Bàn luận về ý kiến sau: Con người phải đồng thời tạo ra và chế ngự niềm đam mê

Các em hãy cùng tham khảo bài Bàn luận về ý kiến sau: Con người phải đồng thời tạo ra và chế ngự niềm đam mê để thấy được vai trò của đam mê và tầm quan trọng của việc chế ngự, kiểm soát đam mê trong quá trình thực hiện ước mơ, hoài bão.

Bài viết liên quan

Đề bài: Bàn luận về ý kiến sau: Con người phải đồng thời tạo ra và chế ngự niềm đam mê

Mục lục bài viết:
1. Dàn ý
2. Bài mẫu số 1
3. Bài mẫu số 2
4. Bài mẫu số 3

ban luan ve y kien sau con nguoi phai dong thoi tao ra va che ngu niem dam me

Bàn luận về ý kiến sau: Con người phải đồng thời tạo ra và chế ngự niềm đam mê


I. Dàn ý Bàn luận về ý kiến sau: Con người phải đồng thời tạo ra và chế ngự niềm đam mê (Chuẩn)

1. Mở bài:

- Giới thiệu đến câu nói: "Con người phải đồng thời tạo ra và chế ngự niềm đam mê"

2. Thân bài:

a. Giải thích:
- "Đam mê": là sự yêu thích, khao khát, hứng thú cao độ với một điều gì, thứ gì.
- Câu nói có hai vế: "tạo ra" và "chế ngự" đam mê: Bởi đam mê cho ta hướng đi trong cuộc sống nhưng nếu không biết kiềm chế, nó sẽ dẫn ta đi sai đường.

b. Bàn luận:

- Đam mê sẽ giúp ta:
+ Giúp cho ta có nguồn động lực to lớn, giúp con người hứng thú vào công việc.
+ Giúp cho ta có một định hướng rõ ràng cho chính mình.
+ Nâng cao chất lượng cuộc sống của chúng ta: Tạo ra sự vui thích trong công việc, thể thao, ...
+ Giúp chúng ta tận hưởng cuộc sống: đi làm với đam mê sẽ giúp chúng ta luôn vui vẻ, thoải mái.

- Tại sao nói phải chế ngự đam mê?
+ Đam mê quá mức sẽ khiến chúng ta mất cân bằng, đi vào những con đường sai trái.
+ Quá đam mê điều gì đó thể sẽ khiến chúng ta mù quáng theo đuổi, từ đó dễ dẫn đến những hành động sai trái, mất kiểm soát.

- Dẫn chứng:
+ Thomas Edison: Đam mê khoa học, trở thành một trong ba nhà phát minh vĩ đại nhất thế giới
+ Thanh niên đam mê tốc độ 22 tuổi ở Hải Phòng: Cướp ngân hàng để mua xe, kết quả bị bắt và phạt tù.

c. Bài học:

- Ai cũng phải có giấc mơ và đam mê của riêng mình nhưng cần phải biết chế ngự đam mê của mình.

3. Kết bài:

- Khẳng định ý nghĩa của đam mê.


