Dàn ý cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Nhằm giúp các em học sinh viết Dàn ý cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ đơn giản hơn, chúng tôi gợi ý một số cách lập dàn ý ngắn gọn, đơn giản, đầy đủ các ý chính để em dựa vào đó phát triển dàn bài của mình cho hoàn thiện hơn.

Đề bài: Dàn ý cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Mục Lục bài viết:
1. Dàn ý số 1
2. Dàn ý số 2
3. Dàn ý số 3
4. Dàn ý số 4
5. Dàn ý số 5
6. Dàn ý số 6
7. Dàn ý số 7
8. Bài văn mẫu

dan y cam nhan bai tho day thon vi da

3 bài mẫu Dàn ý cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
 

I. Dàn ý cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, mẫu 1 (Chuẩn):

1.   Mở bài:

-  Giới thiệu về bài thơ

2. Thân bài:

* Cảm hứng sáng tác:
-   Được lấy cảm hứng từ bức bưu ảnh được cho là của Hoàng Cúc gửi tặng.
-   Làm sống dậy những kỉ niệm về Vĩ Dạ và khao khát được giao cảm với cuộc đời của Hàn Mặc Tử.

*  Khổ thơ đầu:
- Là bức tranh phong cảnh và con người Vĩ Dạ:

- Mở đầu bài thơ bằng câu hỏi, “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”
+ Nghe như tiếng trách cứ của người Vĩ Dạ với nhà thơ nhưng thực ra là lòng tự hỏi lòng.
+ “về chơi”: thân thiết, trở về nơi chốn thân thương.

-  Hình ảnh “nắng hàng cau”:
+ Điệp từ “nắng”: gợi không gian ngập tràn nắng
+ “nắng hàng cau”: thứ nắng đặc trưng của Vĩ Dạ.

-  Hình ảnh “vườn ai … ngọc”:
+ “Vườn ai”: phiếm chỉ, khu vườn trong tâm tưởng nhà thơ
+ Tính từ “mướt”: lời ăn tiếng nói của nhân dân, gợi một khu vườn tươi tốt, mơn mởn, mỡ màng.
+ “Xanh như ngọc”: Khu vườn ướt sương đêm như một khối ngọc trong suốt.

-    Hình ảnh “Lá trúc chen ngang mặt chữ điền”:
+ Hình ảnh con người xứ Huế
+ Khuôn mặt thấp thoáng sau cành trúc gợi ra vẻ thẹn thùng, e ấp đặc trưng của người xứ Huế.
-  Bốn câu thơ là bức tranh thôn Vĩ với cảnh vườn ấm áp, giàu sức sống, ẩn chứa là tấm lòng gắn bó của thi nhân với Vĩ Dạ và khao khát được giao cảm với cuộc đời, nỗi buồn nuối tiếc vẻ đẹp trong quá khứ.

*  Khổ thơ thứ hai:

-  Bức tranh phong cảnh thôn Vĩ có sự vận động sang cảnh sông nước mây trời
+ Bức tranh với mây trời và dòng Hương giang thơ mộng.
+ Nhịp thơ chậm tạo sự êm ả, yên bình đặc trưng Huế.

- Nhân hoá hình ảnh mây gió đang trong sự chia ly
- Ẩn dụ nỗi buồn của thi nhân trong tình yêu đơn phương

-   Nỗi buồn của thi nhân còn gửi vào dòng nước: Dòng nước lặng lờ chảy như tâm trạng trĩu nặng của thi nhân, nỗi cô đơn thấm thía.

-  Hình ảnh “thuyền ai đậu bến sông trăng đó/ Có kịp chở trăng về tối nay?”
+ Hình ảnh “thuyền ai”: hình ảnh phiếm chỉ, gợi ra dấu hiệu của sự sống, của con người.
+ “Có chở trăng về kịp tối nay?”: muốn mượn trăng để hoá giải nỗi cô đơn trong lòng.
- Sống trong đau đớn bệnh tật nên nhà thơ luôn khát khao hướng giao cảm với cuộc đời.

* Khổ thơ thứ ba:

- Câu thơ đầu khuyết chủ ngữ, dụng ý của tác giả, chủ thể và khách thể nhập làm một “Mơ khách đường xa khách đường xa”:
+ Nhà thơ tự mơ mình là người khách đường xa về thăm Vĩ Dạ.
+ Nhịp thơ 1/3/3, và điệp từ “khách đường xa”: sự rạo rực, reo vui, náo nức.

