Virus Trojan là gì? Có nguy hiểm không? là những câu hỏi được rất nhiều người đặt ra trong thời gian gần đây. Để trả lời câu hỏi này, bạn đọc thể tham khảo vài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về Trojan cũng như cách ngăn chặn chúng xâm nhập vào máy tính của mình.
Thuật ngữ Trojan ngày càng trở nên phổ biến nhưng không phải ai cũng biết Trojan là gì? Liệu nó có phải một dạng phần mềm độc hại (malware) hay virus hay không? Để đi tìm lời giải đáp, bạn đọc cùng tham khảo tiếp bài viết dưới đây của Taimienphi.vn.
Tìm hiểu về trojan
I. Trojan là gì?
Trojan horse hay còn gọi là Trojan là một mã hoặc phần mềm độc hại giống phần mềm hợp lệ nhưng có khả năng kiểm soát máy tính nạn nhân. Trojan được thiết kế để làm hỏng, phá vỡ, đánh cắp hoặc thực hiện một số hành vi độc hại khác trên dữ liệu hoặc hệ thống mạng của người dùng.
Trojan hoạt động như một ứng dụng hoặc file hợp lệ để đánh lừa người dùng tải về, cài đặt và chạy trên thiết bị. Sau khi được cài đặt, nó sẽ thực hiện các hành động độc hại như đã được thiết kế.
Đôi khi Trojan còn được gọi là virus Trojan (hay virus Trojan horse) nhưng cách gọi này hoàn toàn không đúng. Virus có thể tự thực thi và sao chép còn Trojan thì không mà phải thông qua người dùng thực thi phần mềm. Tuy nhiên virus Trojan và phần mềm độc hại Trojan có thể sử dụng thay thế cho nhau.
II. Trojan hoạt động như thế nào?
Khi nhận được email từ người mà bạn nghĩ rằng mình có quen biết và click vào link đính kèm, nhưng chẳng may đó là email lừa đảo của tội phạm mạng. Khi tải xuống và mở link đính kèm đó đồng nghĩa với việc bạn đang cài đặt phần mềm độc hại trên thiết bị, máy tính của mình.
Một khi chương trình được thực thi, phần mềm độc hại có thể lây nhiễm sang các file khác và phá hủy máy tính của bạn.
Trojan được thiết kế để thực hiện một loạt các hành vi độc hại khác nhau trên thiết bị của nạn nhân.
Dưới đây là danh sách các Trojan phổ biến nhất:
1. Trojan Backdoor
Loại trojan này có thể tạo "backdoor" trực tiếp, cho phép kẻ tấn công truy cập và kiểm soát máy tính người dùng. Dữ liệu người dùng có thể bị tải xuống và đánh cắp bởi các bên thứ 3, hoặc các phần mềm độc hại khác được tải lên và cài đặt trên máy tính của họ.
2. Trojan DDoS (Distributed Denial of Service)
Loại Trojan này thực hiện các cuộc tấn công dịch vụ (DDoS). Ý tưởng là tấn công một mạng bằng cách lạm dụng lưu lượng truy cập trên máy tính bị nhiễm của người dùng.
3. Trojan Downloader
Trojan này nhắm mục tiêu đến máy tính người dùng đã bị nhiễm, tải xuống và cài đặt các biến thể của chương trình độc hại, bao gồm Trojan và phần mềm quảng cáo (adware).
4. Trojan Fake AV
Trojan Fake AV hoạt động như phần mềm diệt virus nhưng đòi tiền chuộc để quét và loại bỏ các mối đe dọa, dù là thật hay giả mạo.
5. Trojan Game-thief
Nạn nhân của loại trojan này chủ yếu là các game thủ chơi game online. Trojan Game-thief tìm cách đánh cắp các thông tin tài khoản của họ.
6. Trojan Infostealer
Đúng như tên gọi của nó, loại Trojan này đánh cắp các thông tin, dữ liệu trên máy tính, thiết bị nạn nhân.
7. Trojan Mailfinder
Trojan Mailfinder tìm cách đánh cắp các địa chỉ email mà người dùng đăng nhập trên thiết bị của mình.
8. Trojan Ransom
Trojan Ransom đòi nạn nhân thanh toán một khoản tiền chuộc để cho phép họ có thể truy cập máy tính và các file dữ liệu của mình.
