Cảm nhận đoạn trích Hai cây phong của Ai-ma-tốp

Hai cây phong là đoạn trích tiêu biểu trong truyện Người thầy đầu tiên của Ai-ma-top, cùng cảm nhận đoạn trích Hai cây phong của Aimatop để thấy được tình yêu thiên nhiên, tấm lòng gắn bó tha thiết với quê hương xứ sở của tác giả qua việc xây dựng hình tượng hai cây phong.
Mục Lục bài viết:
1. Bài mẫu số 1
2. Bài mẫu số 2
3. Bài mẫu số 3
4. Bài mẫu số 4

Đề bài: Cảm nhận đoạn trích Hai cây phong của Aimatop

cam nhan doan trich hai cay phong cua aimatop

4 bài văn  Cảm nhận đoạn trích Hai cây phong của Aimatop


1. Cảm nhận đoạn trích Hai cây phong của Aimatop, mẫu số 1:

Truyện ngắn Người thầy đầu tiên của nhà văn Ai-ma-tốp đã đưa chúng ta về với làng nhỏ Ku-ku-rêu của nước cộng hoà Cư-rơ-gư-xtan thuộc Liên-Xô (cũ). Câu chuyện về người chiến sĩ Hồng quân, đoàn viên thanh niên cộng sản Đuy-sen - người thầy đầu tiên đã trồng hai cây phong nhỏ cùng cô bé An-tư-nai thuở trước. Để bốn chục năm sau, cô bé đã là một viện sĩ danh tiếng, còn Hai cây phong đã trở thành một phần không thể thiếu trong ký ức làng quê của biết bao thế hệ dân làng Ku-ku-rêu.

Kỷ niệm gắn bó với hai cây phong được kể lại theo hai mạch dẫn lồng vào nhau: mạch dẫn chuyện trực tiếp của nhân vật "tôi" - một hoạ sĩ đã lớn lên từ chính mảnh đất này và mạch kỷ niệm của cả một thế hệ "chúng tôi". Ký ức thật đậm nét của tuổi thơ đã khiến cho người hoạ sĩ - nhân vật "tôi" đã tái hiện lại thật đẹp và xúc động hình ảnh hai cây phong - biểu tượng của quê hương, một mảnh hồn làng sống động.

Bắt đầu của những ký ức về làng quê là lời dẫn chuyện đưa người đọc trở về một nơi nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng, có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống . Ku-ku-rêu đã hiện ra với tất cả vẻ hoang sơ của thiên nhiên với thung lũng, thảo nguyên, rặng núi. Hai cây phong không phải là món quà của tự nhiên nhưng đã từ rất lâu, những đứa trẻ đã biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình. Để cũng rất tự nhiên, hình ảnh hai cây phong đã trở thành của riêng làng Ku-ku-rêu: "chúng luôn hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng đặt trên núi", trở thành mốc định hướng cho mọi người tìm đến.

cam nhan doan trich hai cay phong

Những bài Cảm nhận đoạn trích Hai cây phong của Aimatop hay nhất

Riêng đối với "tôi", "mỗi lần về quê, khi xuống xe lửa đi qua thảo nguyên về làng, tôi đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm hai cây phong thân thuộc ấy". Anh đã dành tình cảm đặc biệt với hai cây phong như với những người bạn, nhìn bằng cặp mắt chan chứa tình cảm yêu thương, nên dù khó nhìn đến mấy, anh bao giờ cũng cảm biết được chúng, lúc nào cũng nhìn rõ . Hai cây phong đã trở thành một phần tâm hồn của anh, chi phối cả niềm vui, nỗi buồn của người hoạ sĩ.

