Soạn bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 6

Trong nội dung soạn bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 6 ngày hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách tìm ý và hoàn thiện nội dung cho đề bài: Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe, được học. Các em hãy cùng tham khảo để có những ý tưởng hay về nội dung và cách thức trình bày bài tập làm văn của mình.
Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2

Soạn bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 6, ngắn 1

Câu 1 (trang 58 sgk Tiếng Việt 4) : Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã dược nghe, được đọc
Trả lời:
Câu chuyện Buổi học thể dục mà năm ngoái chúng mình đã học, các cậu còn nhớ không ? Với mình, câu chuyện ấy, mình còn ghi đậm mãi trong lòng về hình ảnh của cậu Nen-li – một cậu bé tật nguyền mà không chịu thua kém bạn bè, quyết tâm vươn lên cho bằng anh bằng chị. Cậu ta đúng là một con người không những có ý chí nghị lực mạnh mẽ mà còn có lòng tự trọng rất cao, không muốn để ai coi thường mình. Tôi còn nhớ rất rõ, khi bạn bè của Nen – li đã hoàn tất bài luyện tập leo trèo của mình thì đến lượt Nen –li. Nen – li được thầy miền . Ấy vậy mà cậu vẫn nằng nặc xin thầy cho tập bằng được. Khi thấy cậu leo, các bạn của cậu ai cũng sợ cậu tuột tay ngã xuống thì nguy hiểm lắm nhưng ai cũng động viên cậu. Nen-li rướn người nhích lên từng tí một . Lát sau cậu đã nắm chặt được cái xà. Thầy giáo khen cậu giỏi và bảo cậu xuống. Nhưng Nen – li còn muốn đứng lên cái xà ngang như mọi người. Thế là cậu lại cố gắng tiếp tục. Cuối cùng cậu đã đặt chân lên được cái xà ngang. Rồi cậu đứng thẳng người lên nhìn các bạn của mình, mặt thật rạng rỡ. Mọi người không ai bảo ai đều đồng thanh hô : Hoan hô Nen – li !
Tôi rất cảm phục cậu bé . Dù tật nguyền vẫn quyết tâm vươn lên, không để ai coi thường mình. Tôi nghĩ các bạn cũng đều có chung với tôi một ý nghĩa tốt đẹp về Nen – li

Soạn bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 6, ngắn 2

Đề bài: Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe, được đọc.

Lời giải chi tiết
Gợi ý
Thế nào là tự trọng ?
- Nghĩa của từng tiếng trong từ :
+ Tự chính mình.
+ Trọng : tôn trọng.
- Nghĩa chung của từ : tự tôn trọng bản thân, giữ gìn phẩm giá, không để ai coi thường mình.

2. Tìm những câu chuyện về lòng tự trọng.
- Quyết tâm vươn lên, không chịu thua kém bạn bè (như cậu bé Nen-li trong câu chuyện Buổi học thể dục - Tiếng Việt 3, tập hai).
- Sống bằng lao động của mình, không ăn bám hoặc dựa dẫm vào người khác (như chàng Mai An Tiêm trong câu chuyện cổ tích Sự tích dưa hấu,...).

3. Kể lại câu chuyện trong nhóm, trong lớp.
- Giới thiệu câu chuyện :
+ Nêu tên câu chuyện
+ Nêu tên các nhân vật trong câu chuyện.
- Kể chuyện:
+ Mở đầu câu chuyện.
+ Diễn biến câu chuyện (kể các sự việc theo đúng thứ tự).
+ Kết thúc câu chuyện.

4. Trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.

Buổi học thể dục

1. Hôm nay có buổi học thể dục. Thầy giáo (lẫn chúng tôi đến bên một cái cột cao, thẳng đứng. Chúng tôi phải leo lên đến trên cùng, rồi đứng thẳng người trên chiếc xà ngang.
Đẽ-rốt-xi và Cô-rét-ti leo như hai con khỉ. Xtác-đi thì thở hồng hộc, mặt đỏ như chú gà tây. Ga-rô-nê leo dễ như không. Tưởng chừng cậu có thể vác thêm một người nữa trên vai vì cậu khỏe chẳng khác gì một con bò mộng non.
2. Đến lượt Nen-li. Bạn này được miễn học thể dục vì bị tật từ nhỏ, nhưng cố xin thầy cho được tập như mọi người.
Nen-li bắt đầu leo một cách rất chật vật. Mặt cậu đỏ như lửa, mồ hôi ướt đẫm trán. Thầy giáo bảo cậu có thể xuống. Nhưng cậu vẫn cố sức leo. Mọi người vừa thấp thỏm sợ cậu tuột tay ngã xuống đất, vừa luôn miệng khuyến khích: “Cố lên! cố lên!”.
Nen-li rướn người lên và chỉ còn cách xà ngang hai ngón tay. “Hoan hô! Cố tí nữa thôi!” - Mọi người reo lên. Lát sau, Nen-li đã nắm chặt được cái xà.
3. Thầy giáo nói: “Giỏi lắm! Thôi, con xuống đi!” Nhưng Nen-li còn muốn đứng lên cái xà như những người khác.
Sau vài lần cố gắng, cậu đặt được hai khuỷu tay, rồi hai đầu gối, cuối cùng là hai bàn chân lên xà. Thế là cậu đứng thẳng người lên, thở dốc, nhưng mặt rạng rỡ vẻ chiến thắng, nhìn xuống chúng tôi.
Theo A-mi-xi (Hoàng Thiếu Sơn dịch)
* Ý nghĩa: Lòng tự trọng đã giúp Nen-li đạt được mục đích của mình trong buổi học thể dục. 

 

Xem tiếp các bài soạn để học tốt môn Tiếng Việt lớp 4

Soạn bài Chị em tôi, phần tập đọc
Soạn bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Trung thực - Tự trọng, tuần 6


https://thuthuat.taimienphi.vn/ke-chuyen-da-nghe-da-doc-tuan-6-38089n.aspx

Tác giả: Lê Thị Thuỷ     (4.0★- 14 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc trang 147 SGK Tiếng Việt 4
Soạn bài Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc trang 148 SGK Tiếng Việt 5
Soạn bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 2 trang 18 Tiếng Việt lớp 5
Soạn Tiếng Việt lớp 5 - Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Soạn bài Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc trang 120 SGK Tiếng Việt 5
Từ khoá liên quan:

soan bai ke chuyen da nghe da doc tuan 6

, ke chuyen lop 4 tuan 6 ke chuyen da nghe da doc, ke chuyen da nghe da doc tuan 6 trang 58 tieng viet lop 4,
SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới

  • Những bài văn tả con chó hay nhất, ngắn gọn

    Trong đời sống hàng ngày, chó là con vật gần gũi, trung thành và là nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm văn học. Để giúp các em biết cách làm bài văn miêu tả con chó, bài viết này Taimienphi sẽ chia sẻ dàn ý chi tiết và

  • Bài văn tả đồ chơi lớp 4, dàn ý và bài văn mẫu hay nhất

    Trong những món đồ chơi mà được bạn bè, người thân tặng, em thích nhất thứ gì? Vì sao? Hãy miêu tả món đồ chơi mà em yêu thích, gắn bó nhất nhé. Mời em tham khảo Bài văn tả đồ chơi lớp 4 do đội ngũ Taimienphi.vn biên

  • Văn miêu tả con vật lớp 4 ngắn gọn, hay nhất

    Xung quanh em có những con vật nào? Em hãy quan sát và miêu tả chúng bằng một bài văn nhé. Taimienphi.vn mời em tham khảo Văn tả con vật lớp 4 ngắn gọn nhất để em có thêm một vài gợi ý cho bài viết của mình.

  • Viết 4 - 5 câu về tình cảm với bạn bè

    Chúng ta ai cũng có cho mình những người bạn thân thiết. Hãy cùng tập cách kể, giới thiệu về người thân của mình qua bài Viết 4 - 5 câu về tình cảm