Tổng hợp soạn văn lớp 8, bài giảng môn văn 8 hay nhất

Soạn văn lớp 8 là một trong số những bộ tài liệu hữu ích môn ngữ văn dành cho các em học sinh lớp 8 có thể dễ dàng soạn bài cũng như ôn luyện và củng cố kiến thức hiệu quả nhất. Soạn bài lớp 8 bao gồm đầy đủ các bài trong chương trình ngữ văn 8, tất cả các bài soạn được trình bày khoa học, ngắn gọn, nội dung đầy đủ và đáp ứng được nhu cầu học tập của các em học sinh. Những bài soạn văn lớp 8 ngắn gọn, đầy đủ thường bám sát chương trình trong sách giáo khoa chính vì thế các em học sinh hoàn toàn có thể yên tâm và lựa chọn tài liệu soạn văn lớp 8 cho việc học tập của mình đạt kết quả tốt hơn.

Để học tốt ngữ văn 8 hay đối với các khối lớp thì việc soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà luôn được coi trọng bởi đây là một trong số những hình thức học văn hiệu quả nhất. Soạn văn lớp 8 hay chuẩn bị trước bài học tại nhà sẽ giúp các em làm quen với những kiến thức trong chương trình và có thêm những hiểu biết để có vấn đề thắc mắc hay khó khăn sẽ được thầy cô giải đáp và giảng giải trên lớp. Việc tập trung học tập và soạn bài trước ở nhà cũng giúp các em nắm bắt được bài nhanh chóng hơn, hiểu bài và có thể ghi nhớ lâu hơn.

soan van lop 8

Tài liệu Soạn văn lớp 8 hay chọn lọc nhất

Trong tài liệu soạn văn lớp 8 có đầy đủ các bài học theo đúng trình tự sách giáo khoa từ những bài văn bản như soạn văn 8 tôi đi học, trong lòng mẹ, Lão Hạc, Tức nước vỡ bờ hay những bài tiếng việt soạn văn 8 câu ghép, tính thống nhất về chủ đề cùng với tất cả các kiến thức từ học kì 1 đến học kì 2. Tài liệu soạn văn 8 còn có những kiến thức từng phần từ cơ bản đến nâng cao cùng với những đoạn, bài văn mẫu để các em học sinh có thể tham khảo và học tập một cách dễ dàng hơn.

Có nhiều em học sinh lớp 8 luôn cảm thấy khó khăn trong quá trình soạn bài cũng như học văn thì tài liệu soạn văn lớp 8 chắc chắn sẽ giúp các em học tập dễ dàng và nắm bắt kiến thức một cách chắc chắn nhất. Với tài liệu soạn văn lớp 8 này các thầy cô giáo cũng có thể sử dụng để làm bài giảng hướng dẫn cho các em học sinh đồng thời có thể đưa ra những phương pháp giảng dạy hợp lý nhất để tăng thêm hứng thú cho các em khi học môn ngữ văn.

Một số bài soạn văn lớp 8 hay

- Soạn văn lớp 8 số 1:Ông đồ (Vũ Đình Liên)

Bố cục chia làm 3 phần:

- Phần 1 (khổ 1, 2): Hình ảnh ông đồ xưa.

- Phần 2 (khổ 3, 4): Hình ảnh ông đồ nay.

- Phần 3 (khổ 5): Nỗi hoài niệm của tác giả đối với ông đồ.

Câu 1:

- Trong 2 khổ thơ đầu: Hình ảnh ông Đồ viết chữ nho ngày Tết là một hình ảnh đẹp. Đấy là cái thời đắc ý của ông. Ông xuất hiện cùng với "hoa đào", "mực tàu", "giấy đỏ". Ông đem lại niềm vui cho nhiều người khi viết câu đối tết. Bao nhiêu người nhờ ông, tấm tắc khen ngợi ông.

