Đoạn văn suy nghĩ về giá trị của bản thân

Giá trị của bản thân là thứ mà con người luôn luôn đi tìm kiếm. Khi đã thực sự hiểu được nó, ta có thể dễ dàng nắm bắt được thành công. Hãy cùng đi sâu tìm hiểu vấn đề này qua đề Đoạn văn suy nghĩ về giá trị của bản thân, Ngữ văn 6, Kết nối tri thức, học kì II do đội ngũ Taimienphi.vn biên soạn nhé!

Đề bài: Từ văn bản Xem người ta kìa, viết đoạn văn suy nghĩ về giá trị của bản thân.

doan van suy nghi ve gia tri cua ban than

Đoạn văn suy nghĩ về giá trị của bản thân

 

I. Dàn ý bài Từ văn bản Xem người ta kìa, viết đoạn văn suy nghĩ về giá trị của bản thân:

1. Mở đoạn:
- Dẫn dắt từ văn bản "Xem người ta kìa".
- Nêu vấn đề cần bàn luận: suy nghĩ về giá trị của bản thân.
2. Thân đoạn:
* Giải thích: Giá trị của bản thân:
- Là cái riêng, nội lực của mỗi người.
- Làm nên sự khác biệt, khẳng định vị trí của con người trong cộng đồng.
* Phân tích, bàn luận:
- Giá trị của bản thân được thể hiện qua:
+ Hành động, lời nói, biểu hiện chuẩn mực.
+ Thành tích bản thân đạt được trong học tập, công việc.
+ Những giá trị tốt đẹp ta mang lại được cho cộng đồng.
- Ý nghĩa của việc tạo dựng và phát triển giá trị bản thân:
+ Giúp bản thân phát triển, hoàn thiện.
+ Được mọi người yêu quý, tôn trọng. em lại sự yêu quý, tôn trọng của mọi người.
+ Mang đến những giá trị tốt đẹp cho xã hội.
* Mở rộng vấn đề: Có những người quá đề cao giá trị của bản thân, trở nên kiêu căng, tự phụ.
* Bài học nhận thức:
- Cần tìm kiếm, phát huy những điểm mạnh của bản thân, đồng thời khắc phục điểm yếu còn tồn tại.
- Nên liên tục trau dồi, rèn luyện để hoàn thiện bản thân cả về kiến thức và đạo đức.
3. Kết đoạn: Khẳng định lại quan điểm của bản thân.
 

II. Đoạn văn suy nghĩ về Ý nghĩa của giá trị bản thân tham khảo:
 

1. Đoạn văn suy nghĩ về giá trị của bản thân - mẫu số 1:

Văn bản "Xem người ta kìa" đã đem đến cho người đọc những thông tin mới mẻ về cách chúng ta nhìn nhận giá trị bản thân. Giá trị bản thân là cái riêng của mỗi người, là thứ làm nên sự khác biệt, khẳng định vị thế của ta trong cộng đồng. Nó có thể được đánh giá qua rất nhiều phương diện: cách nói chuyện, cư xử; thành tích trong học tập, công việc; những đóng góp cho xã hội;... Để tạo dựng nên giá trị, ta cần không ngừng học hỏi và rèn luyện, trở thành phiên bản tốt nhất. Nhờ đó, chúng ta sẽ có được sự yêu quý, tôn trọng của mọi người xung quanh. Tuy nhiên, cũng có một số người trở nên kiêu ngạo, tự phụ do quá đề cao giá trị bản thân. Họ không chịu nhìn vào thực tế mà chỉ chăm chăm nghĩ mình hơn người khác, từ chối nhận lời khuyên giải, góp ý. Đây là một kiểu tư duy rất nông cạn, khiến mỗi người bị thụt lùi so với cộng đồng. Hãy cùng phát huy được giá trị bản thân một cách hiệu quả nhất, đem sự tốt đẹp đến cho xã hội.