-  Bức tranh Vĩ Dạ được mở ra với hình ảnh của “em” với tà áo dài trắng trong sương khói bảng lảng.
-  Nhà thơ khao khát được sống trong tình người nhưng sương khói làm mờ nhân ảnh “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh” liệu tình người có thực sự tha thiết, mặn nồng?
-   Nhà thơ rơi vào trong hụt hẫng.
-  Bài thơ mở ra bằng câu hỏi, kết cũng bằng câu hỏi

3.  Kết bài:

-  Bài thơ là bức tranh Vĩ Dạ với thiên nhiên và con người mang đặc trưng xứ Huế.
-  Tâm trạng của thi nhân với nỗi cô đơn, buồn tủi vì bị bệnh tật ngăn cách với cuộc đời.

----------------------HẾT BÀI 1-------------------------

Như vậy chúng tôi đã gợi ý Dàn ý cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. Bài tiếp theo, các em chuẩn bị cho phần Dàn ý phân tích Đây thôn Vĩ Dạ cùng với phần Khung cảnh thôn Vĩ Dạ trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ và bài phân tích Đây thôn Vĩ Dạ để có thể hiểu rõ hơn về nội dung này.

 

II. Dàn ý cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, mẫu 2 (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu về nhà thơ Hàn Mặc Tử và bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ: Hàn Mặc Tử - một nhà thơ có cái “điên” đầy độc đáo trong chính những vần thơ của mình. Và bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là một bài thơ như thế. 

2. Thân bài

a. Bức tranh Vĩ Dạ đầy xinh đẹp, tươi tắn

- “Sao anh không về chơi thôn Vĩ”: lời trách móc nhẹ nhàng, lời mời gọi tha thiết của người thôn Vĩ:
- Vẻ đẹp của thôn Vĩ:
+ Hình ảnh “nắng hàng cau” gợi tả vẻ đẹp của hàng cau khi được những tia nắng tinh khôi, thanh thiết chiếu rọi.
+ Động từ “nhìn” được đặt đầu câu càng tô đậm sức cuốn hút của ánh nắng buổi bình minh.
→ Đó là một màu nắng trong trẻo, tinh khôi của những tia nắng đầu tiên vươn mình lên hàng cau xinh đẹp trong vườn nhà.
+ Nắng thiên nhiên bao phủ lên vườn nhà, cỏ cây được thưởng thức nắng mới lại càng sinh sôi, căng tràn nhựa sống: “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”.
+ Cỏ cây xanh mướt, mỡ màng và bóng bẩy trong nắng, một cảnh vườn xinh xắn như hiện ra trước mắt người đọc.
+ Bóng dáng người con gái yêu kiều, kín đáo thắp thoáng hiện ra sau nhành lá trúc mảnh mai: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”
=> Giữa vườn thiên nhiên tươi đẹp, hình ảnh con người càng thêm nổi bật, tô đậm sự hài hoà giữa cảnh và tình.

b. Tâm trạng và nỗi cầu vọng của thi nhân
- Gió, mây vốn song hành, nhưng giờ lại theo lối riêng, đường riêng gợi sự chia lìa, dứt bỏ.
- Nhà thơ cũng đã dự cảm về một cuộc đời ngắn ngủi của bản thân mình, rồi cũng như gió, mây kia mà thôi, chia lìa, xa cách chốn trần gian về với cõi vĩnh hằng.
- Cảnh đượm buồn, đượm thương, dòng nước “buồn thiu” chảy trôi trên sông vắng,  hoa bắp lay trong gió cũng mệt nhoài, chán nản.
- Câu hỏi tu từ “Có chở trăng về kịp tối nay?” đã gửi gắm một nỗi khát khao, hoài vọng, mong cầu của thi nhân về một người bạn đời tới sẻ chia trước khi cái chết tìm tới mình.
- Điệp ngữ “khách đường xa” kết hợp với động từ “mơ” và hình ảnh “áo em trắng quá” cho thấy được ảo ảnh đầy tươi đẹp về người con gái mà tác giả từng thương mến.
- Đối mặt với thực tại phũ phàng, sương khói khiến bóng hình người con gái như nhoà đi hay khoảng cách khiến tình người phai nhoà thêm nhiều chút.
- Câu hỏi tu từ “Ai biết tình ai có đậm đà?” cuối bài thơ càng tô đậm nỗi phân vân, mặc cảm, lo sợ của tác giả về một tình cảm đơn phương.

