Từ che dấu hay che giấu đúng chính tả tiếng Việt? 2 từ này đều có cách phát âm giống nhau nhưng khi viết thì chúng lại mang ý nghĩa khác nhau. Để biết từ nào đúng, các bạn cùng Taimienphi.vn đi tìm hiểu, căn cứ vào nghĩa từ đó, từ đó nắm bắt được thông tin tốt nhất, hiểu hai từ này dùng trong trường hợp nào.
Như chúng ta đã thấy, D và Gi là cặp phụ âm dễ gây nhầm lẫn trong từ ngữ của Việt Nam. Che dấu hay che giấu, giấu diếm hay dấu diếm là các ví dụ điển hình đó. Vậy che giấu hay che giấu mới là từ đúng chính tả Việt Nam?
Che giấu hay che dấu?
Che dấu hay che giấu, từ nào đúng chính tả?
Câu trả lời: Che giấu là từ viết đúng chính tả.
Chúng ta cùng đi tìm hiểu nghĩa của từng từ để hiểu đúng hơn 2 từ này cũng như áp dụng chúng trong văn viết dễ dàng, tránh sai chính tả.
* Che giấu là gì?
Theo tìm hiểu:
- Che (danh từ) có nghĩa là dụng cụ ép mía thô sơ, sử dụng sức khỏe để làm cho hai trục lớn quay tròn, cán mía vào giữa. Che (động từ) là làm cho người ta không còn nhìn thấy được bằng cách dùng vật ngăn hay phủ lên. Từ này đồng nghĩa với từ đậy, lấp, phủ. Ví dụ: mây đang che khuất mặt trời, che miệng lại.... Hay che còn là ngăn cho khỏi bị tác động nào đó từ bên ngoài. Ví dụ: phủ vải che mưa...
- Giấu (động từ) có nghĩa là để vào nơi kín đáo nhằm không cho người khác thấy, không tìm ra được, ví dụ: giấu tiền, giấu ngay bức thư đó đi. Hay giấu còn là giữ kín, không muốn cho người khác biết được, ví dụ: giấu dốt, giấu tình cảm.
Do đó, ghép 2 từ ta được từ che giấu, có nghĩa là giấu đi, không để lộ ra cho người khác biết.
Ví dụ:
- Che giấu tình cảm.
- Che giấu cảm xúc.
- Che giấu mọi tội lỗi.
- Che giấu khuyết điểm.
- Che giấu tội phạm.
- Che giấu sự thật.
- Che giấu Review.
* Che dấu là gì?
Khái niệm về che dấu
Che dấu được ghép từ từ "Che" và từ "Dấu". Từ Che thì đã được Taimienphi.vn định nghĩa ở phần trên. Còn từ dấu có nghĩa là cái còn lưu lại của sự vật, sự việc đã qua, qua đó có thể nhận ra sự vật, sự việc đó, ví dụ: dấu vân tay, dấu chân, để lại dấu vết. Hay dấu còn được hiểu là cái được định ra theo quy ước (thường bằng kí hiệu) nhằm ghi nhớ, làm hiệu cho biết điều gì đó, ví dụ: xe cứu thương có dấu chữ thập màu đỏ, ngắt câu ta dùng dấu chấm. Ngoài ra, dấu còn là hình thường có chữ, được in trên giấy tờ để làm bằng, làm tin, ví dụ: đóng dấu bưu điện, xin dấu xác nhận của cơ quan.
Do đó, che dấu ghép lại không có nghĩa. Bên cạnh đó, từ này cũng không có trong từ điển tiếng Việt. Vậy nên chúng ta chỉ có thể khẳng định được rằng, che giấu là từ đúng chính tả.
Nguyên nhân nhầm lẫn che dấu hay che giấu có thể xuất phát từ cách phát âm giống nhau giữa từ d và gi. Khi phát âm sai sẽ khiến chúng ta viết sai, dần dần tạo ra thói quen cho chúng ra viết sai và đọc sai.
Che dấu hay che giấu, chú trọng hay trú trọng, trở lên hay trở nên... đều là những cặp từ mà chúng ta rất dễ nhầm lẫn khi soạn thảo văn bản.- Xem thêm: Chú trọng hay trú trọng
https://thuthuat.taimienphi.vn/che-dau-hay-che-giau-68701n.aspx
Như vậy, các bạn đã biết được che dấu hay che giấu rồi. Nếu như bạn sai từ này thì hãy sửa ngay từ bây giờ cũng như luyện thật nhiều để có thể nhớ và viết đúng chính tả. Nếu bạn không nhớ thì hãy thực hiện phân tách từ khái niệm hoặc tra từ điển tiếng Việt, cách này sẽ giúp bạn hiểu hơn đó.