Soạn bài Viết: Thách thức thứ hai - Từ ý tưởng đến sản phẩm ngắn nhất, Ngữ văn 7 - KNTT

Dưới đây là Soạn bài Viết: Thách thức thứ hai - Từ ý tưởng đến sản phẩm ngắn nhất, trang 109, Ngữ văn 7, Kết nối tri thức, học kì II do Taimienphi.vn biên soạn. Mời em tham khảo và theo dõi để biết cách kể lại câu chuyện theo hình thức thơ.

Soạn bài Viết: Thách thức thứ hai - Từ ý tưởng đến sản phẩm ngắn nhất, Ngữ văn 7 - KNTT

soan bai viet thach thuc thu hai tu y tuong den san pham ngan nhat ngu van 7 kntt

Soạn bài Viết: Thách thức thứ hai - Từ ý tưởng đến sản phẩm ngắn gọn, Ngữ văn 7 - KNTT

 

* Gợi ý trả lời các câu hỏi

Câu hỏi 1 trang 109 SGK Ngữ văn 7 - tập 2
- HS tự do sáng tạo sản phẩm của mình dưới hình thức truyện tranh.
Câu hỏi 2 trang 109 SGK Ngữ văn 7 - tập 2
Kể lại câu chuyện "Đẽo cày giữa đường" theo hình thức thơ:
Ngày xửa, ngày xưa
Có anh thợ mộc
Bỏ ra trăm quan
Làm nghề đẽo cày
Bỗng một hôm nọ
Có người ghé vào
Hăm hở nói rằng
Nên đẽo cày cao
Thì mới dễ cày
Người thợ nghe vậy
Gật đầu làm theo.
Ngày qua ngày đến
Lại một vị khách
Ghé thăm cửa hàng
Đưa ra nhận xét
Nên đẽo cày nhỏ
Thì mới dễ cày
Người thợ gật gù
Thoăn thoắt đẽo theo
Thêm người khách nữa
Tiến đến tiệm cày
Xởi lởi góp ý
Cần đẽo to hơn
Gấp đôi gấp ba
Để cho voi cày
Người thợ cả tin
Không chút lập trường
Sửa hết số cày
Ngày qua tháng lại
Chẳng ai đến mua
Cửa hàng ế ẩm
Vốn liếng hết sạch
Người thợ hối hận
Những đã quá muộn
Cái giá phải trả
"Đẽo cày giữa đường"
Thật sự rất đắt.
Câu hỏi 3 trang 109 SGK Ngữ văn 7 - tập 2
I. Thực hành viết theo các bước
1. Trước khi viết
a. Lựa chọn đề tài:
- Chú ý đến những đặc điểm/ những phẩm chất nổi bật của nhân vật.
b. Tìm ý:
- HS tự tìm ý bằng cách đặt ra và trả lời một số câu hỏi:
+ Nhân vật xuất hiện trong tác phẩm/ cuốn sách nào?
+ Em yêu thích nhân vật vì điều gì? Tại sao lại lựa chọn phân tích nhân vật này?
+ Nhân vật có những đặc điểm nào nổi bật?
+ Trình bày nghệ thuật miêu tả nhân vật.
+ Bài học mà em rút ra được thông qua nhân vật này là gì?
c. Lập dàn ý:
- Từ các ý đã tìm được, HS sắp xếp và lập dàn ý đầy đủ bố cục 3 phần.
2. Viết bài
- HS thực hành viết bài dựa theo dàn ý chi tiết của bản thân.
3. Chỉnh sửa bài
- HS đọc lại bài và tự chỉnh sửa.
soan bai viet thach thuc thu hai tu y tuong den san pham ngan nhat

Soạn bài Viết: Thách thức thứ hai - Từ ý tưởng đến sản phẩm ngắn nhất, Ngữ văn 7 - KNTT