3. Kết bài 

Cảm nhận chung về giá trị bài thơ: “Đây thôn Vĩ Dạ” là một bài thơ đẹp. Đẹp bởi bức tranh thiên nhiên xanh tươi nơi xứ Huế, đẹp bởi tình người bước ra từ trang thơ. Có thể nói, bằng một tâm hồn đầy yêu thương và tài năng trong ngòi bút, Hàn Mặc Tử đã viết nên một tuyệt tác bất hủ với thời gian.

 

III. Dàn ý cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, mẫu 3 (Chuẩn)

1. Mở bài:

 Giới thiệu tác giả, tác phẩm

2. Thân bài:

a. Khổ đầu:
- Mở đầu bằng câu hỏi “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”: Lời mời gọi của người thôn Vĩ cũng có thể là tiếng lòng tự hỏi lòng của thi nhân.
-  Hình ảnh “nắng hàng cau”: đặc trưng của Vĩ Dạ
- Điệp từ “nắng”: gợi lên không gian ngập tràn nắng sớm mai

-  Hình ảnh “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”:
+ “Vườn ai”: Phiếm chỉ, là khu vườn trong tâm tưởng nhà thơ.
+ “Mướt”: gợi lên một vườn cây trái tươi tốt, mơn mởn
+ Hình ảnh so sánh “xanh như ngọc”: gợi ra khu vườn cây lá còn đẫm sương đêm.
→ Câu thơ như lời trầm trồ ngợi ca cảnh đẹp Vĩ Dạ.

- Hình ảnh “Lá trúc chen ngang mặt chữ điền”: nét vẽ cách điệu của nhà thơ.
+ Khuôn mặt thấp thoáng sau lá trúc: gợi ra dáng vẻ thẹn thùng, kín đáo đặc trưng của con người xứ Huế.
+ Khuôn “mặt chữ điền”: được lấy từ câu ca dao quen thuộc của người miền Trung.
-   Bốn câu thơ là cảnh thôn Vĩ thơ mộng, giàu sức sống, thể hiện nỗ lực cách tân thơ Việt của thi nhân.

b.  Khổ hai:

- Bức tranh phong cảnh:
+ Cảnh thôn Vĩ Dạ có sự vận động từ cảnh vườn sang cảnh mây nước sông trời.
+ Bức tranh thơ có bầu trời và mặt đất hùng vĩ, phóng khoáng.
+ Nhà thơ đặc tả dòng Hương giang dưới ánh trăng khuya đẹp lộng lẫy.

- Tâm trạng của thi nhân: được tả qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình:
+ Nhân hóa “mây, gió” đang trong cuộc chia ly: nỗi buồn trong tình yêu đơn phương, bệnh tật ngăn cách cuộc đời.
+ Nỗi buồn gửi qua sông nước: dòng sông mang nặng tâm tình của nhà thơ, vắng lặng, đìu hiu, quạnh quẽ.
+ Nỗi buồn càng thấm thía giữa đặt giữa trời đêm lạnh lẽo, ánh trăng bạc
+ Hình ảnh “thuyền ai … nay?”: Sự sống của con người, ấm áp => khiến nhà thơ phải với gọi tha thiết.
+ Hình ảnh “vầng trăng”: tượng trưng cho cái đẹp vĩnh hằng và là người bạn tri kỉ.
+ Dù đau đớn về bệnh tật nhưng nhà thơ vẫn hướng tới cái đẹp và mong giao cảm với cuộc đời.

c. Khổ ba:

- Câu thơ đầu của khổ ba: sự sáng tạo, khách thể và chủ thể nhập làm một, nhà thơ tự mơ mình trở thành khách về lại Vĩ Dạ.
+ Nhịp thơ 1/3/3 cùng điệp từ “khách đường xa”: tiếng reo vui náo nức.
+ Tình yêu Vĩ Dạ của nhà thơ tha thiết và khát khao được giao cảm với cuộc đời.

-  Bức tranh phong cảnh:
+ Vĩ Dạ với bóng áo dài trắng thướt tha trong sương khói: những nữ sinh trường Đồng Khánh.

