Chơi game Free Fire bị "say" hãy thử ngay các cách sau

Ngoài say xe hay say nắng, bạn có biết rằng bạn còn có thể bị say game không? Rất nhiều người chơi game đã gặp phải các triệu chứng do game gây ra như đau đầu, chóng mặt và buồn nôn, đặc biệt là từ các tựa game FPS như Free Fire , PUBG hay COD. Vậy say game là gì và có biện pháp nào để chống say game không?

Rất nhiều người đã bị chóng mặt và thậm chí cảm thấy buồn nôn khi chơi các tựa game FPS như Free Fire, PUBG hay Call of Duty Warzone . Với các trận chiến nhịp độ nhanh và góc nhìn thứ nhất, không ít người chơi game đã trải nghiệm cảm giác tương tự như say tàu xe. Có đến 20-50% người trên thế giới bị dị ứng với những chuyển động trong môi trường ảo, môi trường giả lập và môi trường game. Trong bài viết này, Taimienphi.vn sẽ cung cấp cho bạn tất cả những điều cần biết về cảm giác "say game" bao gồm nguyên nhân và các biện pháp để chống chóng mặt, buồn nôn khi chơi game.

cach chong say khi choi free fire

Nếu chơi Free Fire bị "say", game thủ hãy thử ngay 4 cách sau

 

Xem thêm: Danh sách các chế độ chơi trong Free Fire

1. "Say game" là gì?

choi game free fire bi say hay thu ngay cac cach sau

Bị say do chơi game thường được gọi là Simulator Sickness (tạm dịch là "bệnh giả lập"). Nó xảy ra do sự không đồng nhất giữa những gì mắt bạn thấy và những gì cơ thể của bạn cảm nhận. Trải nghiệm tương tự có thể xảy ra bất cứ lúc nào bạn nghĩ rằng bạn đang di chuyển trong khi thực sự không phải như vậy. Chẳng hạn như, nếu bạn đang ngồi ở trong một chiếc ô tô đang đỗ khi chiếc xe bên cạnh bắt đầu lùi xe, bạn có thể nghĩ rằng bạn đang di chuyển trong khi chiếc xe bạn đang ngồi vẫn đứng yên và điều đó có thể gây ra cảm giác nôn nao trong ruột của bạn.

2. Tại sao chơi game lại gây chóng mặt, buồn nôn?

Con người có một cảm giác tốt về nhận thức không gian. Chúng ta cực kỳ giỏi trong việc nhận biết khi nào chúng ta đang đứng, khi nào chúng ta nằm, khi nào chúng ta úp mặt và khi nào chúng ta lăn, ngã hoặc giật mình. Nhờ có vòng lặp phản hồi liên tục giữa mắt, tai trong và hệ thống giác quan tổng thể, chúng ta biết chính xác vị trí của mình trong không gian vật lý.

Tuy nhiên, khi có sự ngắt kết nối giữa một phần của vòng lặp phản hồi đó và một phần khác, kết quả thường là dẫn đến triệu chứng chóng mặt, buồn nôn. Tên kỹ thuật cho hiện tượng này gọi là xung đột tín hiệu. Không hoàn toàn rõ tại sao xung đột tín hiệu lại khiến chúng ta cảm thấy không khỏe, nhưng giả thuyết nổi bật nhất là cảm giác "say" bắt chước tác động của chất độc và cơ thể chúng ta muốn thanh lọc chất độc. Điều đó khiến chúng ta cảm thấy cần phải nôn ra.

choi game free fire bi say hay thu ngay cac cach sau 2

Vậy tại sao nhiều người bị "say game"? Để hiểu tại sao nhiều trò chơi điện tử lại có thể khiến bạn phát ốm như vậy, chúng ta phải xem xét về cả 2 phía: trò chơi và chính chúng ta. Hai thứ này tương tác với nhau như thế nào là chìa khóa giải thích tại sao. Một số trò chơi có hai loại chuyển động diễn ra cùng một lúc khiến người chơi bị say. Điều này thường xảy ra với các game bắn súng góc nhìn thứ nhất và thứ ba như Free Fire, COD, PUBG...

Bên cạnh đó, ngón tay và màn hình chuyển động nhưng cơ thể của bạn vẫn ngồi yên một chỗ. Đúng vậy, cơ thể bạn ngồi cố định trên ghế, nhưng đôi mắt của bạn cảm nhận được trò chơi đang chuyển động, nhờ vào hành động 3D nhịp độ nhanh trên màn hình. Giống như khi bạn đang ở trên tàu xe, xung đột giữa các tín hiệu môi trường gây ra sự xuất hiện của cảm giác buồn nôn ở một số lượng dân số đáng kể.

Khi game ngày càng phát triển phức tạp, chúng có thể bắt chước chuyển động của các nhân vật 3D một cách thực tế. Ví dụ phong phú nhất về điều này là thể loại bắn súng góc nhìn thứ nhất (FPS), nơi bạn có thể nhìn qua đôi mắt của nhân vật.

Bạn có thể làm gì để giảm thiểu cảm giác buồn nôn khi chơi game FPS? Có nhiều biện pháp có thể có hiệu quả, hầu hết đều liên quan đến việc giảm thiểu hoặc loại bỏ xung đột tín hiệu trong môi trường.

