Soạn bài Chính tả (Nghe-viết): Người tìm đường lên các vì sao, Tiếng Việt lớp 4

Qua việc trả lời 3 câu hỏi trong bài Chính tả (Nghe-viết): Người tìm đường lên các vì sao trang 126 SGK Tiếng Việt 4, tập 1, các em sẽ được rèn luyện kĩ năng nghe, viết chính tả và có khả năng phân biệt, sử dụng các tiếng bắt đầu bằng l/n, vần im/iêm cho đúng.

Bài viết liên quan

Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2

soan bai nguoi tim duong len cac vi sao nghe viet

Soạn bài Chính tả (Nghe-viết): Người tìm đường lên các vì sao
 

Soạn bài Chính tả (Nghe-viết): Người tìm đường lên các vì sao, Ngắn 1

Câu 1 (trang 126 sgk Tiếng Việt 4) : Nghe viết bài "Người tìm đường lên các vì sao" (từ đầu đến "hàng trăm lần")

Trả lời:
Tự luyện viết vài lần. Chú ý các tiếng thường phạm lỗi do phát âm địa phương.

Câu 2 (trang 126 sgk Tiếng Việt 4) :

a) Tìm các tính từ
- Có hai tiếng đều bắt đầu bằng "l"
- Có hai tiếng đều bắt đầu bằng"n"
b) Điền vào ô trống có âm "I hay iê"

Trả lời:

a) Đó là những từ:
- Bắt đầu bằng "l": lóng lánh, lạnh lùng, long lanh, lung linh lặng lẽ, lành lạnh, lả lơi, lai láng,...
- Bắt đầu bằng "n": na ná, nông nổi, náo nức, não nề, não nùng, nề nếp, nõn nà, nô nức,...

Em lần lượt điền như sau: ...nghiêm khắc...phát minh...kiên trì...thí nghiệm...nghiên cứu...thí nghiệm...bóng điện...thí nghiệm.

Câu 3 (trang 127 sgk Tiếng Việt 4) : Tìm các từ

Trả lời:

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n có nghĩa đã cho ( SGK trang 127) như sau:
- Nản chí, nản lòng, chán nản
- Lí tưởng
- Lạc hướng

b) Chứa tiếng có vần "im hoặc iêm" có nghĩa đã cho (SGK trang 127) như sau:
- Kim khâu
- Tiết kiệm
- Trái tim

--------------------HẾT BÀI 1--------------------------

Như vậy chúng tôi đã gợi ý Soạn bài Người tìm đường lên các vì sao, nghe viết bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Soạn bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Ý chí - Nghị lực, tuần 13 và cùng với phần Soạn bài Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia, tuần 13 để học tốt môn Tiếng Việt lớp 4 hơn

 

Soạn bài Chính tả (Nghe-viết): Người tìm đường lên các vì sao, Ngắn 2

1. Nghe - viết: Người tìm đường lên các vì sao (từ đầu ... đến có khi đến hàng trăm lần)

Từ nhỏ, Xi-ôn-cốp-xki đã mơ ước được bay lên bầu trời. Có lần, ông dại dột nhảy qua cửa sổ để bay theo những cánh chim. Kết quả, ông bị ngã gãy chân. Nhưng rủi ro lại làm nảy ra trong đầu óc non nớt của ông lúc bấy giờ một câu hỏi: "Vì sao những quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?"

Để tìm điều bí mật đó, Xi-ôn-cốp-xki đọc không biết bao nhiêu là sách. Nghĩ ra điều gì, ông lại hì hục làm thí nghiệm, có khi đến hàng trăm lần.

2. a) Tìm các tính từ :
- Có hai tiếng đều bắt đầu bằng l. M : lỏng lẻo
- Có hai tiếng đều bắt đầu bằng n. M : nóng nảy

b) Điền vào ô trống tiếng có âm ỉ hay iê ?
Ê-đi-xơn rất.... khắc với bản thân. Để có được bất kì một phát.... nào, ông cũng trì làm hết thí.... này đến thí.... khác cho tới khi đạt kết quả. Khi nghiên cứu về ắc quy, ông thí.... tới 5000 lần. Khi tìm vật liệu làm dây tóc bóng...., con số thí....lên đến 8000 lần.

Trả lời:

a) Tìm các tính từ:
- Có hai tiếng bắt đầu bằng l: lỏng lẻo, long lanh, lóng lánh, lung linh, lơ lửng, lấp lửng, lập lờ, lặng lẽ, lững lờ, lấm láp, lọ lem, lộng lẫy, lớn lao, lố lăng, lộ liễu.
- Có hai tiếng đều bắt đầu bằng n: nóng nảy, nặng nề, não nùng, năng nổ, non nớt, nõn nà, nông nổi, no nê, náo nức, nô nức.

b) Ê-đi-xơn rất nghiêm khắc với bản thân. Để có được bất kì một phát minh nào, ông cũng kiên trì làm hết thí nghiệm này đến thí nghiệm khác cho tới khi đạt kết quả. Khi nghiên cứu về ắc quy, ông thí nghiệm tới 5000 lần. Khi tìm vật liệu làm dây tóc bóng điện, con số thí nghiệm lên đến 8000 lần.

3. Tìm các từ:

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n, có nghĩa như sau :
- Không giữ vững được ý chí, thiếu kiên trì trước khó khăn, trở ngại.
- Mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà người ta phấn đấu để đạt tới.
- Không theo được đúng đường, đúng hướng phải đi.

b) Chứa tiếng có vần im hoặc iêm, có nghĩa như sau :
- Vật dùng để khâu vá, một đầu có mũi nhọn, một đầu có lỗ xâu chỉ.
- Giảm bớt hao phí tiền của, sức lực, thời gian,... trong sản xuất hoặc sinh hoạt.
- Bộ phận trung tâm của hệ tuần hoàn, nằm bên trái lồng ngực.

Trả lời:

Tìm các từ

a.
- Không giữ vững được ý chí, thiếu kiên trì trước khó khăn, trở ngại: Nản chí (nản lòng)
- Mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà người ta phấn đấu để đạt tới: Lí tưởng
- Không theo được đúng đường, đúng hướng phải đi: Lạc lối (lạc hướng)

b.
- Vật dùng để khâu vá, một đầu có mũi nhọn, một đầu có lỗ xâu chỉ: Kim khâu
- Giảm bớt hao phí tiền của, sức lực, thời gian,... trong sản xuất hoặc sinh hoạt: Tiết kiệm
- Bộ phận trung tâm của hệ tuần hoàn, nằm bên trái lồng ngực: Tim

---------------------HẾT----------------------

Ngoài ra, Kể một câu chuyện em được chứng kiến hoặc trực tiếp tham gia thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó là một bài học quan trọng trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-nguoi-tim-duong-len-cac-vi-sao-nghe-viet-40461n.aspx
 

Tác giả: Đỗ Bá Hưng     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Từ khoá liên quan:

soan bai chinh ta nghe viet nguoi tim duong len cac vi sao

, chinh ta lop 4 nghe viet nguoi tim duong len cac vi sao, chinh ta nguoi tim duong len cac vi sao trang 126 sgk lop 4 tap 1,

Tin Mới