- Tâm trạng của thi nhân:
+ Nỗi buồn, hụt hẫng và cô đơn khi không biết tình người có còn được như xưa.
+ Bài thơ mở ra bằng câu hỏi, kết lại cũng bằng câu hỏi: mở đầu thì thấm đượm tình người, kết: hoài nghi tình người.
+ Điệp từ “ai”: làm câu thơ mang đậm ý ca dao, nâng tầm tâm trạng thị nhân

3.  Kết bài:

-   Bài thơ là cảnh thiên nhiên và con người Vĩ Dạ, ẩn chứa tâm trạng cô đơn và khát khao giao cảm với cuộc đời của nhà thơ.

 

IV. Dàn ý cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, mẫu 4 (Chuẩn)

1. Mở bài

- Giới thiệu chung về Hàn Mặc Tử.
- Dẫn dắt, giới thiệu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.

2. Thân bài

a. Cảm nhận về khổ thơ thứ nhất:
- Câu hỏi tu từ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ” mang nhiều sắc thái:
+ Lời mời gọi của người thôn Vĩ.
+ Câu hỏi đượm chút trách móc nhẹ nhàng của người cô gái thôn Vĩ rằng sao đã bấy lâu rồi anh không về thăm Vĩ Dạ.
+ Lời tự vấn của nhân vật trữ tình trách chính mình sao không trở về với Vĩ Dạ-  mảnh đất của tuổi hoa niên đầy kỉ niệm.

- Bức tranh Vĩ Dạ tươi đẹp, trong trẻo:
+ Hình ảnh “nắng hàng cau”: ánh nắng tinh khôi, long lanh, đẹp đẽ và huyền diệu cũng là ánh nắng của tuổi trẻ, của tuổi hoa niên ngập tràn những ước mơ và hy vọng.
+ Tính từ “mướt” kết hợp với biện pháp nghệ thuật so sánh “xanh như ngọc” gợi nên vẻ đẹp xanh tươi, mượt mà, quý phái của khu vườn.
+ Đại từ phiếm chỉ “ai” cùng với phó từ chỉ mức độ “quá”: ngạc nhiên đến ngỡ ngàng, tiếng reo vui của nhân vật trữ tình trước vẻ đẹp thiên nhiên.
+ Hình ảnh “mặt chữ điền” : gợi nét đẹp dịu dàng phúc hậu của người con gái xứ Huế thấp thoáng sau “lá trúc” mảnh mai.
=> Vẻ đẹp hài hòa giữa cảnh thiên nhiên với con người xứ Huế.

b. Cảm nhận về khổ thơ thứ 2:
- Nhịp thơ 4/3 như bẻ đôi câu thơ, đứt gãy gợi sự chia cắt, chia lìa.
- “Gió theo lối gió, mây đường mây”: gió-mây ngược lối => dự cảm về nỗi đau, về hiện thực li tán.
- Hình ảnh nhân hóa “dòng nước buồn thiu”: dòng sông trở thành một sinh thể có hồn, mang nỗi niềm man mác, sầu bi.
- Cánh hoa bắp “lay” khẽ khàng mang theo cả nỗi buồn trong gió. 

- Dòng sông Hương được dát lên ánh trăng vàng lung linh, huyền ảo:
+ Thuyền trăng, sông trăng, bến trăng, cả không gian mênh mang ánh trăng huyền diệu.
+ Trăng là ‘người tri kỷ’, cùng khóc cười, chia sẻ bao nỗi buồn với thi nhân.
- Câu hỏi tư từ “Có chở trăng về kịp tối nay?”:  diễn tả khát khao được sẻ chia, ủi an, được giao cảm để xoa dịu những đớn đau, tuyệt vọng trong tâm hồn nhà thơ. 

c. Cảm nhận về khổ thơ cuối bài
- Tác giả “mơ” mình là một vị “khách” để được trở về thăm thôn Vĩ => Giấc mơ đẹp trong mộng tưởng.
- Điệp ngữ “khách đường xa” kết hợp với từ “mơ’ diễn tả nỗi khắc khoải, khát khao được giao cảm, sẻ chia, được trở về gặp lại cảnh cũ người xưa, sống lại cuộc đời chính mình của nhà thơ.
- Màu áo “trắng” mang vẻ đẹp tinh khiết, gợi lên vẻ đẹp tinh khôi của người con gái Vĩ Dạ “em”.
- “Nhìn không ra”: nỗi tuyệt vọng khi biết mình chẳng thể nào với tới được tình yêu.
- Không gian “sương khói” mờ ảo làm nhòa thêm bóng dáng con người “nhân ảnh”, nhòa đi cả tình người, tình đời.
- Câu hỏi tu từ “Ai biết tình ai có đậm đà” kết hợp với đại từ phiếm chỉ “ai”: khẳng định trái tim chân thành, yêu cuộc sống, cuộc đời của tác giả. 

