Dàn ý ý nghĩa cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến trong truyện Chí Phèo
1. Mở bài
- Nam Cao được coi là một trong những nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại.
- Trong truyện ngắn Chí Phèo, sự bức ép của xã hội, sự tuyệt vọng đến cùng cực đã đẩy Chí Phèo đến con đường tự sát và giết luôn cả kẻ thù của mình là Bá Kiến, đây là một cái kết không có hậu nhưng lại là cái kết hợp lý để giải quyết tất cả các nút thắt và bi kịch trong cuộc đời bất hạnh của Chí.
2. Thân bài
* Bi kịch của Chí Phèo:
- Bi kịch mồ côi cha mẹ, thiếu tình yêu thương.
- Bi kịch bị đổ oan, vào tù rồi dần lưu manh hóa, tha hóa trong nhân cách.
- Bi kịch bị từ chối quyền làm người, bị vùi dập ước muốn sống lương thiện bằng những định kiến cay nghiệt của người đời.
=> Nhưng bản chất hắn vẫn là một anh canh điền lương thiện, hắn sẵn sàng ra tay rạch mặt mình, nhưng không hề làm tổn thương đến kẻ thù, kẻ vốn đẩy hắn đến những bi kịch mãi về sau này.
* Cuộc gặp gỡ nhân văn đầy ngang trái với Thị Nở:
- Chính là cái bi kịch to lớn nhất, và cũng là bi kịch cuối cùng trong cuộc đời mà Chí Phèo phải gánh chịu.
- Tình yêu đã đánh thức cái tâm hồn ham sống, ham hạnh phúc, mong ước về một mái ấm gia đình trong Chí.
- Thế nhưng cái định kiến cay nghiệt của bà cô, những lời thuật lại đầy tức tối của Thị Nở chính là cú giáng cuối cùng vào tâm hồn tàn tạ, tuyệt vọng của Chí, dồn Chí Phèo đến cái cách giải quyết tiêu cực nhất là chết!
* Cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến:
- Chí nhận ra rằng kẻ thù lớn nhất, độc ác nhất trong cuộc đời Chí luôn luôn chỉ có một mà thôi đó chính là tên Bá Kiến, tiềm thức đã ngủ yên biết bao năm nay của hắn bỗng được thức tỉnh.
- Chí Phèo giết Bá Kiến để trả thù, để xả hết bao nỗi khốn nhục uất ức mà hắn phải chịu bấy lâu nay, để trả thù cho cái lương thiện mà tên Bá Kiến đã cướp mất của hắn.
- Chí Phèo chính là đại diện cho tầng lớp nông dân cùng khổ trước cách mạng tháng tám vùng dậy đấu tranh, chống lại cái cường hào áp bức của tầng lớp thống trị lúc bấy giờ bằng cách thức liều lĩnh, đơn độc, bằng con đường bạo lực.
- Tố cáo mạnh mẽ bộ mặt độc ác và tàn nhẫn của xã hội cũ đã đẩy người nông dân lương thiện đến chốn cùng đường tuyệt lộ, khiến họ không còn lối thoát buộc phải giải quyết bằng những cách thức đau đớn nhất.
- Chi tiết tự sát của Chí Phèo chính đánh dấu mạnh mẽ sự trở lại của tính người trong cái tâm hồn vốn tàn tạ của Chí, là một phương cách quyết liệt và tiêu cực để giữ lại cái phần người vừa được thức tỉnh của hắn, để chống lại cái sự tha hóa đã ăn mòn gần hết nhân cách của hắn.
- Cái chết để chứng minh cho khao khát được trở về cuộc đời lương thiện, của một con người vừa phát hiện ra cái lương thiện quay về ngự trị trong tâm hồn của Chí Phèo.
3. Kết bài
- Với truyện ngắn Chí Phèo bức tranh xã hội hiện thực Việt Nam tàn ác đã được Nam Cao lột tả một cách sinh động và chân thực nhất, theo đó những giá trị nhân văn, nhân đạo đã được bộc lộ một cách sâu sắc.
- Sự xót thương, thông cảm cho những thân phận con người ở dưới đáy xã hội, bị chèn ép, chà đạp, bị tước quyền được sống lương thiện. Đồng thời tố cáo bộ mặt tàn ác, vô nhân tính của chính quyền thực dân nửa phong kiến đã dồn ép con người đến đường cùng, buộc họ phải lựa chọn cách giải thoát cuối cùng là cái chết để được quay về với tấm lòng lương thiện thuở ban đầu, để bảo vệ cái nhân cách của mình khỏi sự tha hóa tồi tệ.
Xem bài mẫu: Ý nghĩa cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến trong truyện Chí Phèo
-------------------HẾT--------------------
https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-y-nghia-cai-chet-cua-chi-pheo-va-ba-kien-trong-truyen-chi-pheo-51088n.aspx
Ngoài Ý nghĩa cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến trong truyện Chí Phèo, các em học sinh cũng có thể tham khảo thêm một số bài văn hay lớp 11 khác như: Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo; Cảm nhận về tình yêu trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao; Nêu nhận xét về bi kịch cái chết của Chí Phèo; Bị cự tuyệt quyền làm người - Bi kịch lớn nhất của Chí Phèo;...