Hãy theo dõi và tham khảo nội dung Soạn bài Trái Đất - cái nôi của sự sống ngắn nhất, trang 78, Ngữ văn 6, Kết nối tri thức, học kì II để có thêm hiểu biết về hành tinh mà chúng ta đang sinh sống. Đồng thời, nắm chắc kiến thức liên quan đến văn bản thông tin.
Soạn bài Trái Đất - cái nôi của sự sống ngắn nhất, Ngữ văn 6 - KNTT
Bài giảng Trái Đất - cái nôi của sự sống ngắn gọn
I. Trước khi đọc
* Gợi ý trả lời câu hỏi phần trước khi đọc:
1. Em từng nghe, đọc hay đã thuộc những ca khúc, bài thơ nào viết về Trái Đất? Chúng đã gợi lên trong em ấn tượng, cảm xúc gì? Theo em, để hiểu biết và yêu quý hành tinh xanh này, chúng ta còn cần phải tìm đến những nguồn thông tin hay tài liệu nào khác?
- Những ca khúc viết về Trái Đất mà em từng nghe, đọc là:
+ Ca khúc "Trái Đất này là của chúng mình".
+ Ca khúc "Em vẽ môi trường màu xanh".
- Các ca khúc này gợi lên trong em tình yêu với Trái Đất - hành tinh mà con người sinh sống.
- Chúng ta cần tìm đến những nguồn thông tin và tài liệu như: tạp chí khoa học, báo cáo nghiên cứu, sách viết về Trái Đất,...
2. Người ta thường nói "Sự sống muôn màu". Em hiểu điều này như thế nào?
- "Sự sống muôn màu": sự sống trên Trái Đất trở nên muôn màu muôn vẻ là nhờ vào sự đa dạng, phong phú của nhiều loài thực - động vật.
II. Đọc văn bản
* Gợi ý trả lời câu hỏi phần đọc văn bản:
1. Theo dõi: Phần sa-pô với những dòng chữ in đậm.
- Phần sa-pô gồm 3 câu hỏi liên quan đến Trái Đất. Thông qua phần sa-pô này, người đọc dễ dàng nắm bắt được chủ đề mà văn bản hướng tới.
2. Theo dõi: Văn bản được triển khai với nhiều đề mục in đậm.
- Văn bản được triển khai với 5 đề mục chính.
3. Theo dõi: Những miêu tả về sự hiện diện của nước trên Trái Đất.
* Những miêu tả về sự hiện diện của nước trên Trái Đất:
- Nước ở dạng lỏng.
- Nước bao phủ gần 3⁄4 bề mặt Trái Đất.
4. Theo dõi: Sự sống trên Trái Đất phong phú như thế nào?
- Sự sống trên Trái Đất vô cùng phong phú:
+ Có muôn loài tồn tại: vi sinh vật, cá voi xanh, cây bao báp,...
+ Vô số loài thực vật, động vật sinh sôi nảy nở trên những cánh đồng nguyên sinh hay giữa lòng đại dương.
5. Theo dõi: Vì sao có thể khẳng định con người là đỉnh cao kì diệu của sự sống trên Trái Đất?
- Vì con người là động vật cấp cao, có bộ não và hệ thống thần kinh phát triển. Không giống như các loài khác, con người có ý thức, tình cảm, ngôn ngữ, biết tổ chức cuộc sống một cách tích cực.
6. Suy luận: Ý sau cùng của bài có lạc đề không?
- Ý sau cùng của bài không lạc đề bởi thông qua ý này, người viết muốn nêu lên thực trạng đáng lo của Trái Đất, từ đó, thức tỉnh con người cần nâng cao nhận thức và hành động.
Soạn bài Trái Đất - cái nôi của sự sống ngắn nhất
III. Sau khi đọc
* Gợi ý trả lời câu hỏi phần sau khi đọc:
Câu hỏi 1 (trang 81, SGK Ngữ văn 6, tập 2)
* Những thông tin chủ yếu của văn bản:
- Trái Đất nằm trong hệ Mặt Trời, là một trong tám hành tinh. Trái Đất vừa tự quay quanh trục của mình, vừa quay quanh Mặt Trời theo quỹ đạo hình e-líp.
- Nước được coi là "vị thần hộ mệnh" của sự sống trên Trái Đất. Nước ở dạng lỏng, bao phủ gần 3⁄4 bề mặt Trái Đất. Nhờ có nước, sự sống trên Trái Đất phát triển phong phú, muôn màu muôn vẻ.
- Trái Đất là nơi cư ngụ của muôn loài, từ loài có kích thước bé nhỏ như vi sinh vật đến loài mang kích thước khổng lồ như khủng long.
- Sự sống trên Trái Đất trở nên kì diệu hơn nhờ sự xuất hiện của con người. Con người đã cải tạo lại bộ mặt của Trái Đất. Song, con người cũng có những hành động tiêu cực, gây ảnh hưởng đến Trái Đất.
- Trái Đất đang bị tổn thương từng ngày từng giờ. Thiên nhiên bị tàn phá nghiêm trọng.