3. Kết bài

Khẳng định lại vẻ đẹp và giá trị của bài thơ.
 

V. Dàn ý cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, mẫu 5 (Chuẩn)

1. Mở bài

- Giới thiệu về nhà thơ Hàn Mặc Tử
- Giới thiệu về tác phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ”

2.Thân bài

- Bức tranh thiên nhiên vườn thôn Vĩ và con người xứ Huế
+ Câu hỏi tu từ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ” mang nhiều ý nghĩa về sắc thái cảm xúc.
+ Vẻ đẹp thiên nhiên xứ Huế qua những hình ảnh: “Nắng hàng cau”, “vườn ai mướt quá xanh như ngọc”.
+ Vẻ đẹp của con người xứ Huế qua thi liệu “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”.

- Bức tranh thiên nhiên trong sự chia lìa, xa cách cùng tâm trạng xót xa, đau đớn của nhân vật trữ tình.
+ Gió – mây lại hiện lên trong mối quan hệ đối lập của sự chia lìa, xa cách, nổi trôi gợi nỗi trống vắng, cô đơn trong tâm trạng của nhân vật trữ tình.
+ Tính từ “buồn thiu” kết hợp biện pháp nhân hóa khiến nỗi buồn bao trùm không gian.
+ Ánh trăng xuất hiện liên tưởng độc đáo về sông trăng, thuyền trăng.
+ Câu hỏi tu từ “Có chở trăng về kịp tối nay?” đã làm nổi bật hơn nữa nỗi bồn chồn cùng tâm trạng xót xa, đau đớn cùng nỗi ám ảnh về khát khao giao cảm với đời của nhân vật trữ tình.

- Bức tranh thiên nhiên và con người trong thế giới của mộng ảo, tượng trưng và siêu thực
+ Khung cảnh cũng vận động từ thực đến ảo, từ vườn thôn Vĩ đến sông trăng và cuối cùng chìm vào tâm thức mờ ảo của sương khói.
+ Câu hỏi tu từ “Ai biết tình ai có đậm đà?” xoáy sâu hơn nữa bị kịch, nỗi đau và khát khao giao cảm với đời của nhân vật trữ tình.
+ Đại từ phiếm chỉ “Ai” được điệp lại hai lần khiến câu thơ ngân dài và vang xa, làm nhòe mờ hình tượng của khách thể và chủ thể trữ tình, tạo nên một nỗi ám ảnh về nỗi đau trong cõi mênh mông vô tận.

3. Kết bài

Khẳng định lại ý nghĩa của bài thơ

 

VI. Dàn ý cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, mẫu 6:

1. Mở bài

- Hàn Mặc Tử là một nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ ca lãng mạn 1930-1945.
- "Đây thôn Vĩ Dạ" là một trong những bài thơ nổi tiếng của Hàn Mặc Tử nằm trong tập "Thơ điên" (hay "Đau thương") được chính nhà thơ tập hợp lại vào 1938.
- Bài thơ thể hiện nổi cô đơn, tuyệt vọng của một con người trong thế giới đau thương đối với cuộc đời đầy niềm vui, ánh sáng bên ngoài.

2. Thân bài

a. Thiên nhiên con người xứ Huế trong buổi bình minh

"Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền."

- "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?" : câu hỏi tu từ - là lời của Hàn Mặc Tử tự phân thân ra để hỏi mình đồng thời vừa mời mọc, trách móc với cả một niềm tiếc nuối. Từ sự phân thân đó, tiếp theo Hàn Mặc Tử đã làm một cuộc hành trình trở về thăm thôn Vĩ trong tâm tưởng. Từ đó, thôn Vĩ đã hiện ra với vẻ đẹp thanh khiết.
- "Nắng hàng cau" đó là thứ nắng mai in trên hàng cau. Trong vườn, cau là loại cây cao nhất vượt lên trên hết các loại cây khác vì thế cau thường bắt được những tia nắng đầu tiên trong buổi bình minh. Trong đêm lá cau thường được sương đêm tắm gội cho nên nó luôn giữ được vẻ tươi mới. Khi hàng cau bắt được nắng thì sẽ tạo ra nắng hàng cau - thứ nắng vàng hanh, mượt mà, long lanh, tinh khiết.
- Mặt trời càng lên cao thì nắng ngập dần khu vườn, đến lúc tràn đầy thì nắng sẽ biến cả khu vườn trở nên xanh thẩm như một viên ngọc lớn. Đặc biệt cách dùng từ ngữ độc đáo : "mướt quá", "xanh như ngọc" - làm nỗi bật ánh xanh và sắc xanh. Cách diễn đạt đó làm tôn lên vẻ đẹp đơn sơ mà hết sức lộng lẫy của vườn Vĩ Dạ.
- "Lá trúc che ngang mặt chữ điền" : con người thôn Vĩ xuất hiện với vẻ đẹp phúc hậu, hiền từ. Con người hòa quyện với thiên nhiên mang vẻ đẹp kín đáo mờ ảo.