- Khổ 3+4: Vẫn diễn tả không gian ấy, thời gian ấy, nhưng không khí khác: Vắng vẻ theo từng năm, đến giờ thì hầu như không còn "người thuê viết". Giấy cũng buồn, mực cũng sầu. Ông đồ vẫn có mặt, nhưng người ta không ai nhận ra ông, không chú ý vào ông nữa. Ông gần như bị lãng quên.

=> Sự khác nhau gợi cho người đọc cảm xúc thương cảm ông đồ, ông đang bị gạt ra rìa cuộc sống, ông đang bị lãng quên cùng với thú chơi câu đối một thời. Hai câu thơ: "Lá vàng rơi trên giấy - ngoài giời mưa bụi bay" không chỉ là hai câu thơ tả cảnh mà còn là hai câu thơ tả tâm trạng, tả cảnh ngộ của ông đồ. Lá vàng rơi - biểu hiện của sự tàn úa, lại kèm mưa bụi bay. Lạnh lẽo và buồn thảm.

Câu 2: Nỗi lòng của tác giả đối với ông đồ:

Năm nay đào lại nở,

Không thấy ông đồ xưa

=> Kết cấu đầu cuối tương ứng => Cảnh thiên nhiên tươi đẹp còn ông đồ vắng bóng bị dòng đời, thời gian quên lãng.

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ

=> Câu hỏi tu từ => Nỗi niềm thương tiếc của tác giả đối với ông đồ, với giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc.

Câu 3: Không chỉ hay ở nội dung hoài niệm, bài thơ còn hay ở nghệ thuật:

- Cách dựng cảnh tương phản: Một bên tấp nập đông vui, một bên buồn bã hiu hắt. Một bên nét chữ như phượng múa rồng bay, bên kia giấy buồn không thắm, mực đọng nghiên sầu.

- Kết cấu đầu cuối tương ứng. Cũng là thời gian ngày giáp tết, cũng là không gian mùa xuân, cũng vẫn là hoa đào nở. Nhưng hình ảnh ông đồ cứ nhạt nhòa dần. Cuối cùng thì không thấy hình ảnh ông đồ nữa.

- Bài thơ làm theo thể năm chữ. Lời lẽ dung dị, không có gì tân kì. Những hình ảnh thơ gợi cảm, sinh động và nhuốm đầy tâm trạng.

Câu 4:

Những câu thơ "giấy đỏ buồn không thắm - mực đọng trong nghiên sầu - lá vàng rơi trên giấy - ngoài giời mưa bụi bay" là những câu thơ tả cảnh ngụ tình. Tác giả dùng biện pháp nhân hóa làm cho giấy - mực, những vật vô tri vô giác cũng biết sầu buồn. Nỗi cô đơn hắt hiu của con người khi bị bỏ quên. Cảnh vật tàn tạ, thiên nhiên cũng buồn theo nỗi buồn của con người.

- Soạn văn 8 số 2: Câu nghi vấn

I. Đặc điểm hình thức và chức năng chính.

a.

- Câu nghi vấn đó là:

+ Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không?

+ Thế làm sao u cứ khóc mãi không ăn khoai? Hay là u thương chúng con đói quá?

- Những đặc điểm hình thức chi biết các câu trên là câu nghi vấn:

+ Có những từ nghi vấn: "Có ... không", "làm sao" và từ "hay".

+ Kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi (khi viết).

b. Chức năng các câu nghi vấn trên là dùng để hỏi.

II. Luyện tập

Câu 1: Có những câu nghi vấn sau:

a. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không?

b. Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế?

c. Văn là gì? Chương là gì?

d. Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không? Đùa trò gì? Cái gì thế? Chị cóc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả?

- Đặc điểm hình thức cho biết đó là những câu nghi vấn:

+ Có những từ nghi vấn như: Phải không, tại sao, gì, không, hả.

+ Kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi (khi viết).

Câu 2:

- Các câu này đều là những câu nghi vấn vì có từ "hay"

- Không thể thay từ "hay" bằng từ "hoặc" trong các câu nghi vấn đó. Bởi vì nếu thay thì câu trở thành kiểu câu trần thuật và có ý nghĩa khác hẳn.

