Dàn ý nghị luận về câu ca dao: Cầm vàng mà lội qua sông...

Dàn ý nghị luận về câu ca dao: Cầm vàng mà lội qua sông... sẽ cùng các bạn học sinh tìm hiểu về một câu ca dao quen thuộc, thường xuyên xuất hiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Các em hãy cùng tham khảo nhé!

Bài viết liên quan

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

dan y nghi luan ve cau ca dao cam vang ma loi qua song

Dàn ý nghị luận về câu ca dao: Cầm vàng mà lội qua sông...
 

I. Dàn ý nghị luận về câu ca dao: Cầm vàng mà lội qua sông...(Chuẩn)

1. Mở bài

Những lời ca dao đầy yêu thương chan chứa những kinh nghiệm quý báu mà cha ông để lại cũng là những thủ thỉ tâm tình mang giá trị sâu sắc là thành tựu nổi bật của văn học dân gian.

2. Thân bài

* Cắt nghĩa câu ca dao:
- "Vàng" vốn là thứ quý giá mà bao người muốn có, mang giá trị lớn đặc biệt là với người lao động.
- "Lội qua sông" đó là hành động của con người, vượt qua những ghềnh thác để tới bờ bên kia, ẩn dụ cho những gian nan vất vả mà còn người phải vượt qua.
- "Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng" thể hiện nỗi lòng của con người, những tưởng qua bao gian nan sẽ giữ trọn vẹn thức vàng quý giá lại không làm được, tiếc vàng thì ít mà tiếc báo công sức đã bỏ ra thì nhiều.
→ Tác giả sử dụng lối nói quá "vàng rơi không tiếc" nhằm nhấn mạnh và đề cao công sức của con người, trân trọng những gian lao mà họ đã bỏ ra hơn là vật chất.
=> Vật chất có thể kiếm lại được nhưng những công sức và thời gian mất đi không thể có lại.

* Nêu các dẫn chứng trong đời sống:
- Vụ mùa của nông dân bị bão lụt vùi dập sau bao công chăm sóc
- Người chủ không thông cảm với những công lao mà nhân viên bỏ ra → Trả lương không xứng đáng
- Khách hàng coi thường sức lao động của người khác

* Ngoài ra, xét ở một khía cạnh khác, bài ca dao như một lời của một nhân vật trữ tình xót xa khi chuyện tình yêu không trọn vẹn:
- Tình yêu vốn là điều quý giá thiêng liêng
- Ao công xây đắp, vun vén cuối cùng lại chẳng đơm hoa, trái ngọt
- Nỗi buồn đau, tiếc nuối khoảng thời gian đẹp đẽ

3. Kết bài

Ca dao dân ca xưa thật ý nhị, sâu sắc. Chắc phải buông những lời trách mắng, giận hờn mà qua sự nhẹ nhàng trong từng câu chữ vẫn thấy được cả một nỗi lòng sâu thẳm phía sau.


II. Bài văn mẫu nghị luận về câu ca dao: Cầm vàng mà lội qua sông... (Chuẩn)

Văn học dân gian luôn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, những sử thi hùng tráng, những truyền thuyết gợi lại những chiến công lịch sử xưa hay những câu chuyện cổ tích bình dị và thấm đẫm những tư tưởng lớn lao đi vào lòng bảo thế hệ Việt. Và đâu đó, ta vẫn không thể quên được những lời ca dao đầy yêu thương chan chứa những kinh nghiệm quý báu mà cha ông để lại, đôi khi đó là những lời thủ thỉ tâm tình mà mang giá trị sâu sắc:

" Cầm vàng mà lội qua sông
Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng"

Vàng vốn là thứ quý giá mà bao người muốn có, nó mang giá trị vô cùng lớn. Đặc biệt, với những người nông dân xưa, vàng rất quý báu, không phải ai cũng có được. "Lội qua sông" đó là hành động của con người, vượt qua những ghềnh thác để tới bờ bên kia, ẩn dụ cho những gian nan vất vả mà còn người phải vượt qua, dù khó khăn trở ngại vẫn mong có thể giữ gìn được điều quý giá mà mình trân trọng. "Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng" thể hiện nỗi lòng của con người, những tưởng qua bao gian nan sẽ giữ trọn vẹn thức vàng quý giá lại không làm được, tiếc vàng thì ít mà tiếc báo công sức đã bỏ ra thì nhiều...(Còn tiếp)

https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-nghi-luan-ve-cau-ca-dao-cam-vang-ma-loi-qua-song-50901n.aspx
>> Xem bài mẫu: Nghị luận về câu ca dao: Cầm vàng mà lội qua sông

Tác giả: Xuân Bắc     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Từ khoá liên quan:

dan y nghi luan ve cau ca dao cam vang ma loi qua song

, dan y giai thich cau ca dao cam vang ma loi qua song,

Tin Mới