Bằng tình yêu ấy, anh đã tạo nên một bức tranh thật sinh động, đẹp đẽ. Một bức tranh ngân nga cả những giai điệu "tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất". Đoạn văn miêu tả hình ảnh hai cây phong đẹp như một bài thơ về một loài cây "có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu". Có lẽ chính tình yêu quê hương của người hoạ sĩ đã đem đến cảm giác choáng ngợp say sưa ấy: "Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng cũng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm chuyển qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào". Ngay cả khi thời tiết thay đổi khắc nghiệt, hai cây phong ấy vẫn như một con người bền bỉ kiên cường đối chọi với sức mạnh tàn phá của bão dông, "nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực". Cảm nhận của tuổi thơ đã được người họa sĩ ấy trân trọng gìn giữ, ngay cả khi khám phá ra điều bí ẩn về hai cây phong bằng những giải thích chính xác khoa học thì : "việc khám phá ra chân lí giản đơn ấy vẫn không làm tôi vỡ mộng xưa, không làm tôi bỏ mất cách cảm thụ của tuổi thơ mà tôi còn giữ đến tận ngày nay". Bởi lẽ cây phong ấy đã gắn với cả một thời tươi đẹp: "Tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy, bên cạnh chúng như một mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh...". Hình ảnh thời ấu thơ đã tạo thành không gian cổ tích rất riêng, phải chăng chính từ tình yêu và sự gắn bó với hai cây phong, đã làm cậu bé năm xưa lớn lên trở thành họa sĩ với mong muốn vẽ lại linh hồn nồng thắm của làng quê?

Hai cây phong ấy còn là kỷ niệm chung của chúng tôi - bọn con trai tinh nghịch ở làng Ku-ku-rêu, những người bạn cùng trang lứa của người họa sĩ. Đó là tất cả những ngày tháng được vui chơi, chạy nhảy giữa núi đồi rộng lớn , trong bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền của hai cây phong. Đẹp làm sao khoảnh khắc những cậu bé ấy được nâng lên cao từ những cành cao ngất, cao đến ngang tầm chim bay, một thế giới khác đã được mở ra, vượt ra khỏi giới hạn của làng quê Ku-ku-rêu nhỏ bé, "như có một phép thần thông nào vụt mở ra trước mắt chúng tôi cả một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng". Hai cây phong trở thành bệ đỡ, nâng cánh ước mơ cho những đứa trẻ, mở tầm nhận thức về một thế giới đầy những điều mới lạ cần khám phá, hướng về "những miền đất bí ẩn đầy sức quyến rũ lẩn sau chân trời xa thẳm biêng biếc kia". Cũng như bạn bè của mình, "tôi" - chú bé sau này là họa sĩ cũng trải qua cảm giác "tim đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng, rồi trong tiếng xào xạc không ngớt ấy, tôi cố hình dung ra những miền xa lạ kia". Hai cây phong đã trở thành người bạn lớn, người bạn tâm tình thân thiết đem lại những niềm vui vỡ oà hạnh phúc cho tuổi thơ.

Khi hưởng thụ niềm vui trong bao tháng ngày hồn nhiên thơ mộng bên hai cây phong ấy, không cậu bé nào đặt câu hỏi về người đã vun mầm, ấp ủ những niềm hi vọng, đem lại hạnh phúc tuổi thơ. Đó cũng là điều bình thường với bất cứ em bé nào. Hai cây phong của người chiến sĩ Hồng quân, đoàn viên thanh niên cộng sản Đuy-sen đã cùng trồng với em bé khốn khổ An-tư-nai trong những ngày làng Ku-ku-rêu còn chìm đắm trong lạc hậu tối tăm và những hủ tục còn đè nặng trong đời sống dân làng những năm đầu sau cách mạng tháng Mười đã trở thành chứng nhân cho sự lớn khôn của bao thế hệ. Bản thân người thầy đầu tiên ấy vẫn ở lại với làng, đã trở thành một ông lão đưa thư mẫn cán Đuy-sen, thế nhưng khi các em bé gọi quả đồi có hai cây phong là "Trường Đuy-sen" như bao dân làng, có mấy ai còn nhớ ông lão ấy chính là thầy Đuy-sen, người đem đến ánh sáng cách mạng góp phần xoá tan đi bóng tối cho bao cuộc đời? Hai cây phong còn là minh chứng cho sự hy sinh lặng thầm của những người cộng sản trẻ tuổi đã không ngại ngần cống hiến thời thanh xuân tươi đẹp cho quê hương thay da đổi thịt. Tình cảm yêu mến hai cây phong của "tôi", của "chúng tôi", của những người dân làng Ku-ku-rêu khiến chúng ta trân trọng chính là vì hai cây phong ấy gắn với câu chuyện về một con người cao đẹp, người thầy giáo không có bằng sư phạm nhưng đã vun trồng bao ước mơ, hi vọng cho những trò nhỏ của mình.
 

