Những câu hỏi chủ đề 20-11 khi đưa vào chương trình chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ giúp mọi người hiểu hơn về ngày Nhà giáo mà còn làm buổi tổ chức diễn ra thành công tốt đẹp. Một số câu hỏi chủ đề ngày Nhà giáo sẽ được chia sẻ trong bài viết sau, các bạn cùng tham khảo.
Ngoài tiết mục văn nghệ, bài phát biểu cảm nghĩ thì câu hỏi chủ đề 20//11 cũng nên đưa vào chương trình tổ chức chào mừng 20/11, vậy chúng ta cùng tham khảo những câu hỏi, câu đố về thầy cô dưới đây để có được những câu hỏi hay. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng các câu hỏi chủ đề này cho vào báo tường 20/11 để báo tường đa dạng nội dung, trở nên ý nghĩa hơn.
Câu đố vui ngày 20-11
Tổng hợp những câu đố 20-11
1. Câu hỏi chủ đề 20-11 lựa chọn đáp án
Câu 1: Võ Trường Toản là nhà báo hay giáo?
a. Nhà báo
b. Nhà giáo
=> Đáp án: b
Câu 2: Thầy giáo Võ Trường Toản có biệt hiệu là gì?
a. Thiên Đức
b. Sùng Đức
c. Đại Đức
=> Đáp án: b
Câu 3: ". . . Thà đui mà giữ đạo nhà
Còn hơn có mắt ông cha không thờ . . ." là câu nói của nhà giáo nào sau đây?
a. Tố Hữu
b. Hồ Chí Minh
c. Nguyễn Đình Chiểu
d. Phan Văn Trị
=> Đáp án: c
Câu 4: Hàng năm cứ đến ngày 13 tháng 12 chúng ta lại nhớ đến thầy giáo nào?
a. Phan Ngọc Hiển
b. Lê Quý Đôn
c. Mai Khắc Đôn
=> Đáp án: a
Câu 5: Năm 1975 thầy nào là viện trưởng viện khoa học xã hội ở miền Nam?
a. Hoàng Minh Giám
b. Trần Hậu Toàn
c. Châu Văn Liêm
d. Ca Văn Thỉnh
=> Đáp án: d
Câu 6: ". . .Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà. . .". Hai câu thơ này của:
a. Nguyễn Tất Thành
b. Nguyễn Đình Chiểu
c. Võ Trường Toản
d. Chu Văn An
=> Đáp án: b
Câu 7: Trưởng phòng giáo dục Mỏ Cày hiện nay là:
a. Thầy Nguyễn Hiệp Quốc
b. Thầy Nguyễn Văn Chí
c. Thầy Bùi Văn Đơ
d. Thầy Nguyễn Trung Nghiệp
=> Đáp án: b
Câu 8: Lễ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam được tổ chức lần đầu tiên ở nước ta vào năm nào?
a. 20-11-1958
b. 20-11-1975
c. 20-11-1981
d. 20-11-1982
=> Đáp án: a
Câu 9: Trước khi ra đi tìm đường cứu nước Bác Hồ đã dạy học ở đâu?
a. Hà Nội
b. Huế
c. Phan Thiết
d. Sài Gòn
=> Đáp án: c
Câu 10: Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo nước ta hiện nay là ai?
a. Nguyễn Minh Hiển
b. Trần Hồng Quân
c. Phạm Minh Hạc
d. Nguyễn Thiện Nhân
=> Đáp án: d
Câu 11: Hội đồng bộ trưởng ký quyết định lấy ngày 20-11 hàng năm làm kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam ngày tháng năm nào?
a. 20-11-1958
b. 20-11-1975
c. 20-11-1981
d. 20-11-1982
=> Đáp án: d
Câu 12: Họ và tên thầy hiệu trưởng hiện nay của trường THCS Đồng Khởi là:
a. Lê Văn Định
b. Nguyễn Văn Định
c. Lê Văn Bình
d. Nguyễn Văn Bình
=> Đáp án: a
Câu 13: Thầy giáo Nguyễn Tất Thành có thời gian mở trường dạy học và làm nghề bốc thuốc nay thuộc xã:
a. Định Thủy - Mỏ cày
b. Tân Thành Bình - Mỏ Cày
c. Minh Đức - Mỏ Cày
d. Tân Phú Tây - Mỏ Cày
=> Đáp án: c
Câu 14: Năm học 2006-2007 trường THCS Đồng Khởi có bao nhiêu lớp, BCH Liên Đội có bao nhiêu thành viên?
a. 18 lớp BCH gồm 9 thành viên
b. 18 lớp BCH gồm 7 thành viên
c. 19 lớp BCH gồm 7 thành viên
=> Đáp án: a
Câu 15: Nguyễn Đình Chiểu sinh ra và lớn lên ở đâu?