Câu 3:

Không. Vì đó không phải là những câu nghi vấn. Câu a, b có các từ nghi vấn như (có ... không, tại sao, không) nhưng những kết cấu chứa những từ này chỉ làm chức năng bổ ngữ trong một câu.

Trong câu c, d các từ nào (cũng), ai (cũng) là những từ bất định có ý nghĩa khẳng định tuyệt đối, chứ không phải là nghi vấn.

Câu 4:

Về hình thức, hai câu (a) và (b) dùng hai cặp từ khác nhau: Có ... không; đã ... chưa. Về ý nghĩa, câu (b) cho ta biết: Trước đó, "anh" không khỏe. Nhưng câu (a) không đề cập tới vấn đề này.

Câu trả lời thích hợp đối với câu (a) là khỏe hoặc không khỏe. Câu trả lời thích hợp với câu (b) là: Đã khỏe hoặc chưa khỏe.

Ví dụ:

- Cái cặp này có đẹp không?

- Cái cặp này đã cũ chưa?

Câu 5:

Về hình thức, câu a và câu b khác nhau ở trật tự từ. Trong câu a, "bao giờ" đứng đầu câu còn trong câu b, "bao giờ" đứng cuối câu.

Về ý nghĩa, câu a hỏi về thời điểm của một hành động sẽ diễn ta trong tương lai, câu b hỏi thời điểm của một hành động đã diễn ra trong quá khứ.

Câu 6:

Câu (a) đúng, tuy không biết nó nặng bao nhiêu nhưng có thể cảm nhận được sức nặng nhờ cảm giác. Câu (b) sai, vì chưa biết giá bao nhiêu thì không thể khẳng định chiếc xe rẻ được.

- Soạn văn lớp 8 số 3: Hành động nói

I. Hành động nói là gì?

- Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích cướp lấy công lao về mình. Câu nói thể hiện rõ nhất mục đích ấy là câu: Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hày trốn ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.

- Lí Thông đã đạt được mục đích nói của mình, vì sau khi nghe Lí Thông nói, Thạch Sanh đã vội vàng từ giã mẹ con hắn để ra đi.

- Lí Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng lời nói.

- Việc làm của Lí Thông có thể coi là một hành động, vì nó là một việc làm có mục đích.

II. Một số kiểu hành động nói thường gặp

Câu 1: Lời nói của Lí thông gồm có bốn câu: Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.

- Câu "Con trăn ấy ... đã lâu" nhằm mục đích thông báo.

- Câu "Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết" nhằm mục đích đe dọa.

- Câu "Thôi ... trốn ngay đi" nhằm mục đích khuyên.

- Câu "Có ... lo liệu" nhằm mục đích hứa hẹn.

Câu 2:

- Hành động hỏi và mục đích để hỏi: "Vậy ... ở đâu?"

- Hành động trình bày và mục đích thông báo "Con sẽ ... Đoài".

- Hành động hỏi và mục đích là van xin "U nhất định ... u? U không ... u?".

- Hành động bộc lộ cảm xúc và mục đích là để than "Khốn nạn ... này! Trời ơi ... !".

Câu 3: Qua phân tích hai đoạn trích ở mục I và II, có những kiểu hành động nói: Hỏi, trình bày, hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc, cầu khiến, đe dọa, ...

III. Luyện tập

Câu 1:

- Mục đích chính của hành động nói của Trần Quốc Tuấn là:

+ Khích lệ lòng yêu nước của các tướng sĩ.

+ Động viên tướng sĩ tích cực học tập Binh thư yếu lược do ông soạn thảo.

- VD: "Ta thường tới bữa quên ăn, ... máu quân thù". Đây là kiểu câu trần thuật, hành động nói là trình bày.

Câu 2:

a.

- Hành động hỏi và mục đích thăm hỏi: "Bác trai ... chứ?"

- Hành động trình bày và mục đích thông báo: "Cảm ơn ... như thường ... Nhưng ... lắm".

- Hành động điều khiển và mục đích cầu khiến: "Này ... trốn".