b. Đêm trăng Vĩ Dạ

"Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?"

- Vẫn là cảnh sắc thiên nhiên nhưng trong khổ thơ này cảnh đã được "lạ hóa" in đậm cái Tôi đau thương của nhà thơ. Cảnh có gió, mây, hoa, dòng nước, hoa bắp, con thuyền, bến sông...Nhưng tất cả không một chút ràng buộc, không một mối dây liên hệ với nhau. Trong tự nhiên gió và mây không tách rời nhau. Gió có thổi thì mây mới bay và mây bao giờ cũng bay theo gió. Nhưng ở đây, mây và gió đã chia lìa, đoạn tuyệt với nhau.
- Trong cái xu thế tất cả dường như đều chia lìa, li tán. Trăng đã xuất hiện cùng với con thuyền, bờ bến và dòng sông.
- Sự liên tưởng đầy biến hóa táo bạo của nhà thơ qua hình ảnh "sông trăng" con thuyền "chở trăng". Có thể hiểu hình ảnh "sông trăng" theo hai cách: trăng tỏa sáng xuống dòng sông, nước sông phản chiếu ánh trăng hay ánh trăng tan biến thành nước nên dòng sông hóa thành "sông trăng".
- Trên dòng sông là con thuyền chở trăng về cập bến thời gian "tối nay". Sự liên tưởng đầy biến hóa đã làm cho hai câu thơ tràn ngập ánh trăng. Điều đó ít nhiều làm mờ nhạt đi tâm trạng khắc khoải, thản thốt của nhà thơ ẩn đằng sau hình ảnh trăng, nước.

c. Tâm trạng băn khoăn, hoài nghi

"Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?"

- Câu thơ thứ nhất trong khổ thơ được ngắt nhịp 4/3. Trong đó có ba âm tiết được lập lại tạo thành điệp ngữ "khách đường xa". Cách ngắt nhịp đó cùng với phép điệp ngữ tạo nên nhịp điệu gấp gáp, hối hả như một lời khẩn khoản, níu kéo trong tuyệt vọng.
- Hình ảnh người con gái xuất hiện trong mơ tưởng với sắc áo trắng, trắng đến nổi nhà thơ thản thốt "nhìn không ra".
- "Ở đây sương khói mờ nhân ảnh" : Hàn Mặc Tử dùng hình ảnh "mờ nhân ảnh" để chỉ cái tôi đau thương của mình. Cái tôi nhạt nhòa không ra đường nét, tồn tại mà như không tồn tại nữa. ( "Cái quay búng sẵn trên trời - Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm" - "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều). Một sự nhìn nhận đầy mặc cảm. Cái tôi ấy đối lập với con người mặt chữ điền, mặt áo trắng ở cõi đời ngoài kia.
- Trong câu thơ kết - nhà thơ dùng đại từ phiếm chỉ "ai" - "Ai" ở đây có thể là người thôn Vĩ hay bất kì ai hiểu được, cảm thông được cho nỗi đau riêng tư của Hàn Mặc Tử. Cách diễn đạt phiếm định này hé mở cho ta thấy sợi dây tình cảm, sợi dây níu kéo, nối kết hai thế giới - thế giới thôn Vĩ và thế giới đau thương của nhà thơ để hi vọng.
Với những hình ảnh biểu hiện nội tâm, bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng, "Đây thôn Vĩ Dạ" là bức tranh đẹp, thơ mộng về một miền quê đất nước là tiếng lòng của con người tha thiết yêu đời, yêu người.


3. Kết bài

Bài thơ có cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, có mối tình đẹp nhưng ẩn khuất đằng sau là tình cảm hết sức đáng trân trọng và cảm thông của Hàn Mặc Tử.

