Cảm nhận về khổ thơ thứ 3 bài Nhớ rừng của Thế Lữ

Bài văn mẫu Cảm nhận về khổ thơ thứ 3 bài Nhớ rừng của Thế Lữ giúp các em nắm được những đặc sắc về nghệ thuật, nội dung của đoạn thơ. Qua đó, đúc rút cho bản thân kinh nghiệm làm văn cảm nhận hiệu quả.

Đề bài: Cảm nhận về khổ thơ thứ 3 bài Nhớ rừng của Thế Lữ

Mục lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

cam nhan ve kho tho thu 3 bai nho rung cua the lu

Cảm nhận về khổ thơ thứ 3 bài Nhớ rừng của Thế Lữ


I. Dàn ý Cảm nhận về khổ thơ thứ 3 bài Nhớ rừng của Thế Lữ (Chuẩn)

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Thế Lữ và bài thơ "Nhớ rừng".
- Dẫn dắt vào đoạn 3 bài thơ : Sự nuối tiếc của con hổ về một thời oanh liệt.

2. Thân bài

* Nhớ về khung cảnh hùng vĩ của rừng già:

- "Đêm vàng", "ánh trăng tan": vẻ đẹp lộng lẫy, diễm lệ.
→ Con Hổ say mê với khoảnh khắc diệu kì của thiên nhiên, thưởng thức vẻ đẹp của tạo hoá.

* Nhớ về quá khứ hào hùng, oanh liệt đã qua:

- Điệp từ "đâu" đặt đầu câu nghi vấn nhấn mạnh niềm tiếc nhớ ngẩn ngơ của chúa sơn lâm:
+ Nhớ về những ngày tháng đẹp đẽ, oanh liệt thuở xưa.
+ Dưới cơn mưa rung chuyển đại ngàn "Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn", chúa sơn lắm lặng ngắm "giang sơn đổi mới".

- "Đâu những bình minh cây xanh nắng gọi": Biện pháp tu từ nhân hoá cùng việc sử dụng các từ ngữ tượng hình, tường thanh, tác giả đã dựng nên một bức tranh rừng buổi bình minh thật đẹp.
- Hình ảnh "những chiều lênh láng máu sau rừng": gợi ra chiến thắng oanh liệt → Tư thế lẫm liệt, kiêu hùng của chúa sơn lâm.
-"Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu!": Câu cảm thán "Than ôi!": đặt đầu câu khắc hoạ nỗi xót xa, đơn đau đến tận cùng của hổ khi phải đối mặt với những giả dối, tầm thường nơi thực tại.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị đoạn thơ.


II. Bài văn mẫu Cảm nhận về khổ thơ thứ 3 bài Nhớ rừng của Thế Lữ (Chuẩn)

Thế Lữ sinh năm 1907, được xem là người mở đường tinh anh cho phong trào Thơ Mới Việt Nam. Ông để lại cho nền văn học nước nhà nhiều tác phẩm tiêu biểu như: Vàng và máu, Mấy vần thơ, Bên đường thiên lôi,...Đặc biệt, phải kể đến "Nhớ rừng"- một tác phẩm nổi bật trong phong trào thơ Mới. Tác phẩm đã mượn lời con hổ lúc sa cơ để nói lên nỗi nhớ tiếc quá khứ, niềm uất hận khôn nguôi và khát khao tự do của những người tri thức đương thời. Đặc biệt, đoạn thơ thứ ba, tác giả đã làm nổi bật niềm tiếc nuối quá khứ huy hoàng của chúa sơn lâm khi hiện tại bị giam cầm, tù hãm:

Bài thơ "Nhớ rừng" được viết theo thể 8 chữ với 5 đoạn thơ, mỗi đoạn gắn với một nét tâm trạng của nhân vật trữ tình. Khổ thứ 3 của bài thơ là nỗi hoài niệm về quá khứ huy hoàng, oanh liệt của chúa sơn lâm nơi rừng già:

"Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Hai tiếng "Nào đâu" cất lên trong nỗi niềm tiếc nhớ, thất vọng bởi đó chỉ còn là một kỉ niệm đẹp của quá khứ đã qua. Nằm trong cũi sắt, con hổ những đêm vàng, ánh trăng hiền dịu tan vào dòng suối dịu ngọt, ta được thưởng thực trọn vẹn đêm trăng nơi núi rừng, mê say với khoảnh khắc diệu kì của thiên nhiên. Quá khứ thật ảo mộng, thật nên thơ, trong chốn hùng vĩ, chúa sơn lâm được tự do tận hưởng, vui thú với con mồi, vui thú với thiên nhiên. Còn gì vui sướng, bình yên hơn thế? Nhưng đó chỉ là dĩ vãng mà thôi!

"Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm cảnh giang sơn ta đổi mới?"

Con hổ tiếc nhớ những đêm trăng vàng, tiếc nhớ cả những cơn mưa rừng ào ạt. Chốn hiện tại bị giam cầm, chúa sơn lâm nào được đắm mình trong những cơn mưa của tự nhiên, được vẫy vùng giữa giọt thiên nhiên với cây rừng, gió rú. Điệp từ "đâu" đặt đầu câu nghi vấn nhấn mạnh niềm tiếc nhớ ngẩn ngơ của chúa sơn lâm đồng thời thể hiện được niềm tự hào những ngày tháng đẹp đẽ thuở xưa: .

Giữa những cơn mưa rừng lay trời chuyển gió, chúa sơn lâm vẫn ngạo nghễ, đối mặt và tận hưởng. Thời tiết khắc nghiệt, bản lĩnh phi thường, chúa sơn lắm lặng ngắm "giang sơn đổi mới". Hai câu thơ cất lên âm vang vẻ đẹp của tâm hồn nhân vật trữ tình, một kẻ mê say với thiên nhiên, một kẻ mê đắm và tự hào về đất nước khi thấy giang sơn mình ngày một thay da, đổi thịt "Ta lặng ngắm cảnh giang sơn ta đổi mới".