- Hành động trình bày và mục đích nêu ý kiến thuyết phục: "Chứ cứ nằm ... khổ. Người ốm ... hoàn hồn".

- Hành động trình bày và mục đích tỏ sự đồng ý "Vàng ... cụ".

- Hành động trình bày và mục đích giải thích "Nhưng để ... đã. Nhịn ... còn gì".

- Hành động điều khiển và mục đích khuyên, giục: "Thế thì ... đấy".

b.

- Hành động trình bày: Đây là ý Trời ... việc lớn.

- Hành động hứa hẹn và mục đích thề nguyền: Chúng tôi nguyện ...Tổ quốc!

c.

- Hành động báo tin và mục đích tìm sự cảm thông giải tỏa day dứt "Cậu Vàng ... ạ! "Bán rồi! ... bắt xong!".

- Hành động hỏi và mục đích muốn xác nhận một sự thật "Cụ bán rồi".

- Hành động hỏi và mục đích tỏ ra ngạc nhiên "Thế ... à?".

- Hành động bộc lộ cảm xúc và mục đích giãi bày sự day dứt, dày vò "Khốn nạn ... ơi!".

- Hành động kể và mục đích giải tỏa sự dằn vặt, đau đớn vì lừa một con chó.

Câu 3:

- Anh phải hứa với em ...: Hành động điều khiển.

- Anh hứa đi: Hành động điều khiển.

- Anh xin hứa: Hành động hứa.

- Soạn văn 8 số 4: Thiên đô chiếu (Lí Công Uẩn)

Soạn Văn: Thiên đô chiếu (Lí Công Uẩn) - Ngữ văn lớp 8

Câu 1: Sự việc dẫn các triều đại Trung Quốc đã từng có những cuộc dời đô nhằm mục đích khẳng định đây là một việc đã từng có người làm, chứ không phải là lần đầu. Mặc khác, các triều đại Trung Quốc dời đô là thuận theo mệnh trời, ý dân. Các cuộc dời đô đó có kết quả là mưu toan được nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu, dẫn đến việc "vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh". Sự việc dẫn đó làm cơ sở để đưa ra ý kiến dời đô của mình.

Câu 2:

Theo Lí Công Uẩn, kinh đô cũ ở vùng Hoa Lư (Ninh Bình) không còn thích hợp vì hai nhà Đinh, Lê đã làm theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không theo dấu cũ của Thương, Chu, "khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi."

Thực ra, vì thế lực chưa đủ mạnh, nên hai triều đại trên vẫn phải dựa vào nơi hiểm yếu của vùng núi đá vôi Ninh Bình để dễ bề chống lại sự xâm lược của thế lực phương Bắc.

Câu 3: Thành Đại La có vị thế thuận lợi về nhiều mặt:

- Đây là kinh đô cũ của Cao Vương.

- Ở nơi trung tâm trời đất; được thế rồng cuộn hổ ngồi (thế đất đẹp theo quan niệm của thuật phong thủy).

- Có 4 ưu điểm là rộng rãi, bằng phẳng, cao ráo, thoáng đãng. Do đó dân không bị lụt, muôn vật phong phú, tốt tươi.

Câu 4:

- Về lí lẽ:

+ Lý Thái Tổ đã nêu sử sách làm tiền đề chứng minh cho việc dời đô là hoàn toàn hợp lý thuận lẽ trời.

+ Đưa ra những lập luận đầy thuyết phục về địa thế thuận lợi của nơi đóng đô mới.

- Về tình cảm:

+ Sau khi đưa ra hàng loạt lí lẽ chặt chẽ, đến câu cuối cùng không phải là một mệnh lệnh của vua ban mà là một câu hỏi mang tính chất đối thoại.

+ Tác dụng: Tạo sự đồng cảm giữa dân chúng và nhà vua, vừa thể hiện tinh thần dân chủ, đồng thời làm tăng thêm sức thuyết phục của bài cáo.