 

VII. Dàn ý cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, mẫu 7:

1. Tác giả

Hàn Mặc Tử (1912-1940) là bút danh của Nguyễn Trọng Trí. Các bút danh khác: Phong Trần, Lệ Thanh. Ông thuộc nhóm thơ Bình Định. Một cuộc đời hết sức lãng mạn và đầy bi kịch. Một nhà thơ tài năng, cảm hứng sáng tạo thi ca dào dạt với những tập thơ: Gái quê, Thơ Điên, Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên, và 2 kịch thơ: Duyên kì ngộ, Quần tiên hội.

Phong cách nghệ thuật của Hàn Mặc Tử rất khác lạ: bên cạnh những vần thơ điên loạn lại xuất hiện những vần thơ hồn nhiên, trong trẻo lạ thường như "Mùa xuân chín", "Đây thôn Vĩ Dạ"...

2. Xuất xứ, chủ đề

- Bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" rút trong tập Thơ Điên.
- Bài thơ nói về cảnh đẹp Vĩ Dạ với một tình yêu thiên nhiên thiết tha, một hoài niệm bâng khuâng vương vấn.

3. Nội dung cảm nhận

a. Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Vĩ Dạ một làng cổ đẹp nổi tiếng bên bờ Hương Giang, ngoại ô cố đô Huế. Phong cảnh êm đềm thơ mộng. Với Hàn Mặc Tử chắc là có nhiều kỉ niệm đẹp? Câu mở bài như một lời chào mời, như một tiếng nhẹ nhàng trách móc: "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?" Cảnh Vĩ Dạ dược nói đến là hàng cau với nắng mới lên, một bình minh rạng ngời. Là màu xanh của cây trái, của "vườn ai", ngỡ ngàng bảng khuâng, rồi thốt lên "mướt quá xanh như ngọc". sắc xanh mượt mà, láng bóng ngời lên. Một so sánh rất đặc sắc gợi lên sức xuân, sắc xuân của "vườn ai?" Câu thứ tư có bóng người xuất hiện thấp thoáng sau hàng trúc: "gương mặt chữ điền". Nét vẽ "lá trúc che ngang" là một nét vẽ thần tình gợi tả vẻ kín đáo, duyên dáng của người con gái thôn Vĩ, Và "vườn ai" ấy là vườn xuân thiếu nữ, cau, nắng, màu xanh như ngọc của vườn ai, lá trúc và gương mặt chữ điền - năm nét vẽ, nét nào cũng tinh tế, tao nhã, gợi nhiều thương mến bâng khuâng.

b. Thuyền ai đậu bến sông trăng đó..

- Một miền quê thoáng đãng, thơ mộng. Có gió, mây, cỏ hoa, có dòng nước. Cảnh đẹp đầy thi vị, cổ điển. Gió mây đôi ngả phân li. Dòng nước buồn thiu, buồn xa vắng mơ hồ. Hoa bắp nhè nhẹ "lay" cũng gợi buồn:

"Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay".

Khổ thơ thứ nhất nói đến "nắng mới lên", nắng bình minh. Khổ thơ thứ hai nói đến "bến sông trăng", bến đò trong hoài niệm. Vầng trăng của thương nhớ đợi chờ. "Thuyền ai" có lẽ là con thuyền thiếu nữ? Vần thơ trăng đẹp nhất trong thơ Hàn Mặc Tử. Có bến sông trăng, có con thuyền trăng. Thật mơ mộng tình tứ:

"Thuyền ai đậụ bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?

Câu thơ của Hàn Mặc Tử về bến sông trăng và thuyền ai gợi nhớ đến vần ca dao thuyền nhớ bến... bến đợi thuyền. Và vì thế nó gọi lên một mối tình thường nhớ, đợi chờ man mác, mơ hồ, bâng khuâng.

c. Ai biết tình ai có đậm đà?

- Một chữ "mơ" đầy tình tứ trong câu thơ có nhạc điệu chơi vơi: "Mơ khách đường xa, khách đường xa". Du khách hay thôn nữ Vĩ Dạ? Chắc lại là giai nhân mà thi nhân từng mơ ước: "Áo em trắng quá nhìn không ra". Vừa thực vừa mộng. Con người của thực tại hay con người của hoài niệm? Sương khói của bến sông trăng hay miệt vườn Vĩ Dạ đã làm mờ nhân ảnh của giai nhân? Trong cảnh có tình. Trong tình có màn sương khói, một thứ tình yêu kín đáo, e dè, thiết tha:

"Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?"

