Soạn bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Trung thực - Tự trọng, tuần 6

Soạn bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Trung thực - Tự trọng, tuần 6 sẽ giúp các em có thêm hiểu biết về đức tính trung thực, tự trọng; trau dồi thêm vốn từ vựng phong phú, hữu ích về trung thực và tự trọng.
Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2

Soạn bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Trung thực - Tự trọng, ngắn 1

Câu 1 (trang 62 sgk Tiếng Việt 4) : Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong đoạn văn đã cho ( SGK TV4, tập 1 trang 62)
Trả lời:
...có lòng tự trọng...không tự kiêu...tư ti nhất...thấy tự tin...bạn nào tự ái...rất tự hào...

Câu 2 (trang 63 sgk Tiếng Việt 4) :
Trả lời:

Câu 3 (trang 63 sgk Tiếng Việt 4) : Xếp các từ ghép trong ngoặc đơn thành hai nhóm dựa theo nghĩa của tiếng trung
Trả lời:
a) Trung có nghĩa là ở giữa, gồm :
Trung bình, trung thu, trung tâm
b) Trung có nghĩa là một lòng một dạ
Trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung hậu

Câu 4 (trang 63 sgk Tiếng Việt 4) : Đặt câu với một từ đã tìm được ở trên
Trả lời:
a) Mấy bài kiểm tra vừa rồi cậu chỉ mới đạt điểm trung bình thôi, phải cố gắng lên mới được
b) Cô giáo thường nhắc nhở chúng em phải trung thực khi làm bài

 

Xem tiếp các bài soạn để học tốt môn Tiếng Việt lớp 4

Soạn bài Luyện từ và câu: Danh từ
Soạn bài Luyện tập: Đoạn văn trong bài văn kể chuyện


Soạn bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Trung thực - Tự trọng, ngắn 2

Lời giải chi tiết

1. Tìm những từ cùng nghĩa và những từ trái nghĩa với trung thực
M : - Từ cùng nghĩa : thật thà.
- Từ trái nghĩa : gian dối.
Trả lời:
Từ cùng nghĩa với trung thực: thẳng thắn, thẳng thực, ngay thẳng, ngay thật, chân thật, thật thà, thành thật, thực lòng, thực tình, thực tâm, bộc trực, chính trực, trung trực...
Từ trái nghĩa với trung thực: dối trá, gian dối, gian lận, gian manh, gian ngoan, gian giảo, gian trá, lừa bịp, lừa dối, bịp bợm, lừa đảo, lừa lọc...

2. Đặt câu với một từ cùng nghĩa với trung thực hoặc một từ trái nghĩa với trung thực. 
Trả lời:
Đặt câu
- Tô Hiến Thành là người rất chính trực.
- Sự dối trá bao giờ cũng đáng ghét.

3. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ tự trọng?
a) Tin vào bản thân mình.
b) Quyết định lấy công việc của mình.
c) Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.
d) Đánh giá mình quá cao và coi thường người khác.
Trả lời:
Ý c
Tự trọng là coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.

4. Có thể dùng những thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây để nói về tính trung thực hoặc về lòng tự trọng?
a) Thẳng như ruột ngựa.
b) Giấy rách phải giữ lấy lề.
c) Thuốc đắng dã tật.
d) Cây ngay không sợ chết đứng.
e) Đói cho sạch, rách cho thơm.
Trả lời:
Các thành ngữ, tục ngữ a, c, d: nói về tính trung thực.
Các thành ngữ, tục ngữ b, e: nói về lòng tự trọng.

----------------------HẾT-------------------------

Một người chính trực là bài học nổi bật trong Tuần 4 của chương trình học theo SGK Tiếng Việt 4, học sinh cần Soạn bài Một người chính trực, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK

 

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-luyen-tu-va-cau-mo-rong-von-tu-trung-thuc-tu-trong-tuan-6-38087n.aspx

Tác giả: Đỗ Bá Hưng     (4.0★- 14 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Từ khoá liên quan:

soan bai luyen tu va cau mo rong von tu trung thuc tu trong tuan 6

, luyen tu va cau mo rong von tu trung thuc tu trong trang 62, luyen tu va cau lop 4 mo rong von tu trung thuc tu trong,

Tin Mới