Hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng không có đền bù được quy định tại Bộ luật dân sự 2015. Mẫu hợp đồng cho mượn tài sản là mẫu thông dụng trong thực tế khi các chủ thể chỉ có nhu cầu sử dụng tài sản đó tại một thời điểm nhất định. Cùng Taimienphi.vn tìm hiểu cụ thể hơn về mẫu hợp đồng này qua bài viết sau đây.
Mẫu hợp đồng cho mượn tài sản là mẫu văn bản ghi nhận cơ bản các nội dung cần có trong hợp đồng mượn tài sản giữa bên cho mượn và bên mượn. Mặc dù các tài sản cho mượn rất đa dạng, nhưng về nguyên tắc các mẫu hợp đồng cho mượn tài sản đều có các điều khoản tương tự như nhau.
Mẫu hợp đồng cho mượn tài sản mới nhất 2023
1. Mẫu hợp đồng cho mượn tài sản và hướng dẫn chi tiết nhất
- Mẫu 01: Mẫu hợp đồng mượn tài sản năm 2023.
- Mẫu 02: Mẫu hợp đồng cho mượn tài sản theo quy định của pháp luật.
* Tải trọn bộ mẫu hợp đồng cho mượn tài sản TẠI ĐÂY
* Hướng dẫn viết mẫu hợp đồng cho mượn tài sản.
- Cả hai mẫu hợp đồng nêu trên đều đã thể hiện các điều khoản chung nhất, người sử dụng hợp đồng cần điền thêm các thông tin về bên cho mượn và bên mượn, tài sản cho mượn, thời hạn cho mượn, mục đích cho mượn, ký tên là cơ bản đã hoàn thành được mẫu hợp đồng hợp pháp.
- Tuy nhiên, các mẫu chỉ mang tính chất tham khảo, các bên có thể thay đổi nội dung theo ý chí, nguyện vọng của mình nhưng về cơ bản phải đảm bảo các nội dung:
+ Chủ thể của hợp đồng.
+ Đối tượng của hợp đồng.
+ Quyền, nghĩa của bên cho mượn.
+ Quyền, nghĩa vụ của bên mượn.
2. Các vấn đề pháp lý về hợp đồng cho mượn tài sản
2.1. Đối tượng của hợp đồng cho mượn tài sản
- Căn cứ vào Điều 495 Bộ luật dân sự 2015, đối tượng của hợp đồng mượn tài sản là những tài sản không tiêu hao (thông thường là vật), ví dụ: phương tiện giao thông, nhà ở, thiết bị,..
- Nếu theo quy định này, tiền không phải là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản, do đó, dưới góc độ pháp lý sẽ không có mẫu hợp đồng cho mượn tiền.
- Trong thực tế còn phát sinh hợp đồng cho mượn đất, tuy nhiên, đất không phải là tài sản, quyền sử dụng đất mới là tài sản, mà pháp luật hiện hành không cho phép giao dịch về "mượn quyền sử dụng đất", vì vậy, mẫu hợp đồng này cũng không được sử dụng.
Nếu có nhu cầu thuê đất nông nghiệp, thuê đất kinh doanh, ... các chủ thể có thể sử dụng Mẫu hợp đồng thuê đất để biết cách trình bày thông tin trên hợp đồng.
Tìm hiểu đối tượng, các vấn đề pháp lý của hợp đồng mượn tài sản
2.2. Sự khác nhau giữa hợp đồng thuê tài sản và hợp đồng mượn tài sản?
- Sự khác biệt cốt lõi nhất giữa thuê và mượn tài sản là việc: Hợp đồng thuê là hợp đồng có đền bù, trong đó bên thuê phải trả một khoản tiền nhất định theo thỏa thuận với bên cho thuê. Trong khi đó, hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng không có đền bù, bên mượn không phải trả tiền cho bên cho mượn.
- Việc lập hợp đồng thuê hay mượn phù thuộc vào rất nhiều các yếu tố và đôi khi tính quyết định lại đến từ bên có tài sản cho thuê, cho mượn.
- Về cơ bản khi có tranh chấp thì cả hai hợp đồng đều được pháp luật công nhân và bảo vệ tối đa cho quyền lợi của mỗi bên.
Độc giả có thể tham khảo thêm một số mẫu hợp đồng thuê tài sản như Mẫu hợp đồng cho thuê xe du lịch, Mẫu hợp đồng cho thuê xe tự lái.
2.3. Hợp đồng mượn tài sản phát sinh hiệu lực khi nào?
- Dưới góc độ khoa học pháp lý, hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng thực tế, thời điểm có hiệu lực là thời điểm bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng.
https://thuthuat.taimienphi.vn/mau-hop-dong-cho-muon-tai-san-73791n.aspx
Trên đây là mẫu hợp đồng cho mượn tài sản được Taimienphi.vn tổng hợp và chia sẻ tới độc giả. Hợp đồng cho mượn tài sản có nội dung khá đơn giản, nhưng người cho mượn cần lưu ý đến các quyền của mình và nắm chắc được nghĩa vụ của bên mượn để đảm bảo được an toàn pháp lý cho bản thân.