Tết Thanh Minh năm 2019 là ngày nào? nguồn gốc, ý nghĩa

Ngày Tết Thanh Minh là ngày lễ cổ truyền mang tính nhân văn và giá trị văn hóa của người Việt Nam nói riêng, người Á Đông nói chung, nhưng không phải ai cũng biết ngày Tết Thanh Minh năm 2019 là ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa. Để chuẩn bị cho ngày Tết này thật chu đáo, chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Phong tục "Uống nước nhớ nguồn" luôn được dân tộc Việt Nam giữ gìn và phát huy nên ngày Tết Thanh Minh trở thành ngày lễ rất thiêng liêng, được mọi gia đình Việt Nam coi trọng. Để chuẩn bị cho ngày lễ thật chu đáo và tươm tất thì việc đầu tiên mà bạn cần quan tâm đó là tìm hiểu ngày Tết Thanh Minh năm 2019 là ngày nào cũng như tìm hiểu về ý nghĩa, nguồn gốc ra đời của ngày Tết thiêng liêng này.

tet thanh minh nam 2019 la ngay nao nguon goc y nghia

Tết Thanh Minh 2019 vào ngày nào, ngày lễ ý nghĩa của người Việt

1. Tết Thanh Minh 2019 là ngày mấy?

Mỗi năm có 24 tiết khí, trong đó tiết khí thứ 5 chính là Tiết Thanh Minh (nằm trong Tiết khí mùa Xuân) - khoảng thời gian khí trời thanh khiết và trong sáng, thường rơi vào thời gian sau Lập Xuân khoảng 60 ngày hoặc sau Tiết Đông Chí là 105 ngày. Ngày đầu tiên của tiết khí sẽ được gọi là Tết Thanh Minh.

Vì ngày Lập Xuân năm 2019 vào ngày mùng 1 Tết Kỷ Hợi nên Tiết Thanh Minh năm 2019 chính là ngày 5/4 - 20/4 dương lịch. Như vậy ngày Tết Thanh Minh năm 2019 sẽ là ngày 5/4 dương lịch (tức là 1/3 âm lịch).

Ngày 5/4/2019:

- Là ngày: Bình thường
- Tuổi xung với ngày: Bính Dần, Canh Dần, Bính Thân
- Giờ hắc đạo: Nhâm Dần, Bình Ngọ, Quý Mão, Mậu Thân, Tân Hợi, Kỷ Dậu
- Giờ hoàng đạo: Canh Tí (23h-1h), Tân Sửu (1h-3h), Giáp Thìn (7h-9h), Ất Tỵ (9h-11h), Đinh Mùi (13h-15h), Canh Tuất (19h-21h)

2. Nguồn gốc của ngày Tết Thanh Minh

Tết Thanh Minh có nguồn gốc từ Trung Quốc. Vì lịch của người Trung Quốc, Việt Nam cổ đại bị mọi người lầm tưởng âm lịch thuần túy nên có rất nhiều người cho rằng nó tính theo chu kỳ của Mặt Trăng. Trên thực tế thì lịch Trung Quốc cổ đại chính là loại âm dương lịch nên nếu như giải thích theo thuật ngữ lịch hiện đại thì nó được tính theo vị trí của Trái Đất trong chu kỳ chuyện động trên quỹ đạo của mình xung quanh Mặt Trời. Nếu như tính điểm xuân phân là gốc thì điểm diễn ra hay bắt đầu tiết Thanh Minh là kinh độ Mặt Trời bằng 15 độ. Vì thế Tiết Thanh Minh được tính theo cách tính của dương lịch hiện đại, nó thường bắt đầu vào ngày 4 hoặc là ngày 5/4 dương lịch.

Tết Thanh Minh gắn liền với đạo đức, bổn phận thế hệ con cháu tưởng nhớ tới công lao của người đi trước, tổ tiên. Vì thế mà ngày này được xem là ngày giỗ tổ chung, là dịp để cho người sống báo hiếu, trả nghĩa đến tổ tiên. Do đó, vào dịp này thì mọi gia đình thường tổ chức tụ họp và làm lễ tảo mộ, dọn dẹp phần mộ của gia tiên. Dù đi làm ăn xa thì con cháu cũng trở về nhà để sum họp gia đình và nhớ đến tổ tiên.

