Soạn bài Cầu hiền chiếu, Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

"Cầu hiền chiếu" là tác phẩm được viết dựa theo mong muốn của vua Quang Trung trong buổi đầu xây dựng lại đất nước. Vậy mục đích của ông viết tác phẩm này là gì? Mời em khám phá Soạn bài Cầu hiền chiếu, học kì I do đội ngũ Taimienphi.vn biên soạn nhé!

Soạn bài Cầu hiền chiếu


soan bai cau hien chieu ngu van 11 ket noi tri thuc


I. Chuẩn bị - Soạn bài Cầu hiền chiếu

* Gợi ý trả lời câu hỏi phần chuẩn bị:


1. Có không ít câu chuyện thú vị về việc vua chúa hay lãnh đạo đất nước muốn chiêu mộ người hiền tài ta gánh vác trọng trách quốc gia. Hãy chia sẻ một câu chuyện mà bạn biết.

- Câu chuyện nhà vua muốn tìm người nối ngôi nên đã luộc thóc giống và phát cho nhân dân để gieo trồng rồi tuyên bố: "Ai có nhiều thóc nhất sẽ được lên làm vua". Ngày thu hoạch, ai ai cũng mang rất nhiều xe chở thóc đến dâng lên nhà vua. Duy chỉ có một cậu bé đến tay không và nói rằng những hạt thóc vua ban không thể nảy mầm được. Nhà vua nghe vậy bèn đưa cậu lên làm vua vì tính tình trung thực, can đảm của mình.

- Lưu Bị sau khi nghe danh Gia Cát Lượng là một mưu sĩ có tài thao lược bèn đến nhà ông nhờ giúp sức. Cả hai lần đội gió tuyết đến nhà Gia Cát Lượng nhưng không gặp được ông, Lưu Bị đành để lại cho tiểu đồng một phong thư. Trong thư, Lưu Bị ngỏ ý muốn được gặp gỡ và mời ông giúp đỡ để cứu vãn cảnh nước nhà đang suy vong. Lần thứ ba Lưu Bị đến đúng lúc Gia Cát Lượng đang ngủ. Ông đành đứng ngoài chờ cho đến khi Lượng ngủ dậy mới vào yết kiến. Hai người cùng nhau đàm đạo rồi Gia Cát Lượng quyết định xuống núi giúp Lưu Bị. Từ đó trong dân gian có điển tích "Tam cố thảo lư" có nghĩa là ba lần đến nhà cỏ.

- Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra văn bản "Tìm người tài đức" đăng trên báo Cứu quốc số 411. Văn bản nêu rõ: "Nhà nước cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài. Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài, có đức. E vì Chính phủ nghe không thấy, thấy không khắp, đến nỗi những bậc tài đức không thể xuất thân". Từ đó, Bác cũng đưa ra những cách để chiêu mộ người hiền tài như: "Nay muốn sửa đổi điều đó và trọng dụng những kẻ hiền năng, các địa phương phải lập tức điều tra nơi nào có người tài đức, có thể làm được những việc ích nước lợi dân thì phải báo cáo ngay cho Chính phủ biết. Báo cáo phải nói rõ tên tuổi, nghề nghiệp, tài năng, nguyện vọng và chỗ ở của người đó".


2. Trong công cuộc xây dựng đất nước, việc trọng dụng người tài có ý nghĩa như thế nào?

- Trong công cuộc xây dựng đất nước, nếu biết trọng dụng người tài, sẽ mang lại nhiều lợi ích cho đất nước:

+ Nhiều chính sách hay, phù hợp với địa phương được nghĩ ra, giúp địa phương ấy phát triển nhanh chóng.

+ Khoa học kĩ thuật được ứng dụng nhiều hơn, cuộc sống con người ngày càng được nâng cao hơn.

+ Những lợi thế của đất nước được phát huy tối đa.

+ Những hạn chế của đất nước được khắc phục và loại bỏ.

+...


II. Đọc hiểu - Soạn bài Cầu hiền chiếu

* Gợi ý trả lời câu hỏi phần đọc hiểu:


1. Phần 1 nêu vấn đề gì?

- Phần 1 khẳng định người hiền tài nhất định phải sức giúp đỡ thiên tử, trở thành rường cột đất nước.


2. Dự đoán: Việc nêu thực trạng "trốn tránh việc đời" của kẻ sĩ dẫn đến ý gì sẽ được trình bày ở phần 3?

- Ở phần 2, tác giả nêu thực trạng "trốn tránh việc đời" của kẻ sĩ khi đất nước loạn lạc để sang đến phần 3, ông đưa ra lời kêu gọi đất nước nay đã ổn định, các bậc sĩ phu không còn phải ẩn cư nữa mà hãy ra giúp nước.