2. Cảm nhận đoạn trích Hai cây phong của Ai-ma-tốp, mẫu số 2:

"Hai cây phong" là phần đầu của truyện "Người thầy đầu tiên" của nhà văn xứ Cư-gơ-rư-xtan - một nước Cộng hòa ở vùng Trung Á thuộc Liên Xô trước đây. Bài văn có hai mạch kể và tả xen lẫn vào nhau rất nhuần nhuyễn tạo nên một sắc thái đặc biệt về cảm nhận.

Trước hết, bằng lối miêu tả đầy xúc động của một tâm hồn nhạy cảm, người kể chuyện tự giới thiệu mình là họa sĩ. Bức tranh vẽ giữa ngọn đồi có hai cây phong. Tuy nhiên đây không phải là nét vẽ bằng cây cọ, mà bằng lời kể và tả thật duyên dáng, sâu lắng.

Bức tranh ấy chỉ thể hiện lên mỗi lần "chúng tôi" (lời xưng hô của chủ thể trữ tình) đi xa và nghĩ thầm với một nỗi buồn da diết: "Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy? Mong sao chóng về đến làng, chóng lên đồi mà đến với hai cây phong!".

Như vậy, cảnh sắc quê hương được cảm nhận bằng những hình ảnh đậm nhạt, cao thấp, xa gần, khác nhau. Đó là tâm tình của người họa sĩ tài hoa trước phong cảnh đầy cảm xúc dâng trào.

cam nhan hai cay phong cua ai ma top

Bài văn Cảm nhận đoạn trích Hai cây phong của Ai-ma-tốp ngắn gọn

Nhưng ở một góc độ cảm nhận, tác giả (nhân vật trữ tình) đã kết hợp tự sự với miêu tả và biểu cảm tạo nên sức hút kì lạ. Bởi vì người kể đã khơi dậy hoài niệm của tuổi thơ.

Đó là vào năm học cuối cùng, bọn trẻ đã reo hò, huýt còi ầm ĩ rồi công kênh nhau bám vào các mắt mấu của hai cây phong mà leo lên. Quên làm sao được "lũ nhóc đi chân đất" ấy "làm chấn động cả vương quốc loài chim" ở trên "những cành cao ngất". Ôi, ở đây, "bọn nhóc" còn vô cùng sung sướng ngắm nhìn cảnh vật một cách vừa trịnh trọng, vừa yêu thương.

Chúng giương hết tầm mắt nhìn vào nơi xa biêng biếc của thảo nguyên. Chúng "nép mình ngồi trên các cành cây lắng nghe tiếng gió ảo huyền và tiếng lá cây đáp lại lời gió...". Hai cây phong đã làm cho tuổi thơ rạo rực, bị quyến rũ về vẻ đẹp vừa uy nghi vừa hoang sơ của nó.

Như vậy, đoạn trích Hai cây phong chan chứa một thi vị của quê hương. Nghệ thuật tả và kể của bài văn đã làm cho mạch kể hết sức sinh động.

Đoạn văn thể hiện tâm hồn riêng của hai cây phong là hay nhất, rung động nhất. Đoạn trích chính là một bài ca về tình nghĩa quê hương và về người thầy vĩ đại đã "trồng cây và trồng người".
 