9. Trojan Remote Access
Loại Trojan này cung cấp cho kẻ tấn công toàn quyền kiểm soát máy tính nạn nhân thông qua kết nối mạng từ xa để đánh cắp các thông tin hoặc theo dõi họ.
10. Trojan Rootkit
Rootkit được thiết kế để che giấu hoặc ẩn các phần mềm độc hại trên máy tính nạn nhân bị nhiễm, nhằm mục đích để kéo dài thời gian phần mềm độc hại bị phát hiện.
11. Trojan SMS
Loại Trojan này lây nhiễm trên các thiết bị di động người dùng, sau đó gửi các tin nhắn văn bản từ điện thoại di động tới số điện thoại có phí bảo hiểm khiến nạn nhân phải trả tiền.
12. Trojan Banker
Trojan Banker chủ yếu nhắm mục tiêu các tài khoản tài chính của người dùng. Loại Trojan này được thiết kế để đánh cắp các thông tin tài khoản của nạn nhân bao gồm thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng và dữ liệu hóa đơn thanh toán khi họ thực hiện các giao dịch trực tuyến.
13. Trojan IM
Trojan này nhắm mục tiêu đến các tin nhắn tức thời, đánh cắp thông tin đăng nhập và mật khẩu của người dùng trên nền tảng IM.
Trojan ảnh hưởng đến các thiết bị di động như thế nào?
Trojan không chỉ ảnh hưởng đến các thiết bị như máy tính hay laptop mà thậm chí còn ảnh hưởng đến cả các thiết bị di động bao gồm điện thoại di động và máy tính bảng.
Về cơ bản Trojan được phân phối dưới dạng ứng dụng trông giống ứng dụng hợp lệ nhưng thực chất nó là phiên bản ứng dụng giả mạo, chứa một loạt phần mềm độc hại. Tội phạm mạng chủ yếu tải lên các ứng dụng này trên các nguồn không chính thức, không đáng tin cậy.
Ngoài ra các ứng dụng này cũng có thể đánh cắp thông tin trên thiết bị nạn nhân và kiếm lợi nhuận bằng cách gửi tin nhắn SMS tới số điện thoại có phí bảo hiểm.
Một dạng phần mềm độc hại Trojan nhắm mục tiêu đến các thiết bị Android cụ thể được gọi là Switcher Trojan, lây nhiễm cho các thiết bị nạn nhân để tấn công router (bộ định tuyến) của họ. Kết quả tội phạm mạng có thể chuyển hướng lưu lượng truy cập trên các thiết bị được kết nối Wifi và sử dụng cho các mục đích, thực hiện các cuộc tấn công khác.
III. Giải pháp ngăn chặn Trojan
Dưới đây là một số giải pháp để ngăn chặn Trojan:
- Thiết lập và chạy các chương trình bảo mật Internet mỗi khi mở máy tính.
- Cập nhật các phiên bản hệ điều hành và ứng dụng mới nhất khi có sẵn. Tội phạm mạng có xu hướng tấn công và khai thác các lỗ hổng bảo mật trong các chương trình, phần mềm lỗi thời.
- Sử dụng các mật khẩu mạnh, kết hợp các chữ cái chữ số khó đoán. Ngoài ra với mỗi một tài khoản bạn nên sử dụng một mật khẩu để tránh tình trạng các tài khoản bị tấn công đồng thời.
- Bảo vệ các thông tin cá nhân của bạn an toàn với tường lửa (firewall).
- Thường xuyên sao lưu các file, dữ liệu của bạn để phòng trường hợp nếu Trojan lây nhiễm trên máy tính, bạn vẫn có thể khôi phục lại dữ liệu.
- Thận trọng với các email, file đính kèm. Tốt nhất không nên mở các email từ người gửi mà bạn không quen biết, đồng thời quét các file đính kèm trước khi mở.
- Không truy cập, tải xuống và cài đặt các phần mềm trên các trang web, nguồn không đáng tin cậy.
https://thuthuat.taimienphi.vn/trojan-la-gi-48560n.aspx
Bài viết trên đây Taimienphi.vn vừa giới thiệu cho bạn Trojan là gì? Một số loại trojan phổ biến hiện nay. Ngoài ra nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi nào cần giải đáp như tấn công mạng Phishing là gì? hay có những cách diệt trojan nào?, bạn đọc có thể để lại ý kiến của mình trong phần bình luận bên dưới bài viết nhé.
- Xem thêm: Top phần mềm diệt virus miễn phí tốt nhất 2021