Soạn bài Luyện từ và câu: Cấu tạo của tiếng

Để biết thế nào là tiếng và những thành phần cấu tạo nên tiếng, các em hãy cùng tham khảo soạn bài Luyện từ và câu: Cấu tạo của tiếng trang 4 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 dưới đây.
Mục Lục bài viết:
1. Soạn bài Luyện từ và câu: Cấu tạo của tiếng, siêu ngắn 1
2. Soạn bài Luyện từ và câu: Cấu tạo của tiếng, siêu ngắn 2


Soạn bài Luyện từ và câu: Cấu tạo của tiếng, ngắn 1

Câu 1 (trang 7 sgk Tiếng Việt 4) : Phân tích các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong hai câu dưới đây
Trả lời:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng

soan bai luyen tu va cau cau tao cua tieng

Câu 2 (trang 7 sgk Tiếng Việt 4) : Giải câu đố:

Để nguyên lấp lánh trên trời
Bớt đầu, thành chỗ cá bơi hàng ngày
Trả lời:
Đó là chữ "sao" bớt "s" thành "ao" chỗ cá bơi hàng ngày.

----------------------HẾT BÀI 1---------------------

Ngoài Soạn bài Luyện từ và câu: Cấu tạo của tiếng, để học tốt Tiếng Việt 4 hơn các em cần tìm hiểu thêm các bài viết khác như Soạn bài Kể chuyện: Sự tích hồ Ba Bể cũng như Soạn bài Mẹ ốm, Tập đọc nằm trong phần soạn bài SGK Tiếng Viết lớp 4

 

Soạn bài Luyện từ và câu: Cấu tạo của tiếng, ngắn 2

I. Nhận xét
1. Câu tục ngữ dưới đây có bao nhiêu tiếng?
Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Trả lời:
(Bầu / ơi / thương / lấy / bí / cùng / Tuy / rằng / khác / giống / nhưng / chung / một/ giàn ⟶ 14 tiếng).

2. Đánh vần tiếng bầu. Ghi lại cách đánh vần đó?
Trả lời:
(bờ - âu - bâu - huyền - bầu).

3. Tiếng bầu do những bộ phận nào tạo thành ?
Trả lời:
(âm đầu: b, vần: âu và thanh: huyền).

4. Phân tích các bộ phận tạo thành những tiếng khác trong câu tục ngữ trên. Rút ra nhận xét:
a) Tiếng nào có đủ các bộ phận như tiếng bầu?
b) Tiếng nào không có đủ các bộ phận như tiếng bầu?
Trả lời:
* Xem bảng phân tích dưới đây:
soan bai luyen tu va cau cau tao cua tieng

* Nhận xét:
- Những tiếng có đủ các bộ phận như tiếng bầu: thương, lấy, bí, cùng, tuy, rằng, khác, giống, nhưng, chung, một, giàn.
- Tiếng không có đủ các bộ phận: ơi (không có âm đầu).

II. Luyện tập
1. Phân tích các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
soan bai luyen tu va cau cau tao cua tieng
* Các em kẻ bảng theo mẫu, phân tích chính xác các bộ phận cấu tạo của từng tiếng. Sau đó ghi kết quả vào bảng.
Trả lời:
* Phân tích như sau là đúng:
soan bai luyen tu va cau cau tao cua tieng
2. Giải câu đố sau:
Để nguyên, lấp lánh trên trời
Bớt đầu, thành chỗ cá bơi hằng ngày.
(Là chữ gì ?)
Trả lời:
Để nguyên là sao, bớt âm đầu thành ao. Vậy chữ đó là chữ sao.)

----------------------HẾT------------------------

Một người chính trực là bài học nổi bật trong Tuần 4 của chương trình học theo SGK Tiếng Việt 4, học sinh cần Soạn bài Một người chính trực, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-luyen-tu-va-cau-cau-tao-cua-tieng-38388n.aspx

Tác giả: Duy Vinh     (4.0★- 14 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Từ khoá liên quan:

soan bai luyen tu va cau cau tao cua tieng tieng viet 4

, luyen tu va cau cau tao cua tieng tuan 1 trang 7 tieng viet 4, giai tieng viet 4 tuan 1 bai luyen tu va cau cau tao cua tieng ,

Tin Mới