Mức phạt lỗi không có hoặc không mang giấy tờ xe 2022

Người điều khiển xe khi tham gia giao thông phải mang theo các giấy tờ xe, nếu không có hoặc không mang theo giấy tờ xe sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Sau đây là bài viết tổng hợp về mức phạt lỗi không có hoặc không mang giấy tờ xe 2022, mời bạn đọc cùng theo dõi.

Danh mục từ viết tắt

- GPLX: Giấy phép lái xe.

Khi tham gia giao thông người điều khiển phương tiện phải mang theo giấy phép đăng ký xe và các giấy tờ khác để chứng minh xe mình đi thuộc quyền sở hữu hoặc xuất trình khi bị kiểm tra. Nếu không mang theo hoặc không có giấy tờ xe bạn sẽ bị xử phạt và các mức phạt lỗi không có hoặc không mang giấy tờ xe như sau:

loi khong mang theo giay to xe khi tham gia giao thong

Quy định và mức xử phạt khi không mang theo giấy tờ xe


Mục Lục bài viết:
1. Những giấy tờ xe phải mang theo khi tham gia giao thông.
2. Mức phạt lỗi không có hoặc không mang theo giấy tờ xe 2022.
3. Câu hỏi thường gặp.

1. Những giấy tờ xe phải mang theo khi tham gia giao thông

Theo Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì khi tham gia giao thông, người lái xe phải mang theo các giấy tờ sau:

- Giấy đăng ký xe;
- Bằng lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển: Ví dụ như như bằng lái hạng A1 dành cho xe máy, bằng lái xe xe ô tô,...
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của xe;
- Ngoài ra, đối với một số loại xe cơ giới quy định thì cần có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

=> Những giấy tờ buộc phải mang theo nêu trên là bản chính. Như vậy, khi tham gia giao thông mà không có hoặc không mang theo một trong những giấy tờ quy định, người điều khiển xe sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật.


2. Mức phạt lỗi không có hoặc không mang theo giấy tờ xe 2022

2.1 Đối với giấy đăng ký xe

muc phat doi voi xe khong co giay to

2.2 Đối với giấy phép lái xe (bằng lái xe)

loi vi pham xe khong mang giay to


Tham khảo chi tiết hơn về: Mức phạt khi quên mang hoặc không có Giấy phép lái xe

2.3 Đối với bảo hiểm xe (Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự)

muc phat khi khong mang hoac khong co giay to xe

2.4 Đối với giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường

Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường áp dụng với xe ô tô

- Trường hợp không có: Phạt tiền 4 triệu - 6 triệu và tước GPLX 1 - 3 tháng.
- Trường hợp không mang theo: Phạt tiền 2 trăm - 4 trăm.

Bên cạnh lỗi không có hoặc không mang giấy tờ xe, nếu người điều khiển xe tham gia giao thông không có đăng ký xe hay giấy đăng ký sang tên xe để chứng minh mình là người sở hữu phương tiện đó cũng sẽ bị xử phạt. Mức phạt xe không chính chủ được quy định trong bài viết dưới đây bạn đọc có thể xem thêm.
Xem thêm: Mức phạt xe không chính chủ

3. Câu hỏi thường gặp

3.1 Công an xã có được xử phạt lỗi không có bằng lái xe không?

Theo Khoản 4 Điều 7 Thông tư 47/2011/TT-BCA thì công an xã không có thẩm quyền xử phạt lỗi không có bằng lái xe.

3.2 Giao xe cho người không có bằng lái xe có bị xử phạt không?

Con tôi năm nay 20 tuổi, chưa có bằng lái xe máy. Hôm trước cháu đi xe máy và bị phạt vì không có bằng lái xe, CSGT xử phạt cả tôi vì giao xe cho cháu đi, như vậy có đúng không?

Trả lời:

- Theo Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người điều khiển xe tham gia giao thông phải là người đáp ứng điều kiện về độ tuổi và giấy phép lái xe.

Do đó, con anh/chị chạy xe mà không có bằng lái xe là hành vi vi phạm pháp luật.

- Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì trường hợp của anh/chị giao xe cho con chưa có bằng lái xe máy điều khiển xe là hành vi vi phạm pháp luật.

- Người con bị xử phạt lỗi không có bằng lái xe:

+ Phạt tiền từ 1 triệu - 2 triệu với xe dưới 175 cm3;
+ Phạt tiền từ 4 triệu - 5 triệu với xe từ 175 cm3 trở lên.

- Ngoài ra, anh/chị là chủ xe, giao xe cho người không đủ điều kiện chạy xe sẽ bị xử phạt theo điểm đ khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP: Phạt tiền từ 8 trăm nghìn đồng - 2 triệu đồng.

