Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa) hay nhất

Trong cuộc sống, có những chuyến đi sẽ để lại cho mỗi chúng ta những ấn tượng sâu sắc. Các em có thể tham khảo bài Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa), Ngữ Văn 8, Kết nối tri thức, học kì I trên Taimienphi.vn nhé!

Đề bài: Kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa)

viet bai van ke lai mot chuyen di tham quan mot di tich lich su van hoa hay nhat

Top viết đoạn văn kể về chuyến đi thăm di tích lịch sử hay nhất

Nội dung bài viết:
I. Dàn ý.
II. Văn mẫu.
  1. Bài mẫu số 1.
  2. Bài mẫu số 2.

 

I. Dàn ý kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa) ngắn gọn

1. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về chuyến đi tham quan di tích lịch sử.
2. Thân bài:
- Mục đích của chuyến tham quan di tích lịch sử:
+ Được hiểu về cội nguồn lịch sử.
+ Được trải nghiệm.
- Diễn biến của chuyến tham quan:
+ Trên đường đi.
+ Những điểm đến thăm.
+ Những hoạt động chính trong chuyến đi.
- Những ấn tượng về những đặc điểm nổi bật của di tích lịch sử:
+ Cảnh vật xung quanh.
+ Con người.
+ Những công trình kiến trúc.
3. Kết bài:
- Cảm xúc, suy nghĩ của em về chuyến đi.

Viet doan van ke ve chuyen di tham di tich lich su hay nhat

Bài văn mẫu Viết đoạn văn Kể về di tích lịch sử của học sinh giỏi

 

II. Bài văn mẫu kể về một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa) hay nhất

 

1. Bài văn mẫu Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử ngắn nhất đạt điểm cao - mẫu số 1:

Vào dịp nghỉ hè năm ngoái, trường tôi có tổ chức một chuyến đi chơi ra thăm Lăng Bác. Đó là chuyến đi có rất nhiều kỉ niệm đẹp khiến tôi nhớ mãi.

Khi nhà trường thông báo kế hoạch cho chuyến đi, tôi vô cùng háo hức và mong chờ. Đêm trước ngày xuất phát, tôi chuẩn bị đầy đủ những vật dụng cần thiết. Sáng hôm sau, bố kèm tôi đến trường từ sớm để xe bắt đầu xuất phát. Cảnh vật bên đường thật đẹp. Tất cả mọi người đều thích thú ngắm nhìn và mong chờ đến lăng thật nhanh. Khoảng hai tiếng thì đến nơi. Theo sự sắp xếp của thầy cô giáo, mọi người xếp thành hai hàng ngay ngắn, di chuyển vào lăng.

Trên đường tiến vào lăng, tôi thấy khung cảnh nơi đây thật trang nghiêm. Tôi ấn ấn tượng với những hàng tre bát ngát xung quanh lăng Bác. Cây tre trung hiếu vẫn ngày ngày đứng thẳng hàng như bảo vệ cho Bác. Ngay từ phía xa, tôi đã nhìn thấy lăng Bác Hồ. Tất cả mọi người trật tự, tiến vào lăng. Các chú bộ đội canh gác đang đứng rất trang nghiêm. Khi vào đến trong lăng, tôi có rất nhiều cảm xúc khác nhau. Bản thân tôi càng thấy thêm tự hào về vị cha già vĩ đại của cả dân tộc.

Sau khi được đi một vòng ngắm nhìn Bác, chúng tôi phải di chuyển ra phía bên ngoài. Thầy cô giáo đưa chúng tôi đến tham quan những địa điểm khác như: Bảo tàng Hồ Chí Minh, nhà sàn, ao cá của Bác. Đến mỗi địa điểm, mọi người lại được nghe những câu chuyện ý nghĩa về Bác Hồ. Tôi đặc biệt ấn tượng với ngôi nhà sàn nhỏ nơi Bác đã từng ở. Những kỷ vật của Bác vẫn còn được lưu giữ và đặt ngay ngắn. Đây còn là nơi Người ngồi đọc công văn, viết thư cho đồng bào, cho thiếu nhi. Cạnh nhà sàn là một ao cá lớn. Ở đó có những con cá rất to với nhiều màu sắc hấp dẫn. Ai cũng phải trầm trồ về vẻ đẹp của nơi đây. Địa điểm cuối cùng mà chúng tôi tham quan đó là Bảo tàng Hồ Chí Minh. Nơi đây trưng bày rất nhiều hiện vật, tư liệu về cuộc đời và con người của Bác. Có rất nhiều câu chuyện ý nghĩa gắn liền với những đồ vật được trưng bày nơi đây. Vừa tham quan, tôi vừa được nghe thuyết trình về những câu chuyện thú vị liên quan đến Bác.

