin Mới