II. Bài viết mẫu tham khảo
1. Dàn ý phân tích một nhân vật văn học mà em yêu thích
a. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp, tác phẩm "Người thầy đầu tiên".
- Giới thiệu và nêu khái quát cảm nhận về thầy Đuy-sen.
b. Thân bài:
- Thầy Đuy-sen là một người tận tâm tận huyết với nghề, giàu tình yêu thương:
+ Lời nói: nhẹ nhàng, chan chứa tình thương cùng sự quan tâm vô bờ.
+ Hành động: tự sửa sang lại phòng học, cõng các em nhỏ qua suối,...
+ Suy nghĩ: luôn lo lắng về tương lai của những cô cậu học trò, khao khát được gửi học trò lên thành phố lớn.
- Nhận xét nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Khắc họa nhân vật thông qua lời nói, hành động.
+ Kết hợp khéo léo điểm nhìn từ hai nhân vật: An-tư-nai và người họa sĩ.
+ Ngôn ngữ mộc mạc, giàu chất thơ.
- Ý nghĩa hình tượng nhân vật:
+ Thầy Đuy-sen là hình ảnh đại diện cho những người thầy, người cô không quản ngại gian khổ, đã và đang đóng góp sức mình vào sự nghiệp "trồng người" cao cả, vĩ đại
+ Qua nhân vật thầy Đuy-sen, nhà văn gửi gắm tấm lòng biết ơn, ngợi ca các thầy cô giáo.
c. Kết bài
- Nêu ấn tượng, cảm nhận về nhân vật

2. Bài viết mẫu phân tích một nhân vật văn học mà em yêu thích

Nhà văn người Cư-rơ-gư-dơ-xtan Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp thường viết về những đề tài gắn bó thân thuộc với quê hương mình. Điều này thể hiện rất rõ trong truyện vừa "Người thầy đầu tiên". Tác phẩm đã để lại dấu ấn sâu đậm cho bạn đọc hình ảnh thầy Đuy-sen có trái tim cao cả, đong đầy tình thương.

Giống như những gì mà nhan đề thể hiện, nhân vật Đuy-sen là người thầy đầu tiên của làng Cư-rơ-gư-dơ-xtan, của các cô cậu học trò cùng lứa với An-tư-nai. Đứng trên cương vị một nhà giáo, thầy Đuy-sen đã dốc lòng, cố gắng làm tròn trách nhiệm bản thân. Thầy yêu thương học trò, quan tâm, chăm sóc chúng như những người thân thiết. Dẫu trên người bê bết đất, mệt mỏi là vậy nhưng khi thấy An-tư-nai và bạn bè, Đuy-sen lại mỉm cười hiền hậu, nhiệt tình hỏi thăm "Đi đâu về thế các em gái". Chứng kiến cảnh mấy đứa trẻ phải mang các bao ki-giắc to đầy, thầy nhẹ nhàng động viên và cổ vũ "những cái bao kia to hơn cả người các em đấy.".

Bên cạnh đó, nhà văn Ai-tơ-ma-tốp còn khắc họa nhân vật Đuy-sen thông qua những hành động cao đẹp. Một thân một mình, thầy không quản vất vả, tự mình đắp lò sưởi ở góc nhà, tự mình bắc ống khói trên mái. Để học sinh có nơi học tập ấm áp giữa trời đông, thầy tranh thủ lúc trời chưa tối, cầm theo liềm và sợi dây đi lấy rạ khô. Đối diện với những việc làm thô lỗ, ngỗ nghịch của bọn nhà giàu, thầy Đuy-sen chẳng lấy làm để tâm. Điều duy nhất mà thầy vướng bận là sự vui vẻ của học sinh. Vì thế, "thầy thường nghĩ ra một câu chuyện vui nào đó khiến lũ chúng tôi phá lên cười, quên mất mọi sự". Chưa dừng lại ở đó, thầy còn bế các em nhỏ qua suối giữa thời tiết lạnh giá "lưng thì cõng, tay thì bế và cứ như thế thầy lần lượt đưa hết các em sang". Thầy đau lòng khi thấy cảnh học trò phát khóc lên bởi nước lạnh làm buốt cóng đôi chân.

Là một nhà giáo tận tâm tận huyết, Đuy-sen luôn khát khao, ao ước An-tư-nai và những đứa trẻ sẽ được học tập tại môi trường giáo dục tốt hơn. Người thầy với ý nghĩ tốt lành chưa bao giờ ngừng trăn trở, suy tư "Ôi, ước gì thầy được gửi em ra thành phố lớn. Em còn sẽ khá hơn biết chừng nào.".

