Nội dung soạn bài Tập đọc Đất Cà Mau dưới đây sẽ hướng dẫn các em đọc hiểu câu chuyện về Đất Cà Mau. Qua việc trả lời những câu hỏi trong SGK trang 89, các em sẽ khám phá được bức tranh thiên nhiên, con người tươi đẹp, hài hòa nơi mảnh đất Cà Mau.
Soạn bài Tập đọc: Đất Cà Mau
Soạn bài Tập đọc: Đất Cà Mau, Ngắn 1
Nội dung chính
Bài đọc giới thiệu về thiên nhiên và con người Cà Mau. Nơi đây mưa nắng thất thường nên cây cối mọc thành rặng. Con người nơi đây cũng giàu nghị lực, thông minh, can đảm.
Câu 1 (trang 90 sgk Tiếng Việt 5): Mưa ở Cà Mau có gì khác thường?
Trả lời:
Mưa ở Cà Mau đến rồi đi bất ngờ: sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông.
Câu 2 (trang 90 sgk Tiếng Việt 5): Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao? Người Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào?
Trả lời:
- Cây cối trên đất Cà Mau phải mọc thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất để chống lại cơn thịnh nộ của thời tiết.
- Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước.
Câu 3 (trang 90 sgk Tiếng Việt 5): Người Cà Mau có tính cách như thế nào?
Trả lời:
Họ thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây.
Câu 4 (trang 90 sgk Tiếng Việt 5): Bài văn trên có mấy đoạn? Em hãy đặt tên cho từng đoạn văn.
Trả lời:
- Bài văn trên có 3 đoạn:
- Đoạn 1 (từ đầu ... cơn dông): Mưa ở Cà Mau.
- Đoạn 2 (Cà Mau ... cây đước): Thiên nhiên ở Cà Mau, Đất, cây cối và nhà cửa ở Cà Mau.
- Đoạn 3 (đoạn còn lại): Người Cà Mau.
--------------------HẾT BÀI 1---------------------
Bên cạnh Soạn bài Tập đọc: Đất Cà Mau các em cần tìm hiểu thêm những bài soạn khác trong SGK Tiếng Việt lớp 3 như Luyện tập thuyết trình, tranh luận trang 91 SGK hay phần Soạn bài Luyện từ và câu: Đại từ nhằm củng cố kiến thức Tiếng Việt lớp 5 của mình nhé.
Soạn bài Tập đọc: Đất Cà Mau, Ngắn 2
A. KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM
Bài văn thuộc văn kể chuyện xen kẽ văn miêu tả. Giọng văn nhẹ nhàng hấp dẫn với một lối kể và tả rất sinh động. Khi đọc, em cần ngắt nghỉ đúng dấu câu. Nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả đặc điểm khí hậu, thời tiết, cuộc sống sinh hoạt của nhân dân ở vùng tận cùng của đất nước và niềm tự hào về truyền thống của cha ông được con cháu lưu truyền, phát huy.
B. TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI
1. Phân đoạn: Bài văn chia làm ba đoạn để luyện đọc:
- Đoạn 1: Từ đầu đến... "cơn dông". Nêu đặc điểm thời tiết của đất mũi Cà Mau.
- Đoạn 2: Từ "Cà Mau đất xốp" cho đến ... "cây đước". Giới thiệu cây đước một loài cây nhiều nhất ở vùng đất Mũi.
- Đoạn 3: Phần còn lại của văn bản.
2- Nội dung bài
Câu 1: Mưa ở Cà Mau có gì khác thường?
Trả lời: Mưa ở Cà Mau là mưa dông: mưa thất thường, đột ngột kèm theo gió mạnh dữ dội nhưng chóng tạnh (nhanh hết).
Câu 2: Hãy đặt tên cho đoạn văn này.
Trả lời: Em có thế đặt tên: Mưa dông hoặc Mưa ở Cà Mau, Đặc điểm thời tiết ở Cà Mau.
Câu 3: Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao?
Trả lời: Do đặc điểm thời tiết, khí hậu thất thường nhiều mưa dông, đế tồn tại, phát triển các loài cây phải mọc thành chòm, thành rặng, thành rừng, rễ dài cắm sâu vào lòng đất và dựa vào nhau để chống chọi lại những cơn dông bất thường, dữ dội.
Câu 4: Người Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào?
Trả lời: Người Cà Mau dựng nhà cửa dọc những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước.
Câu 5: Người Cà Mau có tính cách như thế nào?
Trả lời: Người Cà Mau có tính cách: thông minh, giàu nghị lực, thích kể, nghe những huyền thoại kì lạ về sức mạnh và trí thông minh của con người chinh phục các loài vật hung dữ, toát lên một tinh thần thượng võ.
Câu 6: Mỗi đoạn văn trong bài tập trung nêu rõ một ý. Em hãy đặt tên cho từng đoạn văn. Trả lời: Em có thể đặt tên cho từng đoạn như sau:
- Đoạn 1: Đặc điểm thời tiết ở Cà Mau.
- Đoạn 2: Cây cối, nhà cửa ở đất Mũi.
- Đoạn 3: Tính cách của người đất Mũi.
* Nội dung chính: Đặc điểm thiên nhiên và tính cách con người Cà Mau.
---------------------HẾT----------------------
Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Soạn bài Cái gì quý nhất, tập đọc nhằm chuẩn bị trước nội dung bài Tập đọc: Cái gì quý giá nhất SGK Tiếng Việt lớp 5.
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-tap-doc-dat-ca-mau-39664n.aspx