3. Cảm nhận đoạn trích Hai cây phong của Ai-ma-tốp, mẫu số 3:

Chúng ta được biết truyện vừa Nỵười thầy đầu tiên là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà vãn nước Cộng hoà Cư-rơ-gư-xtan Ai-ma-tốp. Tác phẩm viết về tình thầy trò cao đẹp, từ đó ca ngợi sức sống dẻo dai, sự vươn lên mạnh mẽ của một lớp người tuổi trẻ trên đất nước Cư-rơ-gư-xtan những năm hai mươi của thế kỉ trước. Tiêu biểu cho lớp người ấy là thầy giáo Đuy-sen và cô học trò An-tư-nai. Trong truyện có chi tiết đặc sắc: Một hôm thầy Đuy-sen mang về trường hai cây phong và nói với An-tư-nai : "Hai cây phong này, thầy mang về cho em đây. Chúng ta sẽ cùng trồng. Và trong khi chúng lớn lên, ngày một thêm sức sống, em sẽ trưởng thành, em sẽ là một người tốt...". Qua thời gian học tập, rèn luyện và đấu tranh, cô bé An-tư-nai nghèo khổ đã trở thành một Viện sĩ khoa học tài giỏi. Cũng qua thời gian và mưa nắng, hai cây phong cũng lớn dần lên thành hai cây cổ thụ đứng sừng sững ở đầu làng, đem lại cho dân làng, nhất là cho các em nhỏ, thế hộ sau của thầy trò Đuy-sen biết bao niềm vui trong sáng. Đoạn trích Hai cây phong, thuộc phần đầu tiên của thiên truyện Người thầy đầu tiên đưa người đọc vào thời gian hiện tại sau rất nhiều năm thầy Đuy-sen dạy và cô bé An-tư-nai học tập. Tuy không được biết những nội dung, ý nghĩa cụ thể của tác phẩm, nhưng đọc đoạn trích mà sách Ngữ vân 8 giới thiệu, chúng ta vẫn cảm nhận được một phần tài năng sáng tạo của nhà văn, vẻ đẹp đặc sắc của hình ảnh hai cây phong, nhất là vẻ đẹp tâm hồn của lớp trẻ, sự gắn bó giữa cãy và người thuộc thế hộ nối tiếp bước đi của Người thầy đầu tiên. "Ngọn cây và tầm nhìn", phải chăng đấy là ý nghĩa bao trùm mà người đọc có thể cảm nhận được từ đoạn trích này.

Đoạn văn được viết bàng ngòi bút miêu tả xen lẫn tự sự, thời gian hiện tại xen lẫn hồi tưởng quá khứ, nhân vật "chúng tôi" song song, đổng hiện với nhân vật "tôi" cùng tâm sự, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc với người đọc. Do đó, ngổn từ, hình ảnh cứ chấp chới bay lượn, lúc ẩn, lúc hiện, lúc thực, lúc mờ rất thú vị. Hình ảnh hai cây phong hiện lên, những trò vui tuổi trẻ được kể lại, những cảm xúc dạt dào, những suy nghĩ lắng sâu,... từng dòng, từng dòng ngân lên.

Những vẻ đẹp của hai cây phong:

Từ mở đầu đến "... mọi làn gió nhẹ thoảng qua". Hoá thân vào nhân vật "tôi", người hoạ sĩ, nhà văn vẽ lại hình ảnh hai cây phong bằng từ ngữ, câu vãn đầy chất tạo hình và giàu chất nhạc. Mở đầu là hình ảnh hai cây phong lớn, hiên ngang đứng giữa ngọn đồi đầu làng, từ xa nhìn lại ngỡ như thấy "những ngọn hải đăng đặt trên núi". Ngọn hải đăng đứng bên bờ biển toả ánh sáng soi đường, dẫn dắt những con tàu cập bến. Còn hai cây phong kia cũng đã từng làm nhiệm vụ chi lối dẫn đường cho biết bao nhiêu người con của làng Kur-ku-rêu hướng về, tìm về quê hương. Nghệ thuật so sánh của nhà văn thật có ý nghĩa. Vì thế cứ mỗi lần về quê, tôi - người hoạ sĩ, người kể chuyện - xác định "bổn phạn đầu tiên là từ xa dưa mát tìm hai cây phong thân thuộc". Và cứ mỗi lần như thế, tôi lại mong sao chóng về tới làng, chóng được lên đồi đến với cây, "dứng dưới gốc cây để nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất".