Với tôi, chuyến đi đó thật thú vị và ý nghĩa. Sau chuyến đi, tôi thấy thêm yêu và tự hào hơn về vị cha già kính yêu của dân tộc. Tôi còn tự dặn bản thân mình cần trân trọng và biết ơn công lao của Bác.

------------------

Mời em ghé qua Taimienphi.vn để tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu lớp 8 khác nhé: Đoạn văn cảm nhận về một chi tiết trong Quang Trung đại phá quân Thanh, Đoạn văn phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam, Trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách,...

 

2. Bài văn mẫu kể về một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa) siêu hay của học sinh giỏi - mẫu số 2:

Dịp nghỉ hè năm ngoái, tôi được bố mẹ đưa ra Hà Nội tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám. Đây là chuyến đi để lại cho tôi nhiều kỉ niệm đẹp.

Đó là một ngày Hà Nội nắng rất đẹp. Thời tiết rất ủng hộ cho chuyến đi của cả gia đình tôi. Nhìn từ xa, tôi đã thấy những dãy nhà cổ kính lấp ló sau hàng cây. Có rất nhiều bạn học sinh đi theo đoàn trường đang xếp hàng chờ để vào Văn Miếu. Sau khi bố mua vé xong, cả nhà tôi cùng nhau tiến vào trong Văn Miếu.

Trước khi đặt chân đến đây, tự bản thân tôi cũng đã tìm hiểu về Văn Miếu qua những trang mạng. Tôi được biết nơi đây lưu giữ và tôn vinh những người học giỏi, đỗ đạt cao. Tôi cảm nhận được sự trang nghiêm của bầu không khí nơi đây. Kiến trúc của Văn Miếu mang hơi thở hài hòa, cổ kính của trường học ngày xưa. Bước vào trong sân lớn, tôi thấy hình ảnh những tấm bia đá nằm sát cạnh nhau đề tên các vị tiến sĩ đỗ đạt cao. Tôi có nghe nói rằng nếu đến Văn Miếu mà sờ vào những cái đầu rùa thì việc học sẽ tốt hơn. Vậy nên, tôi đã đi một vòng để có thể sờ vào đầu rùa. Điều đó khiến cho bố em bật cười vì sự ngây thơ của tôi. Mẹ đã kể cho tôi một vài câu chuyện thú vị về những người tài ở đây để khơi cho tôi tinh thần học hỏi.

Tiếp theo, cả gia đình em tiến vào điện thờ. Đến đây mùi khói xộc vào mũi. Tôi tiến lại bàn thờ, kính cẩn chắp tay thành tâm cầu nguyện. Tôi mong cho mình có thể học tập và có kết quả tốt trong những kì thi. Dừng chân tại nơi đã rèn đúc nhiều người tài trong nhiều triều đại, lòng tôi thêm yêu, thêm tự hào về những nhân tài của đất nước. Điều đó như nhắc nhở chính bản thân tôi cần cố gắng để xứng đáng hơn với thế hệ đi trước.

Sau khi tham quan Văn Miếu, cả gia đình tôi cùng nhau di chuyển ra phố đi bộ Hồ Gươm để ngắm nhìn quang cảnh nơi đây.

Chuyến đi này để lại trong tôi thật nhiều cảm xúc. Tôi thấy thêm yêu những vẻ đẹp của quê hương, đất nước. Từ đó, nhắc nhở bản thân cần cố gắng học tập thật tốt để xứng đáng với thế hệ đi trước.

3. Bài văn mẫu kể về một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa) siêu hay của học sinh giỏi - mẫu số 3:

Vài ngày trước, lớp chúng em vừa tổ chức một chuyến đi thực tế đến thăm Hoàng thành Thăng Long. Chuyến đi này đã để lại trong em nhiều kỉ niệm đẹp.

Theo lời giới thiệu ban đầu của cô hướng dẫn, nơi đây đã từng là trung tâm chính trị, văn hóa, quân sự của rất nhiều triều đại phong kiến Việt Nam. Kinh thành Thăng Long khi xưa gồm có ba vòng là La Thành, Hoàng Thành và Cấm Thành. La Thành là vòng rộng nhất, bên trong chính là nơi sinh sống của người dân. Hoàng Thành chính nơi các quan lại, đại thần sinh hoạt và làm việc. Cấm Thành là vòng trong cùng, được bảo vệ nghiêm ngặt nhất. Đây là nơi có sân rồng, đại điện và hậu cung của vua chúa ngày xưa. Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long ngày nay chính là một phần của Cấm Thành xưa. Đây là cụm di tích lịch sử đồ sộ, nằm ở khu vực trung tâm Thành phố Hà Nội, giáp đường Hoàng Diệu, Phan Đình Phùng. Hai con đường này em đã đi lại nhiều lần, ngắm nhìn mùa lá rơi bên cạnh bức tường bao Hoàng thành cổ kính, rêu phong nhưng chưa lần nào em thực sự được bước vào nơi đây.