Câu 5:

Dời đô từ vùng núi Hoa Lư ra vùng đồng bằng đất rộng chứng tỏ triều đình nhà Lý đủ sức chấm dứt nạn phong kiến cát cứ, thế và lực của dân tộc Đại Việt đủ sức sánh ngang hàng phương Bắc. Định đô ở Thăng Long là thực hiện nguyện vọng của nhân dân thu giang sơn về một mối, nguyện vọng xây dựng đất nước độc lập, tự cường.

- Soạn văn lớp 8 số 5: Hịch tướng sĩ

Câu 1: Bài hịch bố cục thành 4 đoạn:

- Đoạn 1 (từ đầu đến "còn lưu tiếng tốt"): Nêu những gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước.

- Đoạn 2 (từ "Huống chi" đến "cũng vui lòng"): Tố cáo sự hống hách và tội ác của kẻ thù, đồng thời nói lên lòng căm thù giặc.

- Đoạn 3 (từ "Các ngươi" đến "không muốn vui vẻ phỏng có được không?"): Phân tích phải trái, làm rõ đúng sai trong lối sống, trong hành động của các tướng sĩ.

- Đoạn 4 (đoạn còn lại): Nêu nhiệm vụ cụ thể, cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu của tướng sĩ.

Câu 2: Tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù:

- Kẻ thù tham lam tàn bạo: Đòi ngọc lụa, hạch sách bạc vàng, vét kiệt của kho có hạn, hung hãn như hổ đói. Kẻ thì ngang ngược đi lại nghênh ngang ngoài đường, bắt nạt tể phụ.

- Những hình tượng ẩn dụ "lưỡi cú diều", "thân dê chó" để chỉ sứ Nguyên cho thấy nỗi căm giận và lòng khinh bỉ giặc của Hưng Đạo Vương. Đồng thời, đặt những hình tượng đó trong thế tương quan "lưỡi cú diều", "xỉ mắng triều đình", "thân dê chó", "bắt nạt tể phụ". Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra nỗi nhục lớn của mọi người khi chủ quyền đất nước bị xâm phạm.

Đoạn văn tố cáo tội ác giặc đã khơi gợi được lòng căm thù giặc, khích lệ tinh thần yêu nước bất khuất, ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của tướng sĩ.

Câu 3: Lòng yêu nước căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn thể hiện qua:

+ Hành động: Quên ăn, mất ngủ, đau đớn đến thắt tim, thắt ruột.

+ Thái độ: Uất ức, căm tức khi chưa trả thù, sẵn sàng hy sinh để rửa mối nhục cho đất nước.

Câu văn giàu tâm huyết của người viết khi nói về tinh thần sẵn sàng hi sinh để rửa mối nhục cho đất nước: "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng".

Câu 4:

Sau khi nêu mới ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn phê phán những hành động sai của tướng sĩ, đồng thời khẳng định những hành động nên làm nhằm thức tỉnh sự tự ý thức, trách nhiệm, tự nhìn nhận lại mình để điều chỉnh suy nghĩ cũng như hành động của tướng sĩ.

Khi phê phán hay khẳng định, tác giả đều tập trung vào vấn đề đề cao tinh thần cảnh giác, chăm lo rèn luyện để chiến thắng kẻ thù xâm lược. Bởi vì, bài hịch này dù trực tiếp là nhằm khích lệ tiến sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược do chính Trần Quốc Tuấn biên soạn, nhưng mục đích cao nhất chính là kêu gọi tinh thần yêu nước quyết chiến quyết thắng với ngoại xâm.

Câu 5:

Giọng văn rất linh hoạt, có khi là lời vị chủ soái nói với tướng sĩ dưới quyền, có khi là lời người cùng ảnh, lúc là lời khuyên răn bày tỏ thiệt hơn, khi lại là lời nghiêm khắc cảnh cáo.

Sự thay đổi giọng điệu như vậy phù hợp với nội dung cảm xúc và thái độ của tác giả, tác động cả về trí lẫn tình cảm, khơi dậy trách nhiệm của mọi người đối với chủ tướng cũng như với bản thân họ.