trinh bay cam nhan cua em ve doan trich hai cay phong

Cảm nhận đoạn trích Hai cây phong của Ai-ma-tốp, văn mẫu tuyển chọn

Vậy là, bên cạnh hình ánh hai cây phong đứng sừng sững, hiên ngang trên đồi cao như một biểu tượng của hồn vía quê hương là hình ảnh một con người yêu quê hương da diết. Nhờ tình yêu ấy mà tôi, nhún vật kể chuyện nghe được "tiếng nói riêng", "những lời ca êm dịu" của hai cây phong, hai sinh thể sống động như con người. Tác giả đã hoá thân vào nhân vật để kể chuyện, để miêu tả với hàng loạt những liên tưởng, so sánh, nhân hoá âm thanh, tiếng nói của cây phong. Dù ban ngày hay ban đêm, "chúng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào...", có lúc "như một làn sóng thuỷ triều dâng lên vồ vào bãi cát..., có lúc "thì thầm... nồng thắm như một đốm lửa vô hình", có lúc "khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào...". Và khi mây đen kéo đến thì hai cây phong "nghiêng ngả tấm thàn dẻo dai và reó vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực". Phải mang một tâm hồn nghệ sĩ hài hoà hai tố chất - tố chất hội hoạ và tố chất âm nhạc, nhân vật tôi * mới có thể vẽ lại được những đường nét, sắc màu, nghe lại được những âm thanh trầm bổng, thấm đượm hơi lửa nồng ấm, đắm say của những vẻ đẹp mà hai cây phong đã phô ra, đã truyền tới. Rõ ràng, qua cảm nhận cùa người nghệ sĩ, hai cây phong đã hiện lên với hình hài cao lớn, hiên ngang, với đường nét lá cành uyển chuyển, nhất là với tiếng reo đa thanh... đẹp kì diệu. Đó là hình ảnh của quê hương, cũng là biểu tượng cho sức sống mạnh mẽ mà dẻo dai, kiêu hùng bất khuất mà dịu dàng thân thương của những con người nơi đây. Khi người hoạ sĩ đứng dưới gốc cây "nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngày ngất", tình yêu quệ hương trong tâm hồn anh - nhà vãn Ai-ma-tốp, ngất ngây hoà quyện cùng đất trời, cây lá, con người quê hương. Đoạn văn xuôi có nhiều hình ảnh, từ ngữ tượng hình, tượng thanh sinh động, truyền cảm hấp dẫn như một bài thơ, một khúc hát vậy.

Vẻ đẹp tâm hồn tuổi trẻ:

