Đề bài: Anh chị hãy Phân tích để thấy được Bài học ứng xử của nhân dân qua truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ.
Bài học ứng xử của nhân dân qua truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ
I. Dàn ý Bài học ứng xử của nhân dân qua truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ (Chuẩn)
1. Mở bài
Giới thiệu truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thuỷ:
- Truyện An Dương Vương-Mị Châu, Trọng Thủy là một trong những truyền thuyết vô cùng tiêu biểu và để lại những giá trị sâu sắc.
- Bằng một câu chuyện tình yêu đời thường của Mị Châu và Trọng Thủy, người sáng tạo đã nâng lên thành những tư tưởng lớn lao, những bài học về cách ứng xử trong đời sống.
2. Thân bài
- Thành Cổ Loa được xây dựng nên là nhờ hợp lòng người, thuận ý trời
→ Quyết định xây thành của An Dương Vương là đúng đắn và cho thấy được sự nhìn xa trông rộng của một nhà quân sự lỗi lạc.
- Bi kịch nước mất, nhà tan:
+ Triệu Đà âm mưu lợi dụng chuyện cầu hôn để chiếm đoạt Nỏ thần
+ Trọng Thủy- con trai Triệu Đà trở thành rể vua An Dương Vương, cũng là rể của muôn dân Âu Lạc...(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết Dàn ý Bài học ứng xử của nhân dân qua truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ tại đây.
II. Bài văn mẫu Bài học ứng xử của nhân dân qua truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ (Chuẩn)
Truyện An Dương Vương-Mị Châu, Trọng Thủy là một trong những truyền thuyết vô cùng tiêu biểu và để lại những giá trị sâu sắc. Qua câu chuyện giữ nước của An Dương Vương và chuyện tình yêu đời thường của Mị Châu và Trọng Thủy, tác giả dân gian đã nâng lên thành những tư tưởng lớn lao, những bài học về cách ứng xử trong đời sống, trong các mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa tình riêng và lý chung.
Vua An Dương Vương vốn là một vị vua anh minh và yêu nước. Ông đã dồn hết sức lực và tâm trí nhằm xây dựng kinh thành vững chắc, mong muốn đất nước được vững bền, nhân dân ấm no. Nhưng dù đã cố gắng mà thành xây mấy cũng đổ, nhờ sự trợ giúp của sứ Thanh Giang mà chỉ sau nửa tháng thì thành xây xong. Thành Cổ Loa được xây dựng nên là nhờ hợp lòng người, thuận ý trời, quyết định xây thành của An Dương Vương là vô cùng đúng đắn và cho thấy được sự nhìn xa trông rộng của một nhà quân sự lỗi lạc.
Rùa Vàng giúp đỡ tạo ra Nỏ thần, là vũ khí lợi hại bảo vệ đất nước tránh khỏi những tai hoạ của giặc ngoại xâm. Bởi vậy khi Triệu Đà đem quân xâm lược, chúng cũng bị bại trận bởi sự thần kỳ của một báu vật mà chỉ có duy nhất ở nước nhà u Lạc. Những kẻ bại trận luôn là những kẻ ôm mối tức và lòng hận thù lớn. Một thời gian sau ngày chiến bại, hắn âm mưu lợi dụng chuyện cầu hôn mà chiếm đoạt nỏ thần. Trọng Thủy- con trai Triệu Đà trở thành rể vua An Dương Vương, cũng là rể của muôn dân u Lạc, chính từ đây mà bị kịch xảy ra, nước mất, nhà tan, người chiến thắng trở thành kẻ bại trận, dẫu đau đớn, dẫu xót xa vẫn không thể ngừng khóc cho mối tình đẹp mà oan trái, cho một vị vua anh minh