Công việc vào ngày Thanh Minh là dọn cỏ dại trùm lên mộ, đắm thêm ngôi mộ thêm đầy đặn. Bên cạnh đó, kiểm tra xem có bổ mối xông, bị các loài động vật nhỏ đục khoét mộ hay không. Nếu như có thì cần phải giải quyết ngay để tránh làm ảnh hưởng tới phong thủy âm trạch.

Hơn nữa, ngày Tết Thanh Minh đến, mọi gia đình làm lễ cúng để mời gia tiên về nhà cùng con cháu để dùng cơm. Con cháu tưởng nhớ, thể hiện lòng thành kính với gia tiên.

Khi làm lễ cúng thì bên cạnh chuẩn bị đồ lễ, bạn cũng cần chú ý tới việc chuẩn bị văn khấn Thanh Minh tại nhà phù hợp để tránh nhầm lẫn.

3. Ý nghĩa ngày Tết Thanh Minh

Người Việt Nam luôn coi trọng đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" nên ngày Tiết Thanh Minh trở thành một ngày lễ rất quan trọng, ăn sâu trong tiềm thức.

Tuy không là một ngày lễ lớn nhưng Tết Thanh Minh lại gắn liền với đạo đức, bổn phận của thế hệ con cháu đối với gia tiên, những người đi trước.

Theo phong tục của người dân Việt Nam, ngày Thanh Minh chính là lúc mọi người nhớ tới cội nguồn, các gia đình đều tổ chức tảo mộ, viếng thăm cũng như dọn dẹp các phần mộ của tổ tiên.

Ông bà ta chọn Tiết Thanh Minh là ngày cắt cỏ ở trên mộ, tảo mộ (đắp đất lên mộ) bởi ngày này tiết tời ấm dần, mưa nhiều, cây cỏ tươi hốt trùm lên mộ nên dễ làm mộ sụt lở, do đó cần đắp thêm đất và cắt cỏ để mộ thoáng, tránh làm ảnh hưởng tới phần mộ.

Hy vọng với thông tin được chia sẻ ở trên đây, bạn đã biết ngày Tết Thanh Minh năm 2019 vào ngày nào cũng như biết được ý nghĩa của ngày Tết Thanh Minh, để từ đó có thể chuẩn bị làm lễ cúng tươm tất, đầy đủ nhất. Nếu chưa biết lễ cúng gồm những gì, bạn tham khảo bài viết Lễ cúng tiết Thanh Minh gồm những gì tại đây.

Trong không khí những ngày tiết Thanh Minh, không thể thiếu đi những bài thơ hay và ý nghĩa, cùng tham khảo một số bài thơ hay viết về tiết Thanh Minh mà Taimienphi sưu tầm trong bài viết dưới đây:
Tuyển tập: Thơ hay về tiết Thanh Minh

https://thuthuat.taimienphi.vn/tet-thanh-minh-nam-2019-la-ngay-nao-nguon-goc-y-nghia-45188n.aspx

Tác giả: Quỳnh Búp Bê     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Văn khấn cúng sao giải hạn đầu năm 2023, lễ vật, cách bày
Lễ cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng gồm những gì?
Văn khấn tại Đình, Đền, Miếu, Phủ cầu may mắn, tài lộc
Bài cúng về nhà mới, văn khấn nhập trạch đầy đủ và chi tiết nhất
Bài cúng Tết Thanh Minh
Từ khoá liên quan:

Tết Thanh Minh

, tet thanh minh, tết Thanh Minh 2019 là ngày nào,

SOFT LIÊN QUAN
  • Văn khấn Thanh Minh tại nhà

    Bài cúng tiết Thanh Minh

    Ngày tiết Thanh Minh đến thì không thể thiếu được văn khấn Thanh Minh tại nhà, tại mộ. Nếu như bạn không có điều kiện đến nghĩa trang sửa sang, dọn dẹp phần mộ vào ngày Tết này thì bạn có thể làm lễ cúng và khấn bài cúng Thanh Minh tại nhà.

Tin Mới