Chuyển xuống đoạn sau (từ câu "Những việc khám phá..." đến hết bài), ngôn ngữ lời văn cũng chuyển đổi, từ hiện tại tới cách cảm nhận của một người dã trưởng thành trở lại với những kỉ niệm tuổi thơ đầy mơ mộng. Ngỡ như chính Ai-ma-tốp đang bé lại để sống lại một kỉ niêm tuyệt vời. Vào một ngày nào dó của nãm học cuối cùng trước khi nghỉ hè, "tôi" -người kể chuyện - lên cao, cao nữa, cao mãi, có lẽ cao tới gần ngọn cây. "Và chúng tồi, lũ nhóc con đi chân đất... trèo lên cao làm chấn động vương quốc loài chim". Một lời kể, một nhận xét thật ngây thơ mà thú vị ! Các cậu bé giống những chú chim non đã chiếm lĩnh vương quốc này, vòm cây xanh, bầu trời rộng. Nhờ đó, từ độ cao "ngang tầm cánh chim bay", các cậu bé đã nhìn thấy cả một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng. Đến những dòng này, nhân vật "tôi" mờ đi, để "chúng tôi" hiện lên choán lấy tất cả. Tại sao như thế ? Phải chăng nhà văn muốn thay đổi điểm nhìn, hoá thân thực sự vào thế giới tuổi thơ để cảm nhận những vẻ đẹp thơ mộng của quê hương mình. Làng Ku-ku-rêu trên đất nước Cư-rơ-gư-xtan đã hiện lên dưới những đôi mắt trẻ thơ như thế nào ? Này dây, "đất rộng bao la làm chúng tôi sửng sốt". Này đây, "chuồng ngựa của nông trang mà chúng tôi vẫn coi là toà nhà rộng lớn nhất trên thế gian... chỉ như căn nhà xép bình thường". Phía xa là dải thảo nguyên hoang vu mất hút trong làn sương mờ đục. Và xa hơn nữa là những con sông, "những dòng sông lấp lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạc mỏng manh...". Thú vị biết bao, nhờ vị trí trên caọ của hai cây phong, các chú bé đã "thu vào tầm mắt muôn trùng nước non" đúng như ý thơ của Hồ Chí Minh trong một bài thơ nhiều người biết đến. Và cũng từ vị trí ngọn cây như thế, các cậu bé được sống trong những phút giây ngây ngất, hạnh phúc. "Chúng tôi nép minh ngồi trên các cành cây suy nghĩ... Chúng tôi ngồi nép trên các cành cây, lắng nghe...". Quả thật, trong những phút giây ấy, ở những đỉnh cao ấy, tầm nhìn của tuổi thơ được mở rộng, chiều suy nghĩ được khơi sâu, cả tâm hồn và trí tuệ như đang cùng cất cánh đê cảm nhận biết bao vẻ đẹp rộng dài, lắng nghe biết bao âm thanh huyền ảo, suy nghĩ và mộng mơ, khát vọng biết bao điều thiêng liêng, kì thú. Nói khác đi, nhờ hai cây phong lớn cao, vững vàng nâng đỡ, dìu dắt lên tận đỉnh ngọn, những chú bé làng Ku-ku-rêu ấy mới được mở rộng tầm nhìn, vươn tới bao nhiêu điều bổ ích. Trong dó, có lẽ điều bổ ích nhất là giàu có thêm tâm hồn và trí tuệ. Chí bằng một kí niệm tuổi thơ cụ thể của một nhân vật cụ thể, nhà văn đã đánh thức trong người đọc chúng ta biết bao kỉ niệm êm đềm, thân thương về quc hương, về đất nước, khi còn ấu thơ cũng như lúc đã về già. Đến phần cuối đoạn văn, nhân vật kể chuyện lại thêm một lần chuyển giọng. Từ "chúng tôi", nhân vật xưng "tôi". ''Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào, tim đập rộn ràng vì thảng thốt... hình dung ra những miền đất xa lạ kia... Chỉ có một điều tôi chưa hổ nghĩ đến : ai là người đã trổng hai cây phong trên đồi này... Ọuả đồi có hai cây phong ấy, không biết vì sao ở làng tôi họ gọi là Trường Đuy-sen...". Đây chính là những dòng văn dẫn vào câu chuyện kê về những con người kì diệu của quê hương mình. Đật ở vị trí kết thúc vãn bản Hai cây phong này, đây lại là những tâm niệm của người hoạ sĩ khi được gặp lại hai cây phong, được sống lại tuổi thơ mộng mơ, lãng mạn đe rồi luôn nhớ tới và biết ơn lớp người đi trước, mở đường và gieo trồng những hạt giống, vun xới cho cây cối, giáo dục, thức tỉnh con người lớn lên. Đó là điều tâm niệm của một tấm lòng nhân hậu, biết "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", đáng yêu quý, trân trọng. Vậy là, từ sự cảm nhận những vẻ dẹp của hai cây phong, người hoạ sĩ đã kê về một kỉ niệm tuổi thơ không kém phần tươi đẹp mà giàu ý nghĩa : ngọn cây và tầm nhìn. Cây càng vươn cao bao nhiêu, càng đón được nhiều gió bấy nhiêu. Con người càng vươn cao, trướng thành bao nhiêu, tầm mắt càng mở rộng bấy nhiêu, nhưng đừng bao giờ quên cội nguồn, gốc rẻ...