Toàn bài thơ có bốn từ "ai" đại từ phiếm chỉ cùng xuất hiện trong các câu hỏi tu từ, không chỉ góp phần tạo nên âm điệu lâng lâng, ngỡ ngàng mà còn dẫn hồn người đọc nhớ về một miền dân ca Huế man mác, sâu lắng, bồi hồi, thiết tha:

"Núi Truồi ai đắp mà cao,
Sông Hương ai bới, ai đào mà sâu?
Nong tằm, ao cá, nương dâu
Đò xưa bến cũ nhớ câu hẹn hò..."

"Đây thôn Vĩ Dạ" ngỡ là một bài thơ tả cảnh, nhưng đích thực là một bài thơ tình - tình trong mộng tưởng. Cảnh rất đẹp, rất hữu tình, âm diệu thiết tha tình tứ. Tình cũng rất đẹp nhưng chỉ là mộng ảo. Bến sông trăng còn đó, nhưng con thuyền tình có kịp chở trăng về tối nay? Xa vời, mênh mông. Áo trắng giai nhân, màu trắng trong trinh nữ ấy đã trở thành hoài niệm trong miền thương nhớ của thi sĩ đa tình mà nhiều bất hạnh. "Đây thôn Vĩ Dạ" là bài thơ đẹp vầ hay để ta nhớ và ta thương.
 

VIII. Bài văn mẫu Cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ (Chuẩn)

Hàn Mặc Tử là nhà thơ tiêu biểu trong phong trào thơ mới. Ông là một nhà thơ tài hoa nhưng lại mang trong mình căn bệnh phong hiểm nghèo, chính vì vậy, thơ của ông luôn có hai thế giới, một là tươi mới trong trẻo, một là ma quái, kinh dị. Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là bài thơ nổi tiếng trong tập Thơ Điên của ông, được viết vào năm 1938. Bài thơ là bức tranh thôn quê Vĩ Dạ vừa yên bình vừa tươi đẹp, lồng ghép vào đó là một tình yêu tha thiết và niềm khao khát được giao cảm với cuộc đời của Hàn Mặc Tử.

Đây thôn Vĩ Dạ được khơi cảm hứng từ một tấm bưu ảnh vẽ cảnh vườn tược sông nước được cho là của Hoàng Cúc gửi ra cho ông. Bức ảnh đó đã làm sống dậy những kỉ niệm của Hàn Mặc Tử về Vĩ Dạ - một xóm nhỏ ven sông Hương, nơi lưu giữ tuổi học trò của thi nhân cũng là nơi có bóng hình người con gái ông thương nhớ. Và hơn thế, nó đã làm sống dậy khao khát được giao cảm với cuộc đời của ông, bởi khi đó, ông đang ở Phú Yên và đang bị bệnh tật dày vò....(Còn tiếp)

>> Xem bài văn mẫu Cảm nhận về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ tại đây.

-------------------HẾT-------------------------

Chú ý tìm hiểu trước nội dung chi tiết phần Phân tích bài thơ Đất Nước, một nội dung quan trọng mà các em cần nắm vững nếu muốn cải thiện kỹ năng làm văn của mình.

Chi tiết nội dung phần Phân tích bức tranh đời sống của phố huyện nghèo lúc chiều tối đã được hướng dẫn đầy đủ để các em tham khảo và chuẩn bị nhằm có hướng chuẩn bị tốt nhất cho nội dung.

https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-cam-nhan-bai-tho-day-thon-vi-da-40953n.aspx

Tác giả: Quỳnh Búp Bê     (4.3★- 4 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
Cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
Hình ảnh thiên nhiên và con người xứ Huế qua bài Đây thôn Vĩ Dạ
Dàn ý phân tích 2 khổ thơ đầu trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
Từ khoá liên quan:

dan y cam nhan bai tho day thon vi da

, dan y cam nhan cua em ve bai tho day thon vi da, dan y cam nghi ve bai tho day thon vi da,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới

  • Dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Những bài văn mẫu phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11 do Taimienphi biên soạn sẽ giúp các em cảm nhận được những suy tư sâu sắc mà tác giả gửi gắm.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Tưởng tượng một kết thúc khác cho truyện Cây khế

    Nhân vật người anh trong Cây khế đã phải nhận kết cục bi thảm ở phần cuối truyện. Dưới đây là nội dung cho đề Tưởng tượng một kết thúc khác cho