Ở bài học Luyện từ và câu trước, chúng ta đã làm quen lại với biện pháp tu từ nhân hóa. Vậy, hãy cùng thực hành ôn về đơn vị kiến thức này cùng đội ngũ Taimienphi.vn qua bài Luyện tập về nhân hóa, Tiếng Việt 4, Cánh Diều, học kì I em nhé!
Câu 1 trang 46 SGK Tiếng Việt 4, tập 1: Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
a, Sự vật nào được nhân hóa trong bài thơ?
b, Sự vật đó được nhân hóa bằng cách nào?
* Đáp án:
a, Sự vật được nhân hóa trong bài thơ là Mặt Trời.
b, Sự vật đó đã được nhân hóa bằng cách gọi tên như con người (ông Mặt Trời), miêu tả với những hành động giống như con người (nhíu mắt, cười).
Câu 2 trang 46 SGK Tiếng Việt 4, tập 1: Kiểu nhân hóa nào được sử dụng trong các câu thơ, câu văn sau?
* Đáp án:
- Đoạn văn a -> Tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người.
- Đoạn thơ b -> Nói với sự vật như nói với người.
- Đoạn văn c -> Gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi người.
Câu 3 trang 47 SGK Tiếng Việt 4, tập 1: Viết 3 câu tả đồ vật hoặc con vật, cây cối có hình ảnh nhân hóa.
* Đáp án:
- Chú chim nhỏ cất tiếng hát lanh lảnh trên ngọn cây cao.
- Bác bảng đen và cô phấn trắng trông có vẻ buồn rầu lắm. Họ nhớ nhung lũ học trò nhỏ đã lâu ngày không gặp.
- Chị hướng dương đang tươi cười đón chào ngày mới. Ở cạnh chị là một bé hồng đang e ấp, đợi chờ ngày bung nở. Xung quanh, ong bướm cũng nô đùa hết sức vui vẻ.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
https://thuthuat.taimienphi.vn/luyen-tap-ve-nhan-hoa-77094n.aspx
Có thể nói, việc nhận biết và áp dụng phép so sánh vào việc làm văn sẽ giúp các em có được nhiều câu văn sinh động, hấp dẫn hơn. Với chủ đề 3: Như măng mọc thẳng, đội ngũ Taimienphi.vn còn chuẩn bị thêm bài mẫu của các phần khác như đọc Những hạt thóc giống, Những chú bé giàu trí tưởng tượng; phần viết Tả cây cối hay phần kể chuyện Chiếc ví. Mời các em đón xem nhé!