Tóm lại, trong bài Hai cây phong, trích truyện Người thầy đầu tiên của nhà văn Ai-ma-tốp, hai cây phong được miêu tả hết sức sinh động qua cái nhìn và những hổi tưởng tuổi thơ đầy mơ mộng và lắng sâu của một hoạ sĩ, Từ đó, nhà vãn đánh thức nơi tâm hổn chúng ta tình yêu quê hương, lòng biết ơn các bậc tiền bối đã trồng cây vun xới những mầm xanh cây lá và giáo dục, dìu dắt thế hệ trẻ trưởng thành. Đọc và suy ngẫm về hình ảnh hai cây phong của xứ người, chúng ta không khỏi nhớ tới những cây đa, những rặng trâm bầu, những luỹ tre làng Việt Nam chúng ta. Ấy là hồn quê hương, là cội nguồn của đất nước, của dán tộc và của mỗi người chúng ta.
 

4. Cảm nhận đoạn trích Hai cây phong của Ai-ma-tốp, mẫu số 4:

Đây là câu chuyện kể của nhà văn Ai-ma-tốp về quê hương mình ở Cư- nơ-gư-xtan, một vùng quê hẻo lánh ở Trung Á thuộc Liên Xô cũ.

Có thể nói nhân vật xưng 'tôi' - người kể chuyện - là chính nhà văn (?! ) - vơi cái tài kể chuyện qua miêu tả, nhân vật trữ tình xưng 'tôi' đã làm sống dậy một kỉ niệm xa xưa. Hai cây phongtrở thành một biểu tượng đặc biệt của một vùng quê.

Nhân vật trữ tình như phân thân thành hai tâm hồn: một là hoạ sĩ, một là con người xứ Ku-ku-rêu? Thật ra ở đây ta chỉ nghe thấy lời kể, lời tả, nói lên cảm xúc của chủ thể trữ tình.

Nhưng qua nội dung bài văn ta có thể hiểu 'Hai cây phong'mọc giữa một ngọn đồi như một bức tranh có cảnh gần như 'chúng hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng đặt trên núi... 'Và có cảnh xa như: 'đứng xa thế cũng khó lòng trông thấy ngay được, nhưng tôi thì bao giờ cũng cảm biết được, chúng lúc nào nhìn cũng rõ... 'trong mạch kể chuyện xưng 'chúng tôi' có sự thu hút rất mạnh mẽ đối với bọn trẻ.

Đó là vì vào những năm học cuối cùng các cậu nhỏ đã sống thật đẹp đẽ với hai cây phong!

cam nghi ve doan trich hai cay phong

Cảm nhận đoạn trích Hai cây phong của Ai-ma-tốp

Các cậu reo hò huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi để trèo lên hai cây phong, trèo lên để hưởng cái không khí trong 'bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền'. Cắccậu đã 'công kênh nhau bám vào các mắt mấu và cành cây trèo lên cao làm chấn động cả vương quốc loài chim'

Rồi, chẳng phải chỉ có thế, các cậu còn leo cao lên nữa, cao mãi, để thi nhau về lòng can đảm và ai khéo hơn ai! ở cái độ cao ấy các cậu sửng sốt rồi nín thở để nhìn 'phía sau làng là dải thảo nguyên hoang vu trong làn sương mờ đục '.

Cách viết này không chỉ thông qua cái nhìn của người hoạ sĩ, mà cầu chuyện còn được khơi dậy trong lòng các cậu học trò của cái thời còn thích trèo cây, khám phá thế giới chim muông và làng xóm từ trên cành cao!

Thuở ấy, các cậu chưa hề nghĩ đến ai là người đã trồng hai cây phong ấy trên đồi cao. Bây giờ thì ai cũng biết đó là cây phong do thầy Đuy-sen và em học sinh gái An-tư-nai trồng để gửi vào đó một ước mơ trong truyện 'Người thầy đầu tiên'.

Tuy vậy, nếu ta đi theo mạch kể của người kể xưng 'tôi' thì qua cảnh vật, nhân vật chủ thể trữ tình đã bộc lộ khá sâu xắc cảm xúc của mình. Đó là mỗi khi đi xa trở về trong lòng luôn nghĩ thầm: 'Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy? Mong sao chóng về tới làng, chóng lên đồi mà đến với hai cây phong! Rồi sau đó cứ đứng dưới gốc cây để nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất'.

Rõ ràng đây là một cảm xúc hồn nhiên trỗi dậy theo mạch kể của một con người có tấm lòng sâu nặng đối với kỉ niệm của quê hương.

Người kể thú nhận: 'Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn - chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng chan chứa những lời ca êm dịu'.

Từ những cảm nhận ấy ' người kể' miêu tả sự xao động của hai cây phong ở ban ngày, trong đêm, những lúc bầu trời êm ả, và lúc trời bão dông xô cành, bứt lá...

Đây là một đoạn đặc tả đầy ấn tượng của hai cây phong mà chỉ có ngườixem nó như thân thiết, ruột thịt mới có thể nói như vậy. Bởi vì người kể chuyện đã khám phá ra cái chân lí đơn giản là hai cây phong đứng trên đồi cao lộng gió nên nó thu vào mình cái không khí xao động rồi trăn trở, thở dài... Nhưng người kể vẫn thấy cho đến tận ngày nay ở nó một vẻ sinh động khác thường, vì tuổitrẻ vẫn để lại nơi này như mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh.

Em có thể học thuộc lòng những dòng viết dưới đây để coi đó là sự cảm nhận chân thực sau khi đọc xong bài 'Hai cây phong'. Bởi vì trong mạch kể xen lẫn tả này, hai cây phong hiện lên hết sức sống động: 'Thuở ấy, chỉ có một điều tôi chưa hề nghĩ đến: ai là người đã trồng hai cây phong trên đồi này? Người vô danh ấy đã ước mơ gì, đã nói những gì khi vùi hai gốc cây xuống đất, người ấy đã ấp ủ những niềm hi vọng gì khi vun xới chúng nơi đây, trên đĩnh đồi cao này'.

------------------HẾT----------------------

Trên đây là phần Cảm nhận đoạn trích Hai cây phong của Aimatop bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Soạn bài Hai cây phong và cùng với phần Giới thiệu về tác giả Ai-ma-tốp và văn bản Hai cây phong để học tốt môn Ngữ Văn lớp 8 hơn.

https://thuthuat.taimienphi.vn/cam-nhan-doan-trich-hai-cay-phong-cua-aimatop-39268n.aspx

Tác giả: Nguyễn Thành Nam - NTN     (4.0★- 14 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Cảm nhận về bài Hai cây Phong
Tóm tắt Hai cây phong
Tóm tắt và nêu bố cục văn bản Hai cây phong
Soạn bài Hai cây phong của Ai-ma-tốp
Phát biểu cảm nghĩ về đoạn trích Nỗi oan hại chồng
Từ khoá liên quan:

cam nhan doan trich hai cay phong cua ai ma top

, trong doan trich hai cay phong ai da trong hai cay phong ay va gui vao do uoc mo gi, tinh yeu que huong qua van ban hai cay phong,

SOFT LIÊN QUAN
  • Viết đoạn văn tả lá, thân hay gốc của một cây mà em yêu thích

    Miêu tả loài cây mà mình yêu thích

    Viết đoạn văn tả lá, thân hay gốc của một cây mà em yêu thích là đề bài tập làm văn trong chương trình tiếng việt lớp 4. Các em học sinh có thể tham khảo những bài văn mẫu hay nhất viết đoạn văn tả lá, thân hay gốc của m ...

Tin Mới