Câu 6: Đặc sắc nghệ thuật:

- Giọng văn khi bi thiết nghẹ ngào, lúc sục sôi hùng hồn, khi mỉa mai chế giễu, khi nghiêm khắc như xỉ mắng, lại có lúc ra lệnh dứt khoát.

- Kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén.

- Sử dụng kiểu câu nguyên nhân - kết quả.

- Biện pháp tu từ: So sánh, điệp từ ngữ, điệp ý tăng tiến, phóng đại ...

- Sử dụng những hình tượng nghệ thuật gợi cảm, dễ hiểu.

II. Luyện tập

Câu 1:

Đọc bài hịch, ta có cảm tưởng như mỗi chữ, mỗi câu văn đều là những lời gan ruột của người anh hùng Trần Quốc Tuấn. Sau những câu văn hùng hồn, thấm đượm là hình ảnh người anh hùng yêu nước xót đau đến quặn lòng vì nước non bị quân thù giày xéo, là ngọn lửa căm thù hừng hực cháy trong tim, là sự nóng lòng rửa nhục đến quên ăn mất ngủ. Khi bày tỏ những đớn đau dằn vặt tự đáy lòng mình, chính Trần Quốc Tuấn đã nêu ra một tấm gương bất khuất về lòng yêu nước để cho tướng sĩ noi theo. Và như thế cũng có nghĩa là nó có sức động viên rất lớn đối với tinh thần tướng sĩ.

Câu 2: "Hịch tướng sĩ" vừa có lập luận chặt chẽ, sắc bén vừa giàu hình tượng, cảm xúc:

- Lập luận chặt chẽ sắc bén (kết cấu gồm 3 phần - xem câu 1, lý lẽ sắc bén có xưa - nay, gồm hơn - thiệt, trách nhiệm - quyền lợi,…, dẫn chứng sử sách chính xác, dễ hiểu).

- Giàu hình tượng, cảm xúc khi thống thiết, khi sục sôi, khi nghiêm khắc, lúc lại ân tình ...

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-van-lop-8-29845n.aspx
Tài liệu soạn văn lớp 8 bản ngắn nhất được chúng tôi cập nhật chi tiết và trọn bộ các bạn có thể tham khảo và tải về để ứng dụng cho nhu cầu học tập của mình tốt nhất. Chắc chắn với tài liệu soạn văn 8 hữu ích này việc học tốt ngữ văn sẽ trở nên đơn giản và kết quả học tập sẽ cao hơn trông thấy. Cùng với tài liệu soạn văn lớp 8 với các bạn học sinh lớp 7, Tải Miễn Phí cũng chia sẻ tới các em tài liệu bài soạn văn lớp 7 với đầy đủ nội dung chi tiết nhất, với tài liệu bài soạn văn lớp 7 các bạn đọc giả và các em học sinh có thể tham khảo trực tuyến hoặc tải về làm tài liệu phục vụ học tập và nghiên cứu.

Tác giả: Duy Vinh     (4.0★- 14 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Tổng hợp bài tập lớp 8 môn Toán, tiếng Anh, Văn mẫu, Pascal
Tổng hợp soạn văn lớp 11, bài giảng môn văn 11 hay nhất
Học trực tuyến môn Ngữ văn lớp 8 ngày 8/4/2020, Câu cảm thán
Tổng hợp đề thi môn Văn, Toán, tiếng Anh, Sinh học lớp 8
Văn mẫu lớp 8
Từ khoá liên quan:

Để học tốt ngữ văn 8

, Soạn văn lớp 8, học tốt văn lớp 8,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bài văn mẫu lớp 8

    Tuyển tập văn mẫu lớp 8

    Bài văn mẫu lớp 8 được Taimienphi.vn cung cấp dành cho những em học sinh lớp 8. Những bài văn mẫu mặc dù chỉ mang tính chất tham khảo nhưng cũng phần nào giúp cho các em nắm bắt được cách viết, cách triển khai ý và không ...

Tin Mới