Nếu gặp khó khăn trong quá trình đọc hiểu văn bản Chuyện cổ nước mình trang 46 sách Ngữ văn 6, Chân trời sáng tạo, học kì I, em hãy tham khảo các nội dung dưới đây. Taimienphi.vn đã biên soạn một vài nội dung chính liên quan đến bài thơ Chuyện cổ nước mình như: thể thơ, nội dung, nghệ thuật,...
Chuyện cổ nước mình: Tác giả, thể thơ, phương thức biểu đạt, nội dung, nghệ thuật, bài học rút ra
Tìm hiểu Bài thơ truyện cổ nước mình lớp 6 ngắn gọn
I. Tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ
- Sinh năm: 1949
- Quê: Lệ Thủy, Quảng Bình.
- Bà từng làn ủy viên Hội đồng thơ Hội nhà văn Việt Nam khóa V.
- Một số tác phẩm chính: "Khoảng trời - Hố bom" (thơ, 1972); "Mẹ và con" (thơ, 1994),...
II. Tác phẩm Chuyện cổ nước mình
1. Thể thơ của bài Chuyện cổ nước mình:
- Thể thơ lục bát.
2. Phương thức biểu đạt của bài Chuyện cổ nước mình:
- Tự sự kết hợp biểu cảm.
3. Giá trị nội dung của bài thơ Chuyện cổ nước mình:
- Thể hiện tình yêu, niềm tự hào của tác giả với kho tàng đồ sộ, phong phú về các câu chuyện cổ Việt Nam.
- Gửi gắm, nhắn nhủ những bài học tốt đẹp của cha ông.
4. Giá trị nghệ thuật bài Chuyện cổ nước mình:
a. Cách gieo vần và ngắt nhịp trong bài thơ Chuyện cổ nước mình
- Gieo vần:
+ Tiếng thứ 6 của dòng lục gieo vần xuống tiếng thứ 6 của dòng bát (ta - xa, hiền -tiên, đi - thì,...).
+ Tiếng thứ 8 của dòng bát tiếp tục gieo vần với tiếng thứ 6 của dòng lục bên dưới (xa - ta, trì - đi,...).
- Ngắt nhịp: 4/2, 4/4.
b. Các biện pháp tu từ trong bài thơ Chuyện cổ nước mình
- So sánh: "Đời cha ông với đời tôi/ Như con sông với chân trời đã xa".
- Liệt kê: "công bằng", "thông minh", "độ lượng", "đa tình", "đa mang".
Nội dung truyện cổ nước mình ngắn nhất, đầy đủ và chi tiết
5. Bài học rút ra từ bài thơ Chuyện cổ nước mình
- Cần biết bảo lưu, giữ gìn những câu chuyện cổ của kho tàng dân gian Việt Nam ta.
- Biết kế thừa và học tập những truyền thống, kinh nghiệm quý báu của ông cha để lại.
- Trau dồi, rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp mà mỗi người cần có: sống nhân hậu, bao dung, vị tha, chăm chỉ, chuyên cần.
III. Dàn ý bài thơ Chuyện cổ nước mình
1. Những câu chuyện cổ được đề cập đến trong bài thơ:
- Truyện "Tấm Cám": "Thị thơm thì giấu người thơm/ Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà".
- Truyện "Đẽo cày giữa đường": "Đẽo cày theo ý người ta/ Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì".
- Truyện "Sự tích trầu cau": "Đậm đà cái tích trầu cau/ Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người".
2. Ý nghĩa của những câu chuyện cổ
a. Ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất của con người:
- Tấm lòng nhân hậu, vị tha: "thương người rồi mới thương ta".
- Niềm tin vào triết lí sống ngay thẳng, "ở hiền gặp lành".
b. Chuyện cổ là phương tiện lưu giữ, tiếp nối những bài học, giá trị truyền thống của ông cha.
- Chuyện cổ là nhịp cầu kết nối nhiều thế hệ "Đời cha ông với đời tôi"
- Chuyện cổ lưu giữ những lời dạy bảo về các giá trị đạo đức, phẩm chất tốt đẹp của ông cha.
- Chuyện cổ gửi gắm những vẻ đẹp tình cảm: yêu quê hương, đất nước, con người và truyền thống dân tộc.
- Chuyện cổ còn đúc kết nhiều bài học, kinh nghiệm sống quý giá "Đẽo cày theo ý người ta/ Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì".
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
https://thuthuat.taimienphi.vn/chuyen-co-nuoc-minh-the-tho-phuong-thuc-bieu-dat-noi-dung-nghe-thuat-bai-hoc-rut-ra-71656n.aspx
Để có kĩ năng tổng hợp lại những nội dung chính của một văn bản văn học, em có thể rèn luyện bằng cách thực hành thêm ở nhà với các tác phẩm khác. Taimienphi.vn còn cung cấp tới em một số văn mẫu lớp 6 khác bổ ích như:
- Soạn bài Em bé thông minh (Truyện dân gian Việt Nam), Ngữ văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt Chuyện cổ nước mình