II. Bài văn mẫu Bàn luận về ý kiến sau: Con người phải đồng thời tạo ra và chế ngự niềm đam mê 


1. Bàn luận về ý kiến sau: Con người phải đồng thời tạo ra và chế ngự niềm đam mê, mẫu 1 (Chuẩn)

Đam mê là chìa khóa mở ra cánh cửa thành công, thế nhưng bên cạnh việc sống có đam mê, chúng ta cũng cần chế ngự, kiểm soát được nó như câu nói: "Con người phải đồng thời tạo ra và chế ngự niềm đam mê". "Đam mê" là niềm khao khát, yêu thích, hứng thú cao độ vào một điều gì đó, một thứ gì đó. Có đam mê, bạn sẽ có thể đem toàn bộ sức lực, khả năng của mình để thực hiện điều mình muốn. Thế nhưng câu nói lại đưa ra hai vế trái ngược nhau, vừa "tạo ra" đam mê nhưng đồng thời cũng phải "chế ngự" nó, như vậy có ý nghĩa gì? Đây là một bài học cho chúng ta về cách theo đuổi đam mê một cách đúng đắn. Tạo ra đam mê thật dễ dàng nhưng thực hiện và kiềm chế nó mới thực sự là khó. Bởi đam mê sẽ tạo cho con người ta một niềm hứng thú, say mê bất tận, nó tạo cho ta động lực để thực hiện giấc mơ của mình. Không chỉ vậy, nó còn giúp ta nâng cao giá trị cuộc sống, khiến ta thấy hứng thú với thế giới bên ngoài. Đam mê hướng chúng ta đến những con đường đúng đắn để đi tới thành công. Hơn thế, đam mê còn giúp ta có được những phút giây hạnh phúc, thỏa mãn vì chúng ta được sống và làm những điều mà mình yêu thích. Thế nhưng, đam mê cũng có những mặt trái của nó. Khi quá đam mê vào một điều gì đó, ta có thể sẽ đánh mất bản thân minh, đánh mất gia đình, bạn bè. Hoặc đôi khi, quá đam mê sẽ khiến chúng ta rơi vào sự mất thăng bằng, mất đi lý trí mà sa đà vào những con đường sai trái. Ta hãy nhìn vào tỷ phú Bill Gates, ông là một trong những người giàu nhất thế giới, là một đại diện cho sự đam mê và chế ngự nó thành công. Bill Gates đam mê với máy tính, ông từ bỏ cơ hội học luật tại đại học Harvard và thành công cùng bạn mình lập nên Microsoft khi chỉ mới 20 tuổi. Ngọn lửa đam mê đã khiến ông có thể vươn tới và đạt được giấc mơ của mình. Thế nhưng ông cũng luôn cân bằng và "kìm chế" ngọn lửa đam mê ấy để có những phút giây chia sẻ cuộc sống cùng với người vợ của mình, cùng với các con của mình. Bởi lẽ nếu để cuốn mình vào trong đam mê bất tận kia, có thể ông sẽ chẳng có được hạnh phúc, những điều giản dị trong gia đình như hôm nay! Nó có thể sẽ cuốn ông vào những ngày tháng miệt mài bên chiếc máy tính và không thể thoát ra khỏi. Vậy mới nói, tạo ra đam mê thì dễ nhưng chế ngự nó thì không hề dễ dàng! Thế nhưng cũng có những con người sống mà không hề biết tới đam mê. Họ sống trong sự tăm tối, chỉ biết hưởng thụ hoặc sa ngã vào những con đường tội lỗi. Vậy nên là một người khôn ngoan hãy biết tạo ra cho mình niềm say mê để có thể đi đúng con đường mình mong muốn!