a. Huế
b. Gia Định
c. Bến Tre
d. Cần Thơ
=> Đáp án: c
Câu 16: Chủ đề hoạt động của tháng 11/2006 là:
a. Mừng ngày nhà giáo Việt Nam
b. Mừng 25 năm ngày nhà giáo Việt Nam
c. Mừng ngày hội lớn thầy cô
d. Mùng 25 năm ngày hội lớn thầy cô
=> Đáp án: c
Câu 17: Trường THCS Đồng Khởi hiện nay có bao nhiêu hiệu trưởng, bao nhiêu hiệu phó?
a. 1 hiệu trưởng, 1 hiệu phó
b. 1 hiệu trưởng, 2 hiệu phó
c. 1 hiệu trưởng, 3 hiệu phó
d. 2 hiệu trưởng, 2 hiệu phó
=> Đáp án: a
Câu 18: Giải thưởng Kim Đồng giành cho ai?
a. Chỉ huy Đội giỏi
b. Học sinh Giỏi
c. Đội Viên giỏi
d. Cả 3 đều đúng
=> Đáp án: a
2. Câu đố về thầy cô bạn bè mái trường
Câu 1: Nhà giáo nào là nhân vật có ảnh hưởng lớn ở thế kỷ 16 và nổi danh về tài tiên tri?
A. Thân Nhân Trung
B. Phan Bội Châu
C. Lê Quý Đôn
D. Nguyễn Bỉnh Khiêm
=> Đáp án: D. Nguyễn Bỉnh Khiêm
Câu 2: Những câu thơ "Thất trảm yêu ma phải rợn lòng/ Trời đất soi chung vầng hào khí/ Nước non còn mãi nếp cao phong" nói nhà giáo nào?
A. Chu Văn An
B. Phạm Sư Mạnh
C. Trương Hán Siêu
D. Nguyễn Bỉnh Khiêm
=> Đáp án: A. Chu Văn An
Câu 3: Khi nhắc đến nhà giáo Lê Quý Đôn, người đương thời thường nói: "Thiên hạ vô tri vấn ... Đôn". Từ còn thiếu là gì?
A. Trạng
B. Thần
C. Giáo
D. Bảng
=> Đáp án: D. Bảng
Câu 4: Nhà giáo Nguyễn Thiếp thường gắn với danh xưng nào?
A. Tuyết Giang Phu tử
B. La Sơn phu tử
C. Hạnh Am phu tử
D. Lạp Phong phu tử
=> Đáp án: B. La Sơn phu tử
Câu 5: Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ từng dạy ở trường nào?
A. Trường Dục Thanh
B. Trường Quốc học Huế
C. Trường Đồng Khánh
D. Trường Bưởi
=> Đáp án: Trường Quốc học Huế
Câu 6: Mái gì che nắng che mưa, Mái gì khua nước đẩy đưa con thuyền, Mái gì khi trẻ thì đen, Mái gì dạy dỗ chúng em nên người, Mái gì đã có lâu đời, Là nơi họp mặt vui chơi hội hè - Là những mái gì?
=> Đáp án: Mái nhà - mái chèo - mái tóc - mái trường - mái đình
Câu 7: Tiên học lễ, hậu học văn, Mái gì dạy dỗ chúng em nên người - Là gì?
=> Đáp án: Mái trường
3. Câu đố về ngày 20-11 có đáp án, tôn sư trọng đạo
Câu 1: Nhà giáo nào là viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam?
A. GS Đặng Thai Mai
B. GS Trần Văn Giàu
C. GS Hoàng Trinh
D. GS Phong Lê
=> Đáp án: A. GS Đặng Thai Mai
Câu 2: Nhà giáo Phan Bội Châu gắn với phong trào cách mạng nào?
A. Đông Kinh nghĩa thục
B. Đông Du
C. Cần Vương
D. Duy Tân
=> Đáp án: B. Đông Du
Câu 3: Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng là giáo viên dạy môn gì?
A. Toán
B. Lịch sử
C. Ngữ văn
D. Hóa học
=> Đáp án: B. Lịch sử
Câu 4: Câu thơ "Thà đui mà giữ đạo nhà/ Còn hơn có mắt ông cha không thờ" là của nhà giáo nào?
A. Cao Bá Quát
B. Nguyễn Văn Siêu
C. Nguyễn Đình Chiểu
D. Phan Bội Châu
=> Đáp án: C. Nguyễn Đình Chiểu
Câu 5: Câu "Lúc sống, dạy dỗ được người, không con mà như có/ Khi mất, tiếng tăm còn để, thân tan danh vẫn còn" nói về nhà giáo nào?
A. Nguyễn Huy Oánh
B. Võ Trường Toản
C. Nguyễn Hy Quang
D. Nguyễn Trù
=> Đáp án: B. Võ Trường Toản
4. Các câu đố hay về học tập
1. Là gì?
Đen như ác
Bạc như lông
Nhọn như chông
Kêu như quốc
=> Đáp án: Mực, Giấy, Bút, Học Trò Học Bài
2. Là gì?
Cái mình đo đỏ
Cái mở nâu nâu
Xuống tắm ao sâu
Lên cày ruộng cạn?
=> Đáp án: Cái Bút
3. Là gì?
Em dâng mình cho nước đầy vơi
Người thay đen đổi trắng
Em cũng ngán cho đời những trắng với đen.
