Chắc hẳn bạn đã từng nghe nói đến NET Framework, đây là một nền tảng danh cho nhà phát triển được tạo thành từ các công cụ, ngôn ngữ lập trình và thư viện để xây dựng nhiều loại ứng dụng khác nhau. Tuy nhiên để hiểu chi tiết NET Framework là gì và sử dụng cho mục đích nào thì rất ít người biết. Vậy NET Framework là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Trừ khi là một nhà phát triển, bạn không cần nhiều kiến thức để sử dụng Microsoft .NET Framework. Bạn chỉ cần nó để làm việc. Tuy nhiên, nếu đang tò mò về Microsoft .NET Framework là gì? Và tại sao nhiều ứng dụng lại cần Microsoft .NET Framework, mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về Microsoft .NET Framework
Hướng dẫn tìm hiểu về Microsoft .NET Framework.
1. Microsoft .NET Framework là gì?
Bản thân cái tên “.NET Framework” là một sự nhầm lẫn. Thực chất một framework (trong thuật ngữ lập trình) là một tập hợp API (Application Programming Interface - Giao diện lập trình ứng dụng) và một thư viện chia sẻ (shared library) code mà các nhà phát triển có thể gọi khi phát triển các ứng dụng để không phải viết mã code từ đầu.
Trong .NET Framework, thư viện code được chia sẻ này có tên là Framework Class Library (FCL). Các bit của code trong thư viện chia sẻ (shared library) có thể thực hiện tất cả các loại chức năng khác nhau.
Cho ví dụ, một nhà phát triển cần ứng dụng của họ để có thể ping một địa chỉ IP khác trên mạng. Thay vì viết code đó, và sau đó viết tất cả các bit và mẩu code nhỏ để giải thích ý nghĩa của kết quả ping, họ có thể sử dụng code từ thư viện thực hiện chức năng đó.
Và đây chỉ là một ví dụ nhỏ. .NET Framework chứa hàng chục ngàn mẩu code được chia sẻ. Code chia sẻ này làm cho cuộc sống của các nhà phát triển trở nên dễ dàng hơn nhiều bởi họ không phải “phát minh” lại “bánh xe” cho các ứng dụng của họ khi các ứng dụng này thực hiện một số chức năng chung.
Thay vào đó, họ có thể tập trung vào việc viết code “đặc trưng” cho các ứng dụng của họ và kết hợp với giao diện người dùng. Các nhà phát triển khác có thể hiểu được những gì một chương trình đang làm việc dễ dàng hơn và người dùng các ứng dụng có thể tin rằng các hộp thoại như Open và Save As trên các ứng dụng khác nhau hoạt động giống nhau.
2. Vậy tại sao tên “.NET Framework” lại là một sự nhầm lẫn?
Ngoài việc hoạt động như một framework của code chia sẻ, .NET cũng cung cấp runtime environment (môi trường chạy ứng dụng) cho các ứng dụng. Một runtime environment cung cấp một máy ảo - chẳng hạn như sandbox trong đó có các ứng dụng chạy.
Nhiều nền tảng phát triển cung cấp runtime environment tương tự. Chẳng hạn như Java và Ruby on Rails, cả hai đều cung cấp runtime environment (môi trường chạy ứng dụng) riêng của chúng.
Trong thế giới .NET, runtime environment (môi trường chạy ứng dụng) được gọi là Common Language Runtime (CLR). Khi người dùng chạy một ứng dụng, code của ứng dụng đó được biên dịch thành code của máy trong môi trường chạy ứng dụng và sau đó thực hiện.
CLR cũng cung cấp một số dịch vụ khác, chẳng hạn như quản lý bộ nhớ và processor thread, xử lý trường hợp ngoại lệ và quản lý bảo mật. Thực chất runtime environment là một cách trừu tượng hóa ứng dụng từ phần cứng thực tế mà ứng dụng chạy.
Việc các ứng dụng chạy bên trong runtime environment cũng có một số lợi thế. Lợi thế lớn nhất là tính di động. Các nhà phát triển có thể viết code của họ bằng cách sử dụng bất kỳ một ngôn ngữ nào hỗ trợ, bao gồm các ngôn ngữ yêu thích như C #, C ++, F #, Visual Basic và hàng tá các ngôn ngữ khác.
Code đó sau đó có thể chạy trên bất kỳ phần cứng nào mà .NET được hỗ trợ. Mặc dù nền tảng này được thiết kế nhằm hỗ trợ phần cứng khác với máy tính chạy hệ điều hành Windows, tuy nhiên, tính chất độc quyền của nó đã dẫn đến việc nó được sử dụng chủ yếu cho các ứng dụng Windows.