2. Bàn luận về ý kiến sau: Con người phải đồng thời tạo ra và chế ngự niềm đam mê, mẫu 2 (Chuẩn)

Có ai đó từng nói rằng: Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ tới với bạn. Đúng như thế, đam mê là khởi nguồn cho mọi thành công. Bởi không có đam mê thì chúng ta không thể vượt qua cả hành trình dài đầy rẫy những khó khăn, thử thách để mở ra cánh cửa của thành công? Thế nhưng khi quá đam mê vào một điều gì đó sẽ gây nên những hệ luỵ khôn lường. Vậy nên có ý kiến cho rằng: "Con người phải đồng thời tạo ra và chế ngự niềm đam mê". Đầu tiên để hiểu được câu nói này, ta cần hiểu khái niệm của đam mê, "đam mê" là gì? Đam mê được định nghĩa là sự yêu thích, khao khát, hứng thú cao độ vào một điều gì đó, một vật gì đó, ...Đam mê là mong muốn có được nó một cách mãnh liệt. Thế nhưng câu nói lại cho rằng phải vừa đồng thời "tạo ra" đam mê và "chế ngự" nó. Đam mê thường sẽ dẫn chúng ta theo những con đường đúng đắn để thực hiện giấc mơ của mình. Vậy nhưng nếu quá đam mê, ta sẽ dễ "đi lạc" mà làm những việc sai trái, vi phạm đạo đức cũng như pháp luật. Thế nên tạo ra đam mê thì dễ nhưng thực hiện nó, chế ngự nó mới là một điều khó khăn. Đam mê mang tới cho con người ta một niềm động lực vô cùng to lớn, giúp con người ta vượt qua hết thảy những khó khăn trong cuộc sống, chỉ hướng tới một mục tiêu cuối cùng. Và hơn thế nữa, đam mê giúp ta có được những phút giây tận hưởng hạnh phúc khi đạt tới thành công, khi say mê thực hiện những công việc yêu thích chứ không phải trong sự chán chường, mệt mỏi. Nó sẽ đem đến cho ta nguồn sức mạnh dồi dào nhất, mạnh mẽ nhất. Thế nhưng khi quá đam mê điều gì đó thì sao? Nó có tác hại gì không? Khi quá đam mê vào một điều gì đó, ta sẽ dễ đánh mất đi những thứ quan trọng xung quanh mình như bạn bè, gia đình, tình yêu, người thân, ... Liệu sự hi sinh ấy có đáng cho giấc mơ, cho niềm đam mê của họ? Và không chỉ vậy, quá đam mê còn khiến cho ta dễ rơi vào bế tắc, lầm đường lạc lối. Vậy nên, đam mê là tốt nhưng chế ngự được ngọn lửa đam mê để biến nó trở thành động lực thực hiện giấc mơ thành công của mình mới là con người bản lĩnh. Trong cuộc sống hiện nay, có rất nhiều thanh niên đam mê tốc độ. Và để thực hiện giấc mơ đó, họ lao vào kiếm tiền để mua được những chiếc xe có tốc độ nhanh, mạnh nhất. Thế nhưng, khi đam mê tới mức tiêu cực, họ trở thành những thành phần "bất hảo" của xã hội khi tham gia đua xe, "khoe mẽ" trên các phương tiện xã hội. Mới đây, một thanh niên mới 22 tuổi ở Hải Phòng đã thực hiện cướp ngân hàng sau đó đi mua một chiếc ô tô phân khối lớn rồi đăng lên mạng xã hội để "khoe". Đó là khi bạn biết đam mê mà không biết kiếm chế nó. Ngày nay, vẫn còn đó những con người sống không có đam mê. Họ không có ước mơ, không hứng thú bất cứ điều. Họ sa ngã vào men rượu, ma tuý, coi đó là sự hưởng thụ mà không biết rằng họ đang đánh mất bản thân mình. Vậy nên là một công dân trong xã hội, chúng ta phải biết đam mê đồng thời chế ngự nó để có thể vừa thực hiện được giấc mơ của mình vừa góp ích cho xã hội.