viet doan van 200 chu ve gia tri cua ban than

Đoạn văn suy nghĩ về giá trị của bản thân
 

2. Đoạn văn suy nghĩ về giá trị của bản thân - mẫu số 2:

Đề cao giá trị của bản thân chính là một bài học quý giá mà văn bản "Xem người ta kìa" mang lại. Mỗi người sinh ra đều mang những tiềm năng vô tận. Như ta đã thấy, trong văn bản, ai cũng có cho mình một tài năng thuộc các lĩnh vực khác nhau: hội họa, âm nhạc, nhảy múa,... Đó chính là cái khiến cuộc sống của chúng ta trở nên đa dạng và nhiều màu sắc hơn. Giá trị của bản thân không chỉ được biểu hiện qua ngoại hình, tính cách mà còn thể hiện qua tư duy, nhận thức và những đóng góp đối với xã hội. Nhìn vào đó, ta có thể đánh giá được một cá nhân. Lấy ví dụ, một người thành công, giàu có nhưng ích kỉ, chỉ biết nghĩ cho bản thân sẽ không được tôn trọng bằng người tuy không dư dả nhưng luôn hết mình làm từ thiện, quyên góp giúp đỡ cộng đồng. Không phải cứ đầy đủ về vật chất thì được coi là người có giá trị. Chính vì vậy, ta cần chăm chỉ học tập, rèn luyện và trau dồi bản thân. Chỉ khi hoàn thiện mình cả về tri thức và đạo đức, lúc đó ta mới thực sự có nhiều giá trị tốt đẹp.
 

3. Đoạn văn suy nghĩ về giá trị của bản thân - mẫu số 3:

Mỗi con người sinh ra đều mang trong mình giá trị riêng, như viên ngọc thô đang đợi để mài dũa. Như trong văn bản "Xem người ta kìa", nhân vật "tôi" đã liệt kê ra hàng loạt tính cách, năng lực, sở trường của những người xung quanh: ca hát, nhảy múa, vẽ vời, trí nhớ siêu phàm,... Trong cuộc sống, ta có thể giống người khác về ngoại hình, nhưng tính cách, tư duy, nhận thức chắc chắn sẽ riêng biệt. Ai cũng có cuộc đời riêng với vô vàn lối đi khác nhau, với hàng trăm, hàng nghìn thử thách và cơ hội trước mắt. Chính vì vậy, để có thể khẳng định được giá trị của bản thân, quan trọng nhất là ta phải không ngừng hoàn thiện. Không chỉ học tri thức, kĩ năng mà còn phải trau dồi đạo đức, phẩm chất. Giống như Bác Hồ từng dạy: "Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó". Chỉ có phát triển toàn diện, đồng đều thì ta mới đủ khả năng chứng minh giá trị bản thân mình với thế giới. Tuy nhiên, ta cũng cần tránh việc quá tự tin mà bỏ qua những lời góp ý của người khác. Hãy luôn lắng nghe, học hỏi để trưởng thành hơn theo từng ngày.
 

4. Đoạn văn suy nghĩ về giá trị của bản thân - mẫu số 4:

