Tiếp tục chuyên mục Giải toán 3, đội ngũ giáo viên của Taimienphi.vn sẽ hướng dẫn Giải bài tập trang 103, 104 SGK Toán 3 Tập, sách Cánh Diều chi tiết nhất. Các em cùng tham khảo để có thể hình dung được cách làm, làm bài bài học Hình tam giác, hình thứ giác thật tốt.
Giải Toán lớp 3 SGK Trang 103, 104, sách Cánh Diều tập 1
Giải bài tập trang 103, 104 SGK Toán 3 Tập 1, sách Cánh Diều:
Hình tam giác. Hình tứ giác
1. Giải bài 1 Trang 103 SGK Toán lớp 3
Đề bài: Nêu tên hình và các đỉnh, cạnh, góc có trong mỗi hình dưới đây.
Hướng dẫn giải: Quan sát hình vẽ rồi nêu tên các hình, các đỉnh và các cạnh, góc của mỗi hình đó.
Đáp án:
- Hình tam giác KIL:
+ 3 đỉnh là: K, I, L
+ 3 cạnh là: KI, IL, LK
+ 3 góc là: Góc đỉnh K, cạnh KI và KL
Góc đỉnh I, cạnh IK và IL
Góc đỉnh L, cạnh LI và LK
- Hình tam giác GEH:
+ 3 đỉnh là: G, E, H
+ 3 cạnh là: GE, EH, HG
+ 3 góc là: Góc đỉnh G, cạnh GE, GH
Góc đỉnh E, cạnh EG, EH
Góc đỉnh H, cạnh HE, HG
- Hình tứ giác ADCB:
+ 4 đỉnh là A, D, C, B
+ 4 cạnh là AD, DC, CB, BA
+ 4 góc là: Góc đỉnh A, cạnh AD và AB
Góc đỉnh D, cạnh DA và DC
Góc đỉnh C, cạnh CD và CB
Góc đỉnh B, cạnh BC và BA
- Hình tứ giác QMNP:
+ 4 đỉnh là: Q, M, N, P
+ 4 cạnh là: QM, MN, NP, PQ
+ 4 góc là: Góc đỉnh Q, cạnh QM và QP
Góc đỉnh M, cạnh MN và MQ
Góc đỉnh N, cạnh NM và NP
Góc đỉnh P, cạnh PN và PQ
2. Giải bài 2 Trang 104 SGK Toán lớp 3
Đề bài: Quan sát hình vẽ, thực hiện các hoạt động sau:
a) Đọc tên các hình tam giác, hình tứ giác ở trên.
b) Dùng ê ke để kiểm tra và nêu tên góc vuông, góc không vuông trong mỗi hình trên.
Đáp án:
a) Hình tam giác ABC.
Hình tứ giác GHIE.
Hình tứ giác LMNK.
b) Hình tam giác ABC:
- Góc vuông đỉnh A, cạnh AB và AC
- Góc không vuông đỉnh B, cạnh BA và BC
- Góc không vuông đỉnh C, cạnh CA và CB
Hình tứ giác GHIE:
- Góc không vuông đỉnh G, cạnh GH và GE
- Góc không vuông đỉnh I, cạnh IH và IE
- Góc vuông đỉnh E, cạnh EG và EI
- Góc vuông đỉnh H, cạnh HG, HI
Hình tứ giác LMNK:
- Góc vuông đỉnh K, canh KL và KN
- Góc không vuông đỉnh L, cạnh LM và LK
- Góc không vuông đỉnh M, cạnh MN và ML
- Góc không vuông đỉnh N, cạnh NM và NK
Tiếp nối bài Hình tam giác, hình tứ giác, các em sẽ được học bài Chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác. Để có thể học tốt được bài này, các em cần học lý thuyết kết hợp với Giải bài tập trang 106 SGK Toán 3 Tập 1, sách Cánh Diều. Các em có thể đối chiếu bài làm của mình với lời giải chi tiết bài 1, 2, 3 trong bài viết dưới đây. - Xem thêm: Giải bài tập trang 106 SGK Toán 3 Tập 1, sách Cánh Diều
3. Giải bài 3 Trang 104 SGK Toán lớp 3
Đề bài: Đo độ dài mỗi cạnh của hình tam giác, hình tứ giác sau rồi viết số đo (theo mẫu):
Phương pháp giải: Sử dụng thước có vạch chia để đo độ dài các cạnh của hình tam giác và hình tứ giác.
Đáp án:
+) Tam giác ABC có:
AB = 4 cm
AC = 3 cm
BC = 5 cm
+) Tứ giác MNPQ có
MN = 25 mm
NP = 20 mm
PQ = 38 mm
QM = 28 mm
4. Giải bài 4 Trang 104 SGK Toán lớp 3
Đề bài: Theo em, hình tiếp theo (?) được ghép bởi bao nhiêu que tính?
Hướng dẫn giải: Quan sát hình vẽ ta nhận thấy quy luật: Hình phía sau nhiều hơn hình phía trước 2 que tính. Từ đó em trả lời được câu hỏi ở đề bài.
Đáp án:
Hình thứ nhất gồm 3 que tính.
Hình thứ hai gồm 5 que tính.
Hình thứ ba gồm 7 que tính.
Hình thứ tư gồm 9 que tính.
Ta nhận thấy quy luật: Hình phía sau nhiều hơn hình phía trước 2 que tính.
Vậy hình tiếp theo có 11 que tính.
https://thuthuat.taimienphi.vn/giai-bai-tap-trang-103-104-sgk-toan-3-tap-1-sach-canh-dieu-69489n.aspx
Giải bài tập trang 103, 104 SGK Toán 3 Tập 1, sách Cánh Diều đã chia sẻ hướng dẫn cách làm bài tập bài Tam giác, Tứ giác. Các em cùng tham khảo để có thể làm bài tập dễ dàng, hiệu quả.