3. Bàn luận về ý kiến sau: Con người phải đồng thời tạo ra và chế ngự niềm đam mê, mẫu 3 (Chuẩn)

Giấc mơ, khát vọng của bạn sẽ không bao giờ trở thành hiện thực nếu như bạn không biết theo đuổi nó bằng đam mê của mình. Đam mê là nguồn cảm hứng, là kim chỉ nam giúp ta theo đuổi thành công của chính mình. Thế nhưng đam mê cũng sẽ trở thành "vật cản" của thành công nếu ta không biết kiềm chế nó. Vậy nên mới có ý kiến cho rằng: Con người phải đồng thời tạo ra và chế ngự niềm đam mê. Câu nói này có ý nghĩa như thế nào? Để hiểu được câu nói này, ta phải hiểu được "đam mê" là gì. Đam mê tức là những điều ta yêu thích, khát khao, hứng thú cao độ vào nó, mong muốn có được nó một cách mãnh liệt. Đam mê sẽ định hướng con người mỗi chúng ta, dẫn chúng ta đi đến giấc mơ của mình. Vậy tại sao lại nói nên "chế ngự" nó? Bởi vì đam mê cũng sẽ có những "mặt trái" mà ta không mong muốn, và khi ta để "đam mê" phát triển quá mức, nó sẽ đi theo hướng mà ta không mong muốn. Khi "tạo ra" niềm đam mê, đó sẽ là khởi đầu cho nguồn động lực vô tận trong con người bạn. Đam mê sẽ giúp cho ta hứng thú với công việc ta làm và mỗi ngày được làm việc sẽ là một ngày vui thích khi được đắm mình trong niềm say mê. Không chỉ vậy, đam mê còn giúp cho ta có những định hướng rõ ràng cho cuộc sống của mình, giúp ta nâng cao chất lượng cuộc sống. Và đam mê cũng sẽ cho ta tận hưởng niềm hạnh phúc trên con đường thực hiện giấc mơ của mình. Còn "mặt trái" của đam mê là gì, sẽ ra sao khi ta không "chế ngự" được nó? Khi không thể "chế ngự" đam mê của mình thì chính sự đam mê ấy lại là nguồn cơn dẫn bạn tới những sự bất hạnh như mất đi người thân, bạn bè, ... Hay cũng có thể đam mê đó sẽ dẫn bạn tới một con đường sai trái, không đúng với định hướng bạn đầu của mình. Thomas Edison là một minh chứng cho con người có đam mê không ngừng nghỉ. Cuộc đời của ông gắn liền với khoa học. Ông là một trong ba người có nhiều phát minh nhất trên thế giới tính đến thời điểm hiện tại. Ông đã phải trải qua hàng ngàn những thí nghiệm thất bại để kiếm tìm một phát minh vĩ đại cho nhân loại - bóng đèn điện. Lòng đam mê khoa học sáng tạo đã kích thích Edison để ông cống hiến hết mình cho khoa học. Thế nhưng nếu như niềm đam mê ấy trở nên "mất kiểm soát" thì sao? Liệu có được một Edison mà cả thế giới phải thán phục như bây giờ hay chăng? Đam mê mang tới cho ta nhiều điều ích lợi vậy mà hiện nay trong cuộc sống, vẫn có một số bộ phận sống mà không hề có bất cứ đam mê hay giấc mơ, hoài bão gì. Họ sống vật vờ như những "chiếc bóng", cuộc sống lặp đi lặp lại theo một chu trình quen thuộc. Những con người ấy sống thật vô nghĩa làm sao! Vậy nên là một con người hãy cố gắng tạo ra cho mình một giấc mơ, một niềm đam mê, có như vậy, bạn mới vui vẻ, hạnh phúc trong cuộc sống của chính mình!

-------------------HẾT-------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/ban-luan-ve-y-kien-sau-con-nguoi-phai-dong-thoi-tao-ra-va-che-ngu-niem-dam-me-68877n.aspx
Để đạt được thành công và hạnh phúc, bên cạnh đam mê, con người cần trang bị cho mình nhiều phẩm chất tốt đẹp khác. Các em có thể tham khảo thêm qua các bài văn mẫu khác như: Bàn luận về ý kiến của Ban-dắc: Lịch sự và khiêm tốn chứng tỏ con người có văn hoá, Bàn luận về câu nói: Một điều nhịn chín điều lành, Bàn luận về câu nói: Tuổi trẻ cần có thói quen đẹp, đó là đọc sách, Bàn luận về lí tưởng sống của thanh niên hiện nay.

Tác giả: Chipu     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Từ khoá liên quan:

ban luan ve y kien sau con nguoi phai dong thoi tao ra va che ngu niem dam me

, nghi luan song voi dam me, dan y con nguoi dong thoi phai tao ra va che ngu niem dam me,

Tin Mới