Thế giới đang ngày một đổi mới, phát triển, kéo theo nhu cầu khám phá giá trị bản thân của con người ngày càng cao. Mục đích của việc đó là để hiểu rõ chính mình. Khi đã biết được năng lực, những điểm mạnh - yếu đang tồn tại, chúng ta sẽ dễ dàng đề ra cho bản thân hướng đi phù hợp và hiệu quả hơn. Hành trình tới thành công không hề dễ dàng, đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực vô cùng lớn. Nếu không biết giá trị bản thân, ta sẽ rất dễ lạc lối, cảm thấy mông lung, vô định giữa bao la cơ hội và thử thách. Nhìn vào mỗi nhân vật được nhắc đến trong văn bản "Xem người ta kìa", ai cũng có cho mình một tài năng riêng: vẽ vời, ca hát, nhảy nhót,... và những nét tính cách không thể trộn lẫn. Ta cần tận dụng điểm nổi bật của mình để đưa bản thân đi đúng hướng, đạt được thành công. Khi đã tự nhận thức chính mình, phát triển và có thành tựu, mọi người cũng sẽ dành cho ta sự tôn trọng, ngưỡng mộ. Không chỉ vậy, giá trị của mỗi người còn được thể hiện qua cống hiến của ta đối với cộng đồng. Người xưa đã dạy con người phải có cả tài và đức, thiếu một trong hai thì đều dẫn đến những hậu quả tiêu cực. Tựu chung lại, để có đủ khả năng khẳng định mình với xã hội, ta cần không ngừng học hỏi, trau dồi bản thân, tự mình tạo nên những điều giá trị, có ý nghĩa.
 

5. Đoạn văn suy nghĩ về giá trị của bản thân - mẫu số 5:

Giá trị bản thân là một trong những thước đo để đánh giá sự thành công của con người. Nó là những nét đặc trưng riêng biệt, không thể trộn lẫn, dùng để khẳng định vị thế của cá nhân trong tập thể. Mỗi người sinh ra lại mang trong mình những giá trị riêng. Có thứ hiển hiện rõ ràng như vẻ đẹp ngoại hình, có thứ lại ẩn giấu, chờ đợi được tìm thấy và khai thác như những tài lẻ, năng lực,... Việc hiểu rõ giá trị bản thân chính là đi sâu tìm hiểu năng lực của chính mình. Chỉ khi nắm rõ điều đó, ta mới có thể phát huy những điểm mạnh, khắc phục điểm yếu còn tồn tại. Từ đó, con người sẽ hoàn thiện bản thân hơn, trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Vì thế giới có quá nhiều sự đa dạng nên ta không thể đánh đồng, quy chụp tất cả mọi người vào một khuôn mẫu nào đó. Giống như câu: "Không thể đánh giá một con cá qua khả năng trèo cây", giá trị của mỗi cá nhân chỉ có thể được khai phá, phát huy hiệu quả nhất ở nơi thích hợp. Chính vì vậy, ta cần không ngừng học hỏi, khám phá. Chỉ khi đặt mình vào một hoàn cảnh phù hợp, ta mới có đủ nhận thức để phát triển hết khả năng, đem lại những giá trị tốt đẹp cho bản thân và xã hội. Giống như nhân vật "tôi" trong "Xem người ta kìa" đã khẳng định: "Chỗ giống nhau nhất của mọi người trên thế gian này là... không ai giống ai cả".

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/doan-van-suy-nghi-ve-gia-tri-cua-ban-than-74359n.aspx
Trên đây là một vài mẫu tham khảo. Hi vọng các em đã có ý tưởng để hoàn thiện bài viết của mình cũng như có thêm tư liệu để làm các bài tương tự trong tương lai. Hãy thường xuyên ghé qua Taimienphi.vn để cập nhật thêm nhiều văn mẫu lớp 6 chủ đề khác nhé:
- Đoạn văn với câu mở đầu "Tôi không muốn bị người khác cười nhạo..."
- Đoạn văn trình bày suy nghĩ về tinh thần tự giác

Tác giả: Cao Thắng     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Link tải Sách giáo khoa lớp 3 Kết nối tri thức
Giải toán lớp 6 trang 37 tập 1 sách Kết Nối Tri Thức
Từ khoá liên quan:

Doan van suy nghi ve gia tri cua ban than

, Bai van mau Viet doan van 200 chu ve gia tri cua ban than, Dan y Nghi luan ve gia tri ban than,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    File mềm sách Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh

    Ngoài sách Chân trời sáng tạo, bộ sách Cánh Diều thì bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cũng được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn theo tiêu chuẩn sách giáo khoa mới đưa ra thử nghiệm trong năm học mới. Giống ...

Tin Mới