Microsoft đã bổ sung thêm các phiên bản .NET khác nhau để hỗ trợ việc giải quyết vấn đề này. Mono là một dự án nguồn mở và miễn phí được thiết kế để cung cấp sự tương thích giữa các ứng dụng .NET với các nền tảng khác, đặc biệt là Linux. Việc triển khai .NET Core cũng là framework mã nguồn mở và miễn phí được thiết kế để đưa các ứng dụng nhẹ, module đến nhiều nền tảng. .NET Core hỗ trợ Mac OS X, Linux và Windows (bao gồm cả việc hỗ trợ cho các ứng dụng Universal Windows Platform).
Bạn có thể tưởng tượng, một framework, chẳng hạn như .NET có nhiều lợi ích thật về mặt phát triển ứng dụng. Nó cho phép các nhà phát triển viết code bằng ngôn ngữ mà họ yêu thích và đảm bảo rằng code có thể chạy trên bất kỳ framework nào được hỗ trợ. Người dùng được hưởng lợi từ các ứng dụng nhất quán và thực tế là nhiều ứng dụng có thể không phát triển nếu các nhà phát triển không có quyền truy cập vào framework.
3. Làm thế nào để tải .NET Framework?
.NET Framework có một lịch sử khá phức tạp, và có một số phiên bản được phát hành trong nhiều năm qua. Thường thì phiên bản.NET mới nhất sẽ được tích hợp trong bản phát hành mỗi phiên bản Windows.
Các phiên bản có tính tương thích ngược (vì vậy, một ứng dụng được viết cho phiên bản .NET 2.0 có thể chạy nếu được cài đặt phiên bản 3.0), nhưng việc tương thích ngược này hoạt động không tốt. Không phải tất cả các ứng dụng đều làm việc với các phiên bản mới hơn. Đặc biệt trên máy tính chạy Windows XP và Vista, bạn thường thấy nhiều phiên bản .NET khác nhau được cài đặt.
Có 3 cách cơ bản mà bất kỳ phiên bản đặc biệt nào của .NET Framework sẽ được cài đặt:
- Phiên bản Windows của bạn có thể cài đặt .NET Framework mặc định.
- Một ứng dụng yêu cầu cài đặt một phiên bản .NET Framework cụ thể để ứng dụng đó có thể chạy.
- Thậm chí một số ứng dụng sẽ gửi cho bạn một trang web tải riêng biệt để bạn tải và cài đặt phiên bản.NET Framework cụ thể.
May mắn thay là mọi thứ đều “mượt” hơn trên các phiên bản hiện đại của Windows.
Trong “thời kỳ” của Windows Vista đã xảy ra ít nhất 2 việc. Thứ nhất phiên bản .NET Framework 3.5 được phát hành. Và phiên bản này đã được “gia công lại”, bao gồm các thành phần trong phiên bản 2.0 và 3.0. Các ứng dụng yêu cầu các phiên bản trước đó sẽ hoạt động nếu bạn cài đặt phiên bản 3.5. Thứ hai, việc nâng cấp .NET Framework cuối cùng đã bắt đầu được phân phối qua Windows Update.
Giờ đây các nhà phát triển có thể dựa vào người dùng có các thành phần phù hợp đã được cài đặt và không còn phải yêu cầu người dùng thực hiện cài đặt bổ sung nữa.
Khi Windows 8 phát hành, phiên bản .NET Framework 4.0 mới được thiết kế lại hoàn toàn. Phiên bản 4.0 (và các phiên bản cao hơn) không có tính tương thích ngược với các phiên bản cũ hơn.
.NET Framework 4.0 được thiết kế để có thể chạy cùng với phiên bản 3.5 trên cùng một máy tính. Các ứng dụng viết cho các phiên bản 3.5 trở xuống sẽ yêu cầu cài đặt phiên bản 3.5 và các ứng dụng viết cho phiên bản 4.0 trở lên sẽ yêu cầu phải cài đặt phiên bản 4.0.
Tin vui là người dùng không còn phải lo lắng về việc cài đặt .NET Framework nữa, Windows sẽ xử lý tất cả điều này.
Windows 8 và Windows 10 tích hợp cả phiên bản 3.5 và 4.0 (phiên bản hiện tại là 4.6.2). Các phiên bản này được cài đặt theo yêu cầu trước tiên, vì vậy khi bạn cài đặt ứng dụng sẽ yêu cầu cài đặt những phiên bản đó đầu tiên, Windows sẽ tự động thêm nó.