3. Nhận xét về lí lẽ được sử dụng.

- Những lí lẽ được sử dụng:

+ Đang buổi đầu của nền đại thịnh, có rất nhiều công việc cần người hiền tài ra giúp sức.

+ Nhà vua thể hiện sự mong mỏi các nhân tài và thái độ khiêm tốn của mình

+ Trên vòm trời này còn có rất nhiều người tài danh.

- Những lí lẽ phù hợp được đưa ra kết hợp với thái độ tha thiết, mong mỏi hiền tài khiến cho đoạn văn trở nên vô cùng thuyết phục


4. Giữa lí lẽ trình bày ở các phần trước với kế hoạch thực thi được nêu ở phần 4 có mối liên hệ như thế nào?

Với những lí lẽ vô cùng thuyết phục ở phần trước, kế hoạch thực thi ở phần sau cũng vô cùng rõ ràng: Không chỉ khuyến khích tiến cử mà còn cho phép tự tiến cử, tìm người có tri thức, mưu hay, biết hoạch định chính sách lớn.


5. Ý nghĩa của lời khuyến dụ.

- Lời khuyến dụ đã kêu gọi người tài, khẳng định đây chính là thời kì thể hiện sức mạnh của mình, đưa ra tương lai hạnh phúc, ấm no.

soan bai cau hien chieu ngu van 11 ket noi tri thuc 2

Soạn bài Cầu hiền chiếu - Ngữ văn 11 Kết nối tri thức


III. Sau khi đọc - Soạn bài Cầu hiền chiếu

* Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:


Câu hỏi 1 trang 79 Sgk Ngữ văn 11 Kết nối tri thức - tập 1:

- "Cầu hiền chiếu" được ban bố với mục đích kêu gọi những người hiền tài của chế độ cũ ra cộng tác với triều đại Tây Sơn và khuyến khích những người tài giỏi khác ra giúp sức cho vua Quang Trung để xây dựng đất nước.


Câu hỏi 2 trang 79 Sgk Ngữ văn 11 Kết nối tri thức - tập 1:

- Văn bản hướng tới các sĩ phu Bắc Hà nói riêng và người hiền tài của đất nước nói chung.

- Ngô Thì Nhậm phải đối diện với những khó khăn khi thuyết phục người hiền tài ra giúp nước, đó là tư tưởng "tôi trung không thờ hai chủ" đã ăn sâu vào ý thức của người sĩ phu Bắc Hà lúc đó. Những trung thần với chế độ cũ không muốn đi theo một chế độ mới, nhất là khi triều đại mới của vua Quang Trung chưa được xem là chính thống. Nhiều người vẫn còn e dè, sợ bị triệt tiêu nên chưa dám ra mặt giúp đỡ.


Câu hỏi 3 trang 79 Sgk Ngữ văn 11 Kết nối tri thức - tập 1:

- Văn bản có bốn phần:

+ Phần 1: Theo lẽ phải xưa nay, người hiền tài phải phát huy tài năng, thể hiện vai trò của mình.

+ Phần 2: Nhiều kẻ sĩ đang lánh đời trong khi nhà vua mới lại rất mong mỏi được gặp người hiền tài.

+ Phần 3: Những khó khăn trong buổi đầu xây dựng triều đại mới và sự cần thiết, tầm quan trọng của những bậc hiền tài.

+ Phần 4: Nêu cách thức chiêu mộ, sử dụng người hiền tài.

- Mối liên hệ về nội dung giữa các phần:

+ Phần 1: Lẽ phải ở đời là người tài cần thể hiện vai trò, phát huy tài năng.

+ Phần 2: Ấy vậy mà nhiều người có tư tưởng lánh đời. Tình trạng thiếu người hiền dẫn đến những khó khăn trong việc xây dựng triều đại mới.

+ Phần 3: Vì thế, con đường đúng đắn duy nhất bây giờ là phải mời gọi người hiền tài ra đảm nhận trọng trách, giúp vua phục hưng đất nước.

+ Phần 4: Muốn chiêu mộ thì cần có cách thức phù hợp.

- Phần 1 là cơ sở để nêu lên phần 2, phần 2 là tất yếu dẫn đến nội dung trình bày ở phần 3 rồi từ đó dẫn đến những cách thức ở phần 4.


Câu hỏi 4 trang 79 Sgk Ngữ văn 11 Kết nối tri thức - tập 1:

- Lí lẽ được sử dụng trong bài là những suy luận rất logic, những chân lí mà ai cũng phải thừa nhận.