=> Như vậy, CSGT xử phạt trường hợp của anh/chị là đúng quy định.

3.3 Trường hợp nào được dùng bản sao đăng ký xe thay cho bản gốc khi tham gia giao thông?

Theo quy định thì người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông phải mang theo bản chính các loại giấy tờ xe.

Tuy nhiên trong những trường hợp sau đây, người điều khiển xe có thể dùng bản sao (có công chứng, chứng thực) giấy chứng nhận đăng ký xe:

- Trường hợp xe được thế chấp tại các tổ chức tín dụng như ngân hàng: Trường hợp này cần kèm theo Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng bản gốc (Khoản 13 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
- Trường hợp giấy đăng ký xe đang bị tạm giữ để đảm bảo nghĩa vụ nộp phạt (Khoản 2 Điều 82 Nghị định 100, sửa đổi bởi Điểm b Khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP). Trường hợp này thì người điều khiển xe cần xuất trình thêm biên bản của CSGT về việc tạm giữ giấy tờ xe.

3.4 Không mang theo bằng lái xe có bị tạm giữ xe không?

Xin hỏi trường hợp tôi quên không mang theo bằng lái xe thì CSGT có được tạm giữ xe hay không?

Trả lời:

- Theo Khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) thì trường hợp người lái xe máy quên mang theo bằng lái xe sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng - 200.000 đồng.

- Và theo Khoản 3 Điều 82 Nghị định 100, tại thời điểm kiểm tra, người lái xe máy không xuất trình được bằng lái xe thì:

+ Lập biên bản vi phạm hành chính với hành vi không có bằng lái xe và tạm giữ phương tiện theo quy định;
+ Trong thời hạn hẹn đến giải quyết, người vi phạm xuất trình được bằng lái xe thì sẽ bị xử phạt về lỗi không mang bằng lái xe. Nếu quá thời hạn mới xuất trình bằng lái xe hoặc không xuất trình được bằng lái xe thì bị phạt lỗi không có bằng lái xe.

=> Như vậy, tại thời điểm CSGT kiểm tra mà bạn không xuất trình được bằng lái xe thì sẽ bị tạm giữ xe.

3.5 Dùng bằng lái ô tô thay cho bằng lái xe máy được không?

Xin hỏi, trường hợp tôi chạy xe máy mà chỉ mang theo bằng lái ô tô thì có thể dùng bằng lái xe ô tô thay cho bằng lái xe máy được không?

Trả lời:

- Theo Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người lái xe phải có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe mình điều khiển.
- Xe máy và xe ô tô là hai loại xe hoàn toàn khác nhau.
- Khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định:

Phạt tiền từ 4 triệu đến 5 triệu đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh: Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển.

=> Từ những căn cứ nêu trên, khi điều khiển xe máy thì người lái xe phải có bằng lái xe máy. Cho nên không được sử dụng bằng lái ô tô thay cho bằng lái xe máy.

https://thuthuat.taimienphi.vn/muc-phat-loi-khong-co-hoac-khong-mang-giay-to-xe-2022-68941n.aspx
Trên đây là thông tin về mức phạt lỗi không có hoặc không mang theo giấy tờ xe mà chúng tôi cung cấp tới bạn đọc. Khi tham gia giao thông, chúng ta cần mang theo đầy đủ các giấy tờ đã quy định để tránh trường hợp bị kiểm tra và xử phạt.

Tác giả: Đỗ Bá Hưng     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Mức phạt không thắt dây an toàn 2022 trên xe ô tô
Mức phạt về lỗi quay đầu xe đối với xe ôtô và xe máy mới nhất 2022
Mức phạt dừng, đỗ xe sai quy định 2022 với ô tô, xe máy, mô tô
Mức phạt xe đi ngược chiều Ô tô, xe máy, mô tô
Mức phạt không nhường đường cho xe ưu tiên 2022
Từ khoá liên quan:

muc phat loi khong co hoac khong mang giay to xe 2022

, Mức phạt khi không mang theo giấy đăng ký xe, Lỗi không mang giấy tờ xe phạt bao nhiêu,

SOFT LIÊN QUAN
  • Mức phạt các lỗi vi phạm giao thông xe máy

    Bảng giá phạt vi phạm giao thông xe máy

    Xe máy là phương tiện đi lại phổ biến ở các nước đang phát triển, điển hình là Việt Nam, xe máy chiếm số lượng lớn trong số nhiều loại xe lưu thông trên đường. Điều này cũng gây ra một số hệ quả là những tai nạn và rủi ro với người đi đường, việc quy định các mức phạt các lỗi vi phạm giao thông xe máy là vô cùng cần thiết để răn đe và cảnh báo đối với những ai đang sở hữu xe máy và đi lại bằng xe máy thường xuyên.

Tin Mới