3. Những giải pháp cần biết khi bạn bị "say game"

Điều chỉnh tốc độ khung hình

FPS là tốc độ khung hình trên giây. Tốc độ khung hình xác định số lượng hình ảnh mà card đồ họa có thể tạo ra trong một giây. Có nghĩa là card đồ họa của bạn càng vẽ ra nhiều hình ảnh thì chất lượng đồ họa càng tốt. Do đó, bạn có thể cảm thấy rằng chuyển động diễn ra mượt mà hơn.

choi game free fire bi say hay thu ngay cac cach sau 3

Khi FPS dao động, nó sẽ khiến người chơi cảm thấy chóng mặt và buồn nôn, nhất là khi chơi game FPS như Free Fire hay Call of Duty: Warzone. Bạn hãy giữ tốc độ khung hình ở mức 40 đến 60 FPS để tránh bị say.

Di chuyển chầm chậm, đừng chuyển hướng nhìn liên tục

Việc chuyển hướng nhìn liên tục là một trong những nguyên nhân chính khiến bạn bị "say game". Chẳng hạn như, khi chơi game trên máy tính, nhiều người chơi di chuột xung quanh để quan sát khu vực xung quanh nhằm tìm kiếm kẻ thù hoặc chỉ để... ngắm cảnh.

Bên cạnh đó, một số người chơi muốn bắt đầu trận đấu một cách nhanh chóng và liên tục nhìn xung quanh để tìm mục tiêu chiến đấu. Nhưng nó sẽ khiến bạn chóng mặt khi xoay chuyển tầm nhìn. Vì vậy, hãy chơi từ từ. Bạn cần cho mắt thời gian để làm quen với môi trường game và nhịp độ trận đấu.

Đừng dán mắt quá gần vào màn hình

Tư thế ngồi và khoảng cách giữa mắt và màn hình cũng cảnh hưởng đến cảm giác của bạn khi chơi game FPS. Nếu bạn dán mắt quá gần vào màn hình, bạn sẽ cảm thấy chóng mặt bởi mắt và cơ thể trải nghiệm những điều khác nhau. Mắt của bạn đang tập trung vào chiến trường trên màn hình trong khi cơ thể của bạn ở ngoài đời thực. Nó khiến bạn cảm thấy mất cân bằng và buồn nôn.

choi game free fire bi say hay thu ngay cac cach sau 4

Thực hành và trải nghiệm nhiều để vượt qua cảm giác "say game"

Một trong những cách tốt nhất để vượt qua triệu chứng "say game" khi chơi Free Fire hay Call of Duty là luyện tập để nâng cao sức đề kháng, giống như việc đi xe nhiều sẽ làm bạn quen với cảm giác ngồi trên xe và dần dần vượt qua cảm giác say tàu xe. Tuy nhiên, những người mới bắt đầu nên chơi game một khoảng thời gian ngắn mỗi ngày và tăng dần thời gian để làm quen với chuyển động và nhịp độ trong game.

Nếu bạn thỉnh thoảng bị đau đầu hoặc buồn nôn hay thậm chí thường xuyên bị như vậy khi chơi game, bạn không đơn độc. Nhiều người chơi khác đã gặp phải các triệu chứng do trò chơi điện tử gây ra trong nhiều năm. Và bài viết trên đây đã chỉ ra lý do khiến bạn bị "say game", cũng như một số biện pháp mà bạn có thể áp dụng để vượt qua cảm giác đó và tiếp tục trải nghiệm những tựa game FPS yêu thích của mình.

https://thuthuat.taimienphi.vn/choi-game-free-fire-bi-say-hay-thu-ngay-cac-cach-sau-60467n.aspx
Link tải game Free Fire trên thiết bị Android, iOS:

=> Link tải Free Fire cho PC

=> Link tải Free Fire cho Android

=> Link tải Free Fire cho iPhone

Tác giả: Cao Toàn Mỹ     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Cách cài đặt và chơi Garena Free Fire OB21 trên máy chủ thử nghiệm
Cách tải Free Fire OB40 phiên bản thử nghiệm Advance Server
Cách đăng ký chơi Garena Free Fire OB29 Advance Server
Cách nhận miễn phí skin Frankenstein Garena Free Fire
Phần mềm giả lập để chơi Free Fire trên máy tính ngon nhất
Từ khoá liên quan:

chơi game Free Fire bị say hãy thử ngay các cách sau

, làm gì để chống say game, tại sao bị say khi chơi game FPS,

SOFT LIÊN QUAN
  • Free Fire Advance Server

    Máy chủ test FF phiên bản thử nghiệm

    Free Fire Advance Server OB43 là máy chủ thử nghiệm của tựa game bắn súng sinh tồn Free Fire nổi tiếng chính thức mở cửa vào ngày 5/1/2024, cho phép chiến binh trải nghiệm trước tính năng, nội dung và chế độ của bản update mới. Đồng thời Free Fire Advance Server OB43 cung cấp cơ hội nhận Kim Cương miễn phí không giới hạn, sân chơi nhiều Battle Royaler yêu thích.

Tin Mới