Sau khi tập trung ở trên trường và xuất phát, khoảng hai mươi phút sau, chúng em đã đến trước cổng khu di tích. Em thấy rất háo hức và hồi hộp, chờ đợi để mua vé vào bên trong. Thời tiết hôm đó rất đẹp, trời không nắng, gió thổi nhẹ, mát mẻ, rất phù hợp cho một chuyến tham quan. 

Khi vừa bước qua cửa soát vé, em thấy ngay một khuôn viên cực kì rộng rãi, trồng rất nhiều cây cối xanh tươi. Có lẽ đây chính là ngự hoa viên ngày xưa, nơi các vua chúa, cung phi và quan lại đi dạo. Bước vào cánh cổng thành uy nghiêm, cảm giác như em được quay ngược thời gian để trở về quá khứ. Tầng hai của cổng thành là nơi lính gác sâm nghiêm để bảo vệ cho mọi người bên trong. Ngay sau cánh cổng là Điện Kính Thiên, chính là đại điện, nơi vua và các quan lại họp bàn việc nước. Tuy nơi đây không còn nhiều dấu tích nhưng vẫn giữ được một số hoa văn, gạch lát cung điện thời xa xưa. Bên trong là khoảng sân với các điện được xây cách biệt nhau. Các cung điện gần như đã được tu bổ và sửa sang, xây mới lại toàn bộ nhưng vẫn giữ nguyên vị trí và kiến trúc thời xưa. Trần nhà được dựng bằng những cột gỗ đỏ rất bề thế và chắc chắn. Các cột trụ đều sơn son thiếp vàng chạm khắc tinh tế. Trên tường trang trí nhiều tranh ảnh, đồ vật hình long phượng, hạc, tiên nữ, lá sen,... Ở nơi đây, em bỗng cảm nhận được sự sang trọng, uy nghiêm, bề thế. 

Ngoài khu di tích, trong Hoàng Thành còn có cả một bảo tàng thu nhỏ. Đây là nơi trưng bày các hiện vật tìm kiếm hoặc phục dựng được liên quan tới cung đình, vua chúa ngày xưa. Em cực kì bất ngờ trước sự tinh xảo của những chi tiết trang trí hay vẻ đẹp của những bình gốm, chén trà được lưu giữ tại đây. Có thể thấy rằng, trình độ thủ công nghiệp của nước Đại Việt thuở xưa rất cao. Tất cả đồ vật từ mái ngói, viên gạch trang trí đến ấm trà, bình nước đều giống như một tác phẩm nghệ thuật, có tuổi đời lên đến hàng trăm năm. 

Điều làm em bất ngờ nhất khi đến thăm Hoàng thành Thăng Long lại là một hầm chỉ huy quân sự bí mật được đặt dưới lòng đất. Hóa ra, trong chiến tranh, nơi đây đã được nhà nước ta chọn để đặt căn cứ. Tên gọi đầy đủ của nó là hầm chỉ huy tác chiến T1. Dưới hầm có phòng làm việc, phòng khử khuẩn, chống độc, Hiện nay, khu di tích vẫn còn giữ được những bộ bàn ghế, bản đồ viết tay, chiếc điện thoại bàn, ra-đa dò tín hiệu,... Và đặc biệt, em còn được xem cảnh báo động máy bay Mĩ xuất hiện. Lúc đó, toàn thân em nổi da gà, cảm giác như em là thật sự là một người lính trong cuộc chiến vậy.

Sau khoảng ba tiếng thăm quan, lớp em cũng đã khám phá hết Hoàng Thành. Đây có thể được coi là chuyến đi ý nghĩa và thú vị nhất mà lớp em từng tổ chức. Không chỉ hiểu thêm về lịch sử phong kiến Việt Nam, em còn biết thêm về cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc. Sau này, em nhất định sẽ giới thiệu cho bạn bè, người thân đến thăm Hoàng Thành Thăng Long. 


- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/viet-bai-van-ke-lai-mot-chuyen-di-tham-quan-mot-di-tich-lich-su-van-hoa-hay-nhat-76166n.aspx
Hi vọng hai bài mẫu tham khảo bên trên sẽ giúp các em có thêm định hướng làm bài văn này dễ dàng, đạt điểm cao trong bài thi, bài kiểm tra nhé. 

Tác giả: Hoài Linh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Giải Toán lớp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Link tải Sách giáo khoa lớp 3 Kết nối tri thức
Từ khoá liên quan:

Viet bai van ke lai mot chuyen di tham quan mot di tich lich su van hoa

, Ke ve mot cuoc di tham di tich lich su ngan nhat, Viet doan van ke ve chuyen di tham di tich lich su hay nhat,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    File mềm sách Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh

    Ngoài sách Chân trời sáng tạo, bộ sách Cánh Diều thì bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cũng được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn theo tiêu chuẩn sách giáo khoa mới đưa ra thử nghiệm trong năm học mới. Giống ...

Tin Mới