Bằng ngôn ngữ mộc mạc, giàu chất thơ, sử dụng nhiều ngôi kể, tác giả đã thành công làm nổi bật hình ảnh nhân vật Đuy-sen giàu tình thương. Thầy Đuy-sen chính là đại diện cho những người thầy, người cô không quản ngại gian khổ, đã và đang đóng góp sức mình vào sự nghiệp "trồng người" cao cả, vĩ đại. Qua đây, Ai-tơ-ma-tốp khéo léo gửi gắm tấm lòng biết ơn, ngợi ca các thầy cô giáo ngày đêm chèo lái con thuyền tri thức cập bến.

"Người thầy đầu tiên" quả là một tác phẩm hay và giàu ý nghĩa. Đọc truyện, ta lại càng thêm khâm phục, kính trọng thầy Đuy-sen - con người hết lòng vì học trò, vì tương lai thế hệ sau. Mong rằng, mỗi cá nhân sẽ biết chăm chỉ học tập, tích cực rèn luyện tác phong đạo đức để không phụ công dạy dỗ của thầy cô.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-thach-thuc-thu-hai-tu-y-tuong-den-san-pham-ngan-nhat-75373n.aspx
Khi phân tích một nhân vật nào đó, em cần tập trung vào những chi tiết miêu tả, khắc họa ngoại hình, tích cách, hành động, lời nói của nhân vật ấy. Đồng thời, kết hợp khéo léo giữa lí lẽ và dẫn chứng. Em có thể tham khảo văn mẫu lớp 7 thêm: Soạn bài Thách thức đầu tiên - Chinh phục những cuốn sách mới đầy đủ bám sát vào nội dung bài học, Soạn bài Về đích: Ngày hội với sách Ngữ văn 7.

Tác giả: Nguyễn Thành Nam - NTN     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Link tải Sách giáo khoa lớp 3 Kết nối tri thức
Giải toán lớp 6 trang 37 tập 1 sách Kết Nối Tri Thức
Từ khoá liên quan:

Soan bai Ve dich Ngay hoi voi sach

, Giao an Ve dich Ngay hoi voi sach ngan gon, Cam nhan cua em ve Ngay hoi doc sach ngan nhat Ngu van 7 KNTT,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    File mềm sách Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh

    Ngoài sách Chân trời sáng tạo, bộ sách Cánh Diều thì bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cũng được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn theo tiêu chuẩn sách giáo khoa mới đưa ra thử nghiệm trong năm học mới. Giống ...

Tin Mới

  • Soạn bài Ôn tập phần Tập làm văn, Ngữ văn lớp 7 tập 2, trang 139

    Nội dung soạn bài Ôn tập phần Tập làm văn của Taimienphi sẽ tập trung củng cố kiến thức về văn biểu cảm và văn nghị luận, các em hãy tham khảo nhé.

  • Bài văn tả mẹ lớp 7

    Cùng là chủ đề về mẹ nhưng mỗi đề văn lại đề cập đến những yêu cầu khác nhau. Với Bài văn tả mẹ lớp 7, em sẽ cần sử dụng được thành thạo các phương thức biểu đạt, nhuần nhuyễn trong cách hành văn, triển khai ý. Để nắm

  • Soạn bài Về đích: Ngày hội với sách ngắn nhất, Ngữ văn 7 - KNTT

    Để có những ý tưởng mới mẻ khi giới thiệu sản phẩm từ sách hay trình bày ý kiến về tác dụng, ý nghĩa của việc đọc sách, em hãy tham khảo ngay Soạn bài Về đích: Ngày hội với sách ngắn nhất, trang 115, Ngữ văn 7, Kết nối

  • Viết 4 - 5 câu về tình cảm với bạn bè

    Chúng ta ai cũng có cho mình những người bạn thân thiết. Hãy cùng tập cách kể, giới thiệu về người thân của mình qua bài Viết 4 - 5 câu về tình cảm