=> Đáp án: Mực Viết
4. Là gì?
Đồn rằng chữ thuộc làu làu
Thư, kinh, sử, truyện - một câu cũng lần
Chủ nhà mà cách bước chân
Ai hỏi văn chương, chữ nghĩa thì thày mần nặng thinh.
=> Đáp án: Tủ Sách
5. Là gì?
Có mặt mà chẳng có đầu
Bốn chân có đủ không cầu có tay
Học trò kẻ dở, người hay
Ai ai cũng phải hàng ngày nhớ em.
=> Đáp án: Cái Bàn Học
6. Là gì?
Cây suôn đuồn đuột
Trong ruột đen thui
Con nít lui cui
Dẫm đầu đè xuống?
=> Đáp án: Bút Chì
5. Câu hỏi chủ đề 20-11 khác
Câu 1:
Hè về áo đỏ như son
Hè đi thay lá xanh non mượt mà
Bao nhiêu tay toả rộng ra
Như vẫy như đón bạn ta đến trường?
=> Đáp án: Cây Phượng
Câu 2:
Đố ai trên Bạch Đằng giang
Làm cho cọc nhọn dọc ngang sáng ngời
Phá quân Nam Hán tơi bời
Gươm thần độc lập giữa trời vang lên?
=> Đáp án: Ngô Quyền
Câu 3:
Mặt em phương trượng chữ điền
Da em thì trắng áo xinh mặc ngoài
Lòng em thì có đất trời
Có câu nhân nghĩa, có lời hiếu trung
Đến khi quân tử có dùng
Thì em sẽ ngỏ tấm lòng cho xem.
=> Đáp án: Quyển sách
Câu 4:
Đố ai qua Nhật, sang Tàu
Soạn thành huyết lệ lưu cầu tàn thư
Hô hào vận động Đông Du
Kết đoàn cùng với sĩ phu khắp miền?
=> Đáp án: Phan Bội Châu
Câu 5:
Cày trên đồng ruộng trắng phau
Khát xuống uốmg nước giếng sâu đen ngòm?
=> Đáp án: Cái bút mực
Câu 6:
Đố ai gian khó chẳng lùi
Chí Linh mấy lượt nếm mùi đắng cay
Mười năm Bình Định ra tay
Thành Đông Quan, mất vía bầy Vương Thông?
=> Đáp án: Lê Lợi
Câu 7:
Nơi nào Bác sống một thời
Làm thầy giáo dạy trẻ vui học hành?
=> Đáp án: Trường Dục Thanh - Phan Thiết
Câu 8:
Nơi nào nắng biển trong lành
Bác dạy đàn trẻ học hành tiến nhanh?
=> Đáp án: TP. Phan Thiết, Bình Thuận
Câu 9:
Đố ai nêu lá quốc kì
Mê Linh đất cũ còn ghi muôn đời
Yếm, khăn đội đá vá trời
Giặc Tô mất vía rụng rời thoát thân?
=> Đáp án: Hai Bà Trưng
Câu 10:
Anh mặt đen, anh da trắng
Anh mình mỏng, anh nhọn đầu
Khác nhau mà rất thân nhau
Khi đi khi ở chẳng bao giờ rời?
=> Đáp án: Bảng và phấn, giấy và bút
Câu 11:
Da trắng muốt
Ruột trắng tinh
Bạn với học sinh
Thích cọ đầu vào bảng
=> Đáp án: Viên Phấn
Câu 12:
Đầu đuôi vuông vắn như nhau
Thân chia nhiều đốt rất mau rất đều
Tính tình chân thức đáng yêu
Muốn biết dài ngắn mọi điều có em?
=> Đáp án: Cái thước kẻ
Câu 13:
Nơi nào thành quách dọc ngang
Theo cha, Bác vượt gian nan học hành?
=> Đáp án: TP. Huế
Câu 14:
Làng Nguyệt Ức, có một người
Khai Xuyên tên chữ, hiệu thì Hạnh Am
Đang làm tri huyện bỏ quan
Lục niên ẩn tích dạy đàn học sinh
Giúp mưu Nguyễn Huệ Bắc Bình
Đố ai biết được tiên sinh tên gì?
=> Đáp án: Nguyễn Thiếp
Bên cạnh sưu tầm những câu hỏi chủ đề 20-11 để làm báo tường 20 11 thì bạn có thể dùng để tổ chức chương trình chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam để có một ngày 20-11 ý nghĩa, tràn ngập tiếng cười.
Vào ngày Nhà giáo Việt Nam không thể thiếu được những món quà, lời chúc về ngày 20/11 dành tặng cho các thầy cô giáo, các bạn có thể lựa chọn những món quà 20 10 như bó hoa tươi thắm, chiếc đồng hồ, chiếc bút ... hoặc có thể tự tay cắm hoa ngày 20 11 để gửi đến thầy cô.
Tham khảo chi tiết lời dẫn văn nghệ 20/11 tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam thật ý nghĩa cho thầy cô.
https://thuthuat.taimienphi.vn/cau-hoi-chu-de-20-11-40415n.aspx