Ánh chiều vội tắt, đêm trăng vội tàn cũng là lúc bình minh lên, sức sống của một ngày mới bắt đầu. Chúa sơn lâm say mình trong giấc ngủ bình mình giữa khúc nhạc rừng của chim ca, gió hát:

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Vương quốc chúa sơn lâm từng ngự trị không chỉ nên thơ, hoang dại, hùng vĩ mà còn căng tràn nhựa sống. Biện pháp tu từ nhân hoá cùng việc sử dụng các từ ngữ tượng hình, tường thanh, tác giả đã dựng nên một bức tranh rừng buổi bình minh thật đẹp. Rừng hoan ca với đủ thanh âm và màu sắc, có ánh hồng của màu nắng lúc bình minh, có màu xanh bát ngát của núi rừng, có tiếng chim ca hót. Lời thở than cất lên từ câu hỏi tu từ một lần nữa là nỗi cảm thán, xót xa khi nhìn lại quá khứ. Sau những cơn mưa xối xả của đại ngàn đêm xuống, bình minh đến, ánh nắng của mặt trời buổi sớm mai hoà cùng thanh âm của cảnh vật làm cho khu rừng càng trở nên trong trẻo, sinh động hơn bao giờ hết. Giữa nắng mai đại ngàn, vạn vật thức giấc khởi đầu ngày mới, chúa sơn lâm lại một cõi đi vào giấc ngủ của mình sau đêm dài. Cái xôn xao, thanh âm rạo rực của vạn vật tạo nên bản nhạc du dương đưa hổ vào giấc ngủ "tưng bừng".

"Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?"

Khi hoàng hôn dần buông, mặt trời dần thay da đổi thịt, mang trên mình sắc máu gay gắt, rực rỡ. Hình ảnh "những chiều lênh láng máu sau rừng" gợi liên tưởng đến chiến thắng oanh liệt của chúa sơn lâm đồng thời cũng gợi ra sắc đỏ gay gắt, rực rỡ của ánh mặt trời cuối ngày. Thời điểm mặt trời khuất rạng cũng là khi hổ bắt đầu ngày lao động của mình. Đêm tối lạ lẫm và đầy sợ hãi kia thuộc hoàn toàn về nó. Đó là một không gian ngự trị "riêng phần bí mật" của chúa sơn lâm.

Hàng loạt những hình ảnh đầy đẹp đẽ, hào hùng được tác giả liệt kê, kết hợp với những câu hỏi tu từ và hàng loạt câu phủ định đã diễn tả niềm nuối tiếc khôn nguôi của chúa sơn lâm về một quá khứ đầy hủy hoàng, vinh quang và tự do. Để rồi, trong cơn sóng lòng, bật lên một tiếng khóc nghẹn đầy đau đớn:

"- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu!"

Điệp từ "nào đâu", "đâu" được sử dụng liên tiếp. Câu cảm thán "Than ôi!" đặt đầu câu càng khắc hoạ nỗi xót xa, đớn đau đến tận cùng của hổ khi phải đối mặt với những giả dối, tầm thường nơi thực tại, rời xa dĩ vãng huy hoàng của cuộc đời. thể hiện nỗi tiếc nuối khôn nguôi của cuộc đời.

Có thể khẳng định đoạn 3 là một trong những đoạn thơ hay nhất của bài. Nó không chỉ khắc họa được bức tranh tứ bình đầy màu sắc của chốn đại ngàn mà còn bộc lộ chân thực tâm trạng bất lực và khát vọng tự do mãnh liệt của hổ. Từ đó, gián tiếp thể hiện được nỗi lòng tác giả trước cảnh đất nước lầm than và nỗi niềm thiết tha với tự do.

---------------HẾT----------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/cam-nhan-ve-kho-tho-thu-3-bai-nho-rung-cua-the-lu-69325n.aspx
Bên cạnh bài Cảm nhận khổ 3 bài thơ Nhớ rừng, các em có thể tham khảo thêm một số tác phẩm cùng chủ đề như: Phân tích bức tranh tứ bình trong Nhớ rừng, Cảm nhận về khổ thơ cuối của bài thơ Nhớ rừng, Cảm nhận về bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ, Phân tích 2 khổ thơ đầu trong bài thơ Nhớ rừng hiểu thêm về những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ các em nhé.

Tác giả: Lê Thị Thuỷ     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích bức tranh tứ bình trong Nhớ rừng
Phân tích 2 khổ thơ đầu trong bài thơ Nhớ rừng
Cảm nhận về hình tượng con hổ trong bài thơ Nhớ rừng
Phân tích tâm trạng con hổ trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ
Phân tích nhân vật con hổ trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ
Từ khoá liên quan:

cam nhan ve kho tho thu 3 bai nho rung cua the lu

, phan tich kho 3 bai nho rung ngan gon hay nhat, viet doan van neu cam nhan ve kho 3 cua bai nho rung,

SOFT LIÊN QUAN
  • Cảm nhận khổ thơ cuối bài sang thu

    Văn mẫu hướng dẫn phân tích bài Sang Thu

    Khổ cuối bài thơ Sang thu được coi là kết tinh của những chiêm nghiệm, triết lí cuộc sống vô cùng sâu sắc của nhà thơ Hữu Thỉnh, vậy em có Cảm nhận khổ thơ cuối bài sang thu như thế nào, cùng viết bài văn ngắn để chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về đặc sắc nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ đó nhé.

Tin Mới