Câu hỏi 2 (trang 81, SGK Ngữ văn 6, tập 2)
- Bức tranh minh họa làm sáng tỏ các thông tin được triển khai bằng chữ viết, nằm trong mục "Trái Đất - nơi cư ngụ của muôn loài":
+ Muôn loài tồn tại trên Trái Đất.
+ Các loài động - thực vật sinh sôi nảy nở trên những cánh rừng nguyên sinh, giữa lòng đại dương.
Câu hỏi 3 (trang 81, SGK Ngữ văn 6, tập 2)
- Vấn đề chính được đề cập trong phần 2 là: sự hiện diện của nước trên Trái Đất.
- Việc nói về vấn đề này liên quan mật thiết với hướng triển khai những nội dung khác ở các phần kế tiếp:
+ Đoạn văn nói về nước chi phối các nội dung ở phần sau: nhờ có nước, Trái Đất trở thành nơi có sự sống (phần 2) -> sự sống trên Trái Đất vô cùng đa dạng, phong phú (phần 3)
Câu hỏi 4 (trang 81, SGK Ngữ văn 6, tập 2)
- Theo em, văn bản chưa nói được đầy đủ về sự kì diệu của sự sống trên Trái Đất.
- Những điều mà em muốn bổ sung xung quanh vấn đề này:
+ Hệ thống các loài động vật - thực vật.
+ Đặc tính riêng biệt của từng loài.
+ Khả năng thích nghi của các loài.
Câu hỏi 5 (trang 81, SGK Ngữ văn 6, tập 2)
- Những bằng chứng để khẳng định con người là đỉnh cao kì diệu của sự sống trên Trái Đất:
+ Con người biết tổ chức xã hội: vai vế trong gia đình, vị thế ngoài xã hội.
+ Con người có ngôn ngữ và chữ viết.
+ Mỗi tộc người lại có những phong tục - tập quán, tín ngưỡng khác nhau.
+ Con người biết sử dụng sức mạnh của bản thân vào việc lao động sản xuất, góp phần nâng cao đời sống.
+ Con người còn tham gia vào các hoạt động xã hội như: chính trị, quân sự, kinh tế,...
Câu hỏi 6 (trang 81, SGK Ngữ văn 6, tập 2)
- Lí do xuất hiện câu hỏi "Trái Đất có thể chịu đựng đến bao giờ?":
+ Nhắc lại, nhấn mạnh vào tình trạng đáng báo động của Trái Đất ở nội dung trước đó.
+ Từ đó, khơi gợi bài học nhận thức và hành động.
- Câu hỏi đó gợi cho em những suy nghĩ, trăn trở về Trái Đất - hành tinh xanh:
+ Trái Đất đang bị tàn phá, nếu tình trạng này vẫn diễn ra, con người và vô số loài vật khác phải đối mặt với hiểm nguy, thậm chí là diệt vong.
+ Mong rằng, mọi người sẽ nhận ra tầm quan trọng của vấn đề và biết chung tay bảo vệ Trái Đất luôn xanh - sạch - đẹp.
Câu hỏi 7 (trang 81, SGK Ngữ văn 6, tập 2)
- Kinh nghiệm về cách đọc một văn bản thông tin:
+ Cần xác định chủ đề thông qua nhan đề văn bản và phần Sa-pô.
+ Chú ý nội dung chính của các đoạn văn, sau đó, đánh giá hiệu quả cách triển khai thông tin.
+ Chú ý phần số liệu, thống kê mà tác giả đề cập để đánh giá tính chân thực, chính xác của văn bản.
* Viết kết nối với đọc
Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) về chủ đề: Để hành tinh xanh mãi xanh...
- HS viết theo cảm nhận của bản thân:
* Gợi ý:
Để hành tinh xanh mãi xanh, chúng ta cần phải chung tay bảo vệ môi trường tự nhiên. Ngay từ bây giờ, con người hãy dừng ngay các hành động gây tổn hại đến thiên nhiên như: chặt phá rừng, săn bắt động vật quý hiếm, xả rác bừa bãi,... Muốn làm được điều đó, trước hết, mỗi cá nhân nên thay đổi từ những việc làm nhỏ nhất: phân loại rác, tiết kiệm nước,... Tiếp đến, cần tích cực tuyên truyền tới mọi người xung quanh về việc giữ gìn, bảo vệ không gian sống luôn xanh - sạch - đẹp. Mong rằng, Trái Đất sẽ sớm hồi phục sau những thương tổn mà loài người gây ra.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Như vậy, tác giả Hồ Thanh Trang đã cung cấp nhiều kiến thức thú vị, bổ ích về Trái Đất qua văn bản Trái Đất - cái nôi của sự sống.
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-trai-dat-cai-noi-cua-su-song-ngan-nhat-ngu-van-6-kntt-75219n.aspx
Bài học tiếp theo là bài Thực hành tiếng Việt trang 81 và Các loài chung sống với nhau như thế nào. Các em có thể tham khảo bài soạn, văn mẫu lớp 6 các bài học tiếp theo Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 81 ngắn nhất, Soạn bài Các loài chung sống với nhau như thế nào để có thể chuẩn bị bài tốt nhất nhé.