Bạn hoàn toàn có thể thêm các phiên bản này vào hệ điều hành Windows của mình sớm hơn nếu muốn bằng cách truy cập các tính năng tùy chọn của Windows. Bạn có các tùy chọn riêng biệt để thêm phiên bản 3.5 và phiên bản 4.6.
Tuy nhiên không có lý do thực sự nào để thêm các phiên bản .NET Framework vào cài đặt Windows, trừ khi bạn đang phát triển các ứng dụng. Khi cài đặt các ứng dụng, đầu tiên hệ thống sẽ yêu cầu một trong số các phiên bản .NET Framework có sẵn và Windows sẽ thêm nó cho bạn.
4. Tôi có thể làm gì khi gặp sự cố với .NET?
Nếu bạn thường xuyên cài đặt các phần mềm mới trên máy tính chạy các phiên bản Windows hiện đại, bạn sẽ gặp phải các sự cố, lỗi liên quan tới nền tảng Microsoft .NET Framework. Trong đó 2 lỗi phổ biến nhất là máy tính của bạn chưa được cài đặt Microsoft .NET Framework, hoặc bạn đang sử dụng phiên bản không đúng.
Trên các phiên bản cũ hơn của Windows (chẳng hạn như Windows XP và Vista), bạn thường xuyên phải gỡ và cài đặt lại các phiên.NET khác nhau để ứng dụng có thể hoạt động “mượt” hơn. Ngoài ra cũng phải đảm bảo các phiên bản .NET được cài đặt phải phù hợp với các ứng dụng. Bây giờ, Windows xử lý những thứ đó cho bạn.
Nếu đang gặp các rắc rối mà bạn nghĩ là có liên quan đến.NET, bạn có thể thực hiện theo một số bước dưới đây để khắc phục sự cố.
Trước tiên, cần đảm bảo rằng bạn đã cập nhật phiên bản Windows mới nhất. Nếu việc cập nhật phiên bản .NET Framework không khắc phục được lỗi, bạn có thể nghĩ đến giải pháp là thử gỡ bỏ phiên bản .NET Framework được cài đặt trên máy tính của bạn, sau đó tải và cài đặt lại phiên bản .NET Framework mới nhất.
Nếu vẫn không khắc phục được lỗi, sự cố, bạn có thể thử áp dụng cách quét các tập tin hệ thống bị hỏng trên Windows. Quá trình này không mất nhiều thời gian và nó có thể khôi phục lại các tập tin hệ thống đã bị hỏng hoặc bị mất.
Nếu áp dụng các giải pháp trên mà vẫn “bất lực”, bạn thử tải và chạy Microsoft .NET Framework Repair Tool. Công cụ này hỗ trợ tất cả các phiên bản hiện tại của .NET Framework. Giúp bạn gỡ rối các vấn đề chung về thiết lập hoặc cập nhật. NET và có thể tự động sửa chữa bất kỳ sự cố nào mà bạn đang gặp phải.
=> Link tải Microsoft .NET Framework Repair Tool cho Windows
Ngoài ra, lỗi không cài được NET Framework người dùng hay gặp, nhiều trường hợp trên thiết bị của bạn đã có bản NET Framework rồi, bạn vẫn cài thêm sẽ nhận được thông báo lỗi, vì thế khi gặp lỗi không cài được NET Framework, bạn cứ bình tĩnh và tìm cách giải quyết nhé.
- Xem thêm: Cách sửa lỗi không cài được NET Framework
Trên đây là tất cả những gì về Microsoft .NET Framework. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích, cung cấp thêm cho bạn được phần nào kiến thức về Microsoft .NET Framework là gì, tính ứng dụng của nền tảng này trên Windows.
https://thuthuat.taimienphi.vn/microsoft-net-framework-la-gi-tai-sao-can-cai-dat-no-tren-may-tinh-23461n.aspx
Trên Windows hiện nay có rất nhiều loại file được ẩn đi mà người dùng không hề hay biết, nếu bạn kích hoạt tính năng hiện file ẩn trên Windows, bạn sẽ gặp phải rất nhiều file, định dạng mà bạn chưa gặp bao giờ, ví dụ như file Windows.old chẳng hạng, khi nhắc đến file Windows.old, một số người chuyên về máy tính sẽ biết ngay đây là file lưu trữ các dữ liệu có trong hệ điều hành cũ sau khi bạn đã nâng cấp máy tính của mình lên hệ điều hành mới hơn. Như vậy, các bạn đã biết thêm một khái niệm nữa rồi phải không?
- Xem thêm: Thư mục Windows.old là gì? có nên xóa Windows.old không?