Bài thơ Quê hương: thể loại, tóm tắt, bố cục, nội dung, nghệ thuật

Quê hương là một bài thơ tiêu biểu của tác giả Tế Hanh. Tham khảo Bài thơ Quê hương: thể loại, tóm tắt, bố cục, nội dung, nghệ thuật, trang 73, Ngữ văn 7, Kết nối tri thức, học kì I dưới đây để nắm chắc những kiến thức quan trọng của văn bản này.

Bài thơ Quê hương: thể loại, tóm tắt, bố cục, nội dung, nghệ thuật

bai tho que huong the loai tom tat bo cuc noi dung nghe thuat

Soạn bài Bài thơ Quê hương

 

I. Tác giả Tế Hanh (1921 - 2009)

- Quê hương: Tế Hanh sinh ra tại một làng chài ven biển của tỉnh Quảng Ngãi.
- Thơ ông luôn giàu cảm xúc, lời thơ giản dị, giàu hình ảnh; giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng.
- Một số tập thơ tiêu biểu: "Hoa niên", "Lòng miền Nam", "Hai nửa yêu thương",...
 

II. Tác phẩm Quê hương

 

1. Thể thơ

- Thể thơ của "Quê hương": tám chữ.
 

2. Xuất xứ bài thơ Quê hương

- Trước đó, bài thơ được rút từ tập "Nghẹn ngào" (1929), sau này in lại trong tập "Hoa niên" (1945).
- Văn bản trong SGK được trích từ "Thi nhân Việt Nam" (2006), NXB Văn học.
 

3. Phương thức biểu đạt của bài thơ Quê hương

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.
 

4. Tóm tắt bài thơ Quê hương

Bài thơ "Quê hương" đã mở ra khung cảnh tươi đẹp của một làng chài ven biển. Trong bức tranh đẹp đẽ ấy, con người hiện lên nổi bật với sự khỏe khoắn, hăng hái lao động. Họ hào hứng ra khơi, đánh bắt những mẻ cá tươi ngon. Thông qua những hình ảnh ấy, tác giả đã bộc lộ tình yêu, nỗi nhớ thương quê nhà da diết.
 

5. Bố cục

- Bố cục bài thơ "Quê hương": 4 phần:
+ Phần 1: (khổ đầu): giới thiệu về làng chài.
+ Phần 2: (khổ 2): cảnh người dân ra khơi đánh cá.
+ Phần 3: (khổ 3): cảnh người dân đánh bắt trở về.
+ Phần 4: (khổ cuối): nỗi nhớ làng chài, nhớ quê hương da diết.
 

6. Giá trị nội dung bài thơ Quê hương

Bài thơ đã phác họa sinh động khung cảnh cùng không khí lao động của người dân ở làng chài ven biển. Từ đó, nhà thơ bộc lộ tình cảm yêu mến, nhớ thương quê hương tha thiết.
 

7. Giá trị nghệ thuật bài thơ Quê hương

- Giọng thơ sâu lắng, thiết tha.
- Sử dụng các hình ảnh gần gũi, thân thuộc.
- Sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng", nhân hóa "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm"...
Nghe thuat cua bai tho Que huong

Bài thơ Quê hương: thể loại, tóm tắt, bố cục, nội dung, nghệ thuật

 

III. Dàn ý chi tiết Quê hương

 

1. Giới thiệu về làng chài

- Bằng lời thơ mộc mạc, giản dị, hai câu thơ đầu đã trực tiếp mở ra cảnh:
+ Quê hương của tác giả làm nghề chài lưới.
+ Làng của tác giả cách biển nửa ngày sông.
-> Lời giới thiệu toát lên từ tấm lòng tự hào, yêu mến quê hương.
 

2. Cảnh người dân ra khơi đánh cá

- Thời gian: vào buổi sáng "khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng" -> mở ra cảnh sắc tươi đẹp của một ngày lao động.
- Người lao động: "dân trai tráng" -> những người có vóc dáng khỏe khoắn, mạnh mẽ.
- Phương tiện đánh bắt: chiếc thuyền: "như con tuấn mã", "phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang" -> tác giả sử dụng biện pháp so sánh, động từ mạnh để khắc họa khí thế lớn lao của con thuyền.
- Hình ảnh cánh buồm được ví như "mảnh hồn làng" -> gợi sự kì vĩ, thiêng liêng của cánh buồm. cánh buồm trở thành biểu tượng linh hồn của làng chài nơi đây.
=> Tác giả đã phác họa sống động bức tranh thiên nhiên và khung cảnh lao động hăng say, hứng khởi của người dân.
 

3. Cảnh người dân đánh bắt trở về

- Thời gian: ngày hôm sau.
- Khung cảnh làng chài:
+ Sôi động "ồn ào trên bến đỗ".
+ Người dân vui mừng, "tấp nập đón ghe về".
- Tất cả mọi người đều chung niềm phấn khởi. Họ không ngớt lời cảm tạ trời đất vì "biển lặng cá đầy ghe".
- Người lao động tiếp tục được gợi nhắc qua hình ảnh vừa chân thực vừa lãng mạn "làn da ngăm rám nắng", "Cả thân hình nồng thở vị xa xăm" -> tầm vóc phi thường, khỏe khoắn của con người.
- Biện pháp nhân hóa "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm": gợi ra hình ảnh con thuyền sau một ngày lao động vất vả -> con thuyền cũng giống như một cơ thể sống, gắn bó mật thiết với đời sống lao động của người dân nơi đây.
=> Tám câu thơ đã mở ra không khí vui tươi, nhộn nhịp của làng chài sau một ngày lao động hăng hái, vất vả. Đồng thời, tô đậm vẻ đẹp vạm vỡ, khỏe mạnh của con người lao động.
 

4. Nỗi nhớ làng chài, nhớ quê hương da diết

- Dù đang ở nơi xa nhưng nhà thơ vẫn luôn hướng về quê hương yêu dấu "nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ".
- Tác giả ghi nhớ từng chi tiết, sự vật: màu nước trong xanh, những con cá bạc, chiếc buồm vôi, hình ảnh con thuyền rẽ sóng ra khơi hay mùi vị biển cả quê hương.
=> Tình cảm yêu mến, gắn bó sâu nặng với làng chài -> nỗi nhớ thương quê hương da diết.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/bai-tho-que-huong-the-loai-tom-tat-bo-cuc-noi-dung-nghe-thuat-72167n.aspx
Những nội dung trên đây sẽ cung cấp cho em các kiến thức trọng tâm của văn bản Quê hương. Em có thể tham khảo, vận dụng chúng vào việc soạn bài hoặc viết bài phân tích. Hãy thường xuyên ghé thăm Taimienphi.vn để cập nhật một số bài văn mẫu lớp 7 như:
- Phân tích đoạn trích Người thầy đầu tiên
- Tóm tắt Người thầy đầu tiên

Tác giả: Xuân Bắc     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Link tải Sách giáo khoa lớp 3 Kết nối tri thức
Giải toán lớp 6 trang 37 tập 1 sách Kết Nối Tri Thức
Từ khoá liên quan:

Tac gia Te Hanh

, Tac pham Que huong, The tho cua Que huong,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    File mềm sách Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh

    Ngoài sách Chân trời sáng tạo, bộ sách Cánh Diều thì bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cũng được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn theo tiêu chuẩn sách giáo khoa mới đưa ra thử nghiệm trong năm học mới. Giống ...

Tin Mới