- Bằng chứng mà tác giả sử dụng được lấy từ thực tế, liên quan trực tiếp đến đời sống nên rất khó bác bỏ. Đồng thời, đan xen với việc nêu bằng chứng là những yếu tố biểu cảm sự khiêm nhường của một vị vua khiến ai cũng phải khâm phục.

- Việc phối hợp các yếu tố biểu cảm, thuyết minh với lí lẽ, bằng chứng khiến cho nội dung tác phẩm trở nên rõ ràng, tường minh, có sức thuyết phục, tác động lớn vào lí trí và tình cảm của người đọc.


Câu hỏi 5 trang 79 Sgk Ngữ văn 11 Kết nối tri thức - tập 1:

- Những điều góp phần làm nên sức thuyết phục của "Cầu hiền chiếu":

+ Bài chiếu thể hiện tư tưởng đúng đắn, quang minh chính đại thể hiện qua luận đề: Cần người hiền tài giúp vua dựng nước.

+ Các luận điểm rõ ràng, mạch lạc, quan hệ với nhau rất chặt chẽ.

+ Lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực, thái độ chân thành thể hiện sự thấu hiểu lòng người, lời mời gọi thiết tha của nhà vua.


Câu hỏi 6 trang 79 Sgk Ngữ văn 11 Kết nối tri thức - tập 1:

- "Cầu hiền chiếu" được Ngô Thì Nhậm chấp bút nhưng chủ thể phát ngôn lại là vua Quang Trung. Thông qua đó, ông gửi gắm khát vọng lớn lao: mong muốn có người hiền tài ra giúp đỡ vua, xây dựng triều đại mới trở nên lớn mạnh, giàu đẹp.


* Kết nối đọc - viết: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của bạn về quan điểm: Người có tài cần phát huy tài năng của mình để đóng góp cho sự nghiệp chung.

Từ xưa đến nay, một đất nước muốn phát triển tốt cần phải có sự góp sức của nhiều người tài giỏi. Quan điểm: "Người có tài cần phát huy tài năng của mình để đóng góp cho sự nghiệp chung" là một ý kiến rất đúng đắn. Họ là người học rộng biết nhiều hoặc thông minh xuất chúng, có nhiều kiến thức về đa dạng các lĩnh vực. Vậy nên những suy nghĩ, đề xuất của họ thường sẽ mang sức nặng và tầm ảnh hưởng lớn, vượt trội. Hiệu suất công việc của những người tài giỏi cũng hiệu quả hơn. Khả năng làm việc nhanh, nắm bắt vấn đề tốt và cách giải quyết linh hoạt, sáng tạo là những ưu điểm của họ. Ngoài cái tài thì đức tính cũng là một yếu tố quan trọng, như Hồ Chí Minh đã nói: "Có tài mà không có đức cũng chỉ là người vô dụng". Tài và đức phải đi liền với nhau thì người đó mới trở thành nhân tài được trọng dụng, đóng góp công sức của mình vào sự phát triển chung của đất nước.


- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-cau-hien-chieu-ngu-van-11-ket-noi-tri-thuc-76792n.aspx
"Cầu hiền chiếu" là một áng văn nghị luận mẫu mực của văn học Việt Nam thời kì trung đại. Em hãy học kĩ bài này để nắm rõ hơn về cách viết bài văn nghị luận nhé. Mời em xem thêm các bài mẫu khác có trên kho tài liệu của Taimienphi.vn như: Soạn bài Tôi có một ước mơ, Ngữ văn 11 Kết nối tri thức; Soạn bài Một thời đại trong thi ca, Ngữ văn 11 Kết nối tri thức.

Tác giả: Duy Thành     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Chiếu dời đô, Ngữ văn 8 Kết nối tri thức
Soạn bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, Ngữ văn lớp 10 - KNTT
Soạn bài Một thời đại trong thi ca, Ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Soạn bài Nhớ đồng, Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
Soạn bài Thời gian, Ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Từ khoá liên quan:

Soan bai cau hien chieu

, Soan bai cau hien chieu ngu van 11 ket noi tri thuc, Soan bai cau hien chieu ngan gon hay nhat,

SOFT LIÊN QUAN
  • Giáo án Câu cầu khiến

    Hướng dẫn soạn bài giảng ngữ Văn 8

    Với mẫu Giáo án Câu cầu khiến đã soạn kĩ càng, trình bày khoa học với nội dung cơ bản trong sách giáo khoa và những nội dung tổng hợp chuyên sâu, chắc chắn sẽ là tài liệu hỗ trợ đắc lực các thầy cô giáo trong việc định hướng nội dung bài giảng đáp ứng nhu cầu dạy và học bài học này nói riêng cũng như phân môn Tiếng Việt nói chung.

Tin Mới