Cảm nghĩ bài thơ Chuyện cổ nước mình hay nhất

Bài thơ Chuyện cổ nước mình nằm trong chủ điểm Miền cổ tích sách Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo, học kì I. Dưới đây là bài văn mẫu nêu Cảm nghĩ bài thơ Chuyện cổ nước mình hay nhất do Taimienphi.vn biên soạn. Các em hãy tham khảo để có thêm định hướng làm bài.

Cảm nghĩ bài thơ Chuyện cổ nước mình

cam nghi bai tho chuyen co nuoc minh hay nhat

Viết đoạn văn khoảng 5 7 câu nêu suy nghĩ về bài học rút ra từ bài thơ chuyện cổ nước mình


I. Dàn ý cảm nghĩ bài thơ Chuyện cổ nước mình:

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu cảm xúc khái quát về bài thơ.

2. Thân bài:

* Cảm xúc về nội dung:

- Bài thơ gửi đến thông điệp về giá trị to lớn và sức sống bền bỉ của chuyện cổ trong việc lưu giữ lịch sử, văn hóa, văn học,...

+ Lí do tác giả yêu chuyện cổ: "nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa".

+ Chuyện cổ giúp con cháu tìm hiểu về phong tục tập quán, văn hóa của cha ông mình: "Ở hiền thì lại gặp hiền/ Người ngay thì gặp người tiên độ trì", "Thị thơm thị giấu người thơm/ Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà",...

* Phân tích về nghệ thuật:

- Thể thơ lục bát truyền thống.

- Biện pháp ẩn dụ "người thơm".

- Ngôn từ tinh tế, hình ảnh thơ quen thuộc, gần gũi.

3. Kết bài:

- Khái quát cảm xúc về tác phẩm.

Viet doan van neu cam nhan cua em ve bai tho Chuyen co nuoc minh

Văn mẫu Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài thơ Chuyện cổ nước mình điểm cao


II. Bài văn mẫu cảm nghĩ bài thơ Chuyện cổ nước mình:

Lâm Thị Mỹ Dạ là nhà thơ nữ độc đáo của nền thơ ca Việt Nam đương đại. Bà được nhà nước trao tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007. Nhận xét về Lâm Thị Mỹ Dạ, nhà thơ Ngô Văn Phú nói rằng: "Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ hay ở những chỗ bất thần, ngơ ngác và những rung cảm đầy nữ tính". Bằng tình yêu với những câu chuyện kể dân gian, bà đã sáng tác nên bài thơ "Chuyện kể nước mình" in trong "Tuyển tập" xuất bản năm 2011 và để lại trong em rất nhiều ấn tượng.

Thông qua những câu lục bát tâm tình, nhà thơ gửi đến thông điệp về giá trị to lớn và sức sống bền bỉ của chuyện cổ trong việc lưu giữ lịch sử, văn hóa, văn học,... Điều khiến tác giả đặc biệt yêu thích chuyện cổ bởi "Tôi yêu chuyện cổ nước tôi/ Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa/ Thương người rồi mới thương ta/ Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm." Qua lời khẳng định này, em có thể cảm nhận được ý nghĩa ẩn sau mỗi câu chuyện cổ. Tất cả đều hướng con người đến lối sống hướng thiện, có tình, có nghĩa. Chuyện cổ nuôi dưỡng, bồi đắp lòng nhân ở mỗi người, là hành trang không thể thiếu suốt thuở ấu thơ "Mang theo chuyện cổ tôi đi/ Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa/ Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa/ Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi".

Không những vậy, chuyện cổ trở thành sợi dây vô hình gắn kết giữa các thế hệ với nhau:

"Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình"

Biện pháp so sánh trong hai câu thơ "Đời cha ông với đời tôi/ Như con sông với chân trời đã xa" được tác giả sử dụng góp phần diễn tả sự xa cách, khác biệt thế hệ như khoảng cách giữa con sông với chân trời. Dẫu trải qua hàng ngàn năm, thế hệ "người xưa" đã đi xa nhưng những câu chuyện cổ sẽ mãi là phương tiện để con cháu ngày nay tìm hiểu về phong tục tập quán, đời sống sinh hoạt của cha ông mình.

Đọc những câu thơ tiếp theo, câu chuyện về "Sự tích trầu cau", "Tấm Cám",... luôn hiện diện trong tâm trí em:

"Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang
Thị thơm thì giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì
Tôi nghe chuyện cổ thầm thì
Lời cha ông dạy cũng vì đời sau
Đậm đà các tích trầu cau
Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người."

Từng câu chuyện đều lồng ghép những bài học ý nghĩa, khuyên dạy con người về cách cư xử rộng rãi, vị tha. Nhắc đến "thị thơm" ta nhớ ngay đến truyện "Tấm Cám" với hình ảnh cô Tấm xinh đẹp, hiền lành. Từ "thơm" trong câu "Thị thơm thì giấu người thơm" dùng để chỉ những người có phẩm chất tốt đẹp với tấm lòng thơm thảo được mọi người yêu mến và để lại tiếng thơm muôn đời. Không những vậy, chuyện cổ còn giáo dục con người về thái độ "ba phải", không có chủ kiến qua câu "Đẽo cày theo ý người ta/ Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì". Thông qua những tích đó, tác giả nhấn mạnh bài học "ở hiền gặp lành" vốn dĩ đã rất quen thuộc với chúng ta.

Cuối cùng, tác giả khẳng định tình cảm của bản thân đối với chuyện cổ:

"Sẽ đi qua cuộc đời tôi
Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi.
Nhưng bao chuyện cổ trên đời
Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm."

Bà luôn yêu thích, say mê với kho tàng văn học dân gian. Dù đi qua bao năm tháng, dù già nua hay trẻ tuổi thì những câu chuyện cổ luôn có sức hấp dẫn mạnh mẽ bởi những giá trị nhân văn mà nó đem lại cho mỗi người. Bốn dòng thơ không chỉ là lời khẳng định của tác giả về sức sống bền bỉ của các câu chuyện cổ sẽ luôn sống mãi trong tim, tâm tưởng người dân mà còn gửi gắm, mong muốn mỗi người hãy biết lưu giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị đẹp đẽ mà cha ông để lại.

Để làm nên thành công cho bài thơ, ta không thể nào bỏ qua những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật. Tác giả sử dụng thể lục bát truyền thống với hình ảnh thân thuộc, bình dị cùng biện pháp ẩn dụ "người thơm" đã góp phần bày tỏ tình yêu đối với các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bài thơ không chỉ là lời nhắc nhở mọi người phải giữ gìn, trân quý những câu chuyện cổ mà cần lưu truyền chúng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Em vô cùng yêu thích vẻ đẹp của bài thơ.

.....................................................HẾT.................................................

https://thuthuat.taimienphi.vn/cam-nghi-bai-tho-chuyen-co-nuoc-minh-hay-nhat-71659n.aspx
Bài thơ Chuyện cổ nước mình đã đem lại cho em rất nhiều cảm xúc đúng không nào? Dàn ý và bài văn mẫu trên sẽ là những gợi ý quan trọng giúp em có thể viết được bài viên nêu cảm nhận về một tác phẩm thơ. Ngoài bài viết trên, em hãy tha, khảo một số bài văn mẫu lớp 6 khác như:
Chuyện cổ nước mình: Thể thơ, phương thức biểu đạt, nội dung, nghệ thuật, bài học rút ra
- Soạn bài Chuyện cổ nước mình
- Tóm tắt Chuyện cổ nước mình

Tác giả: Phạm Nhất Vương     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Giải Toán lớp 6 sách Chân trời sáng tạo
Cảm nhận Chiếc lá đầu tiên hay nhất
Cảm nghĩ về tác phẩm Việt Nam quê hương ta
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo
Cảm nhận bài thơ Nắng mới, bài văn mẫu hay nhất, ngắn gọn
Từ khoá liên quan:

Cam nghi bai tho Chuyen co nuoc minh hay nhat

, Viet doan van neu cam nhan cua em ve bai tho Chuyen co nuoc minh, Viet doan van khoang 5 7 cau neu suy nghi ve bai hoc rut ra tu bai tho chuyen co nuoc minh,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ Sách Chân trời sáng tạo

    File sách mềm Chân trời sáng tạo cho học sinh

    Bộ Sách Chân trời sáng tạo là một trong những bộ sách giáo khoa mới được phát triển theo chương trình mới do Nhà xuất bản Giáo dục đưa ra. Tương tự như các bộ sách khác, bộ sách giáo khoa Chân trời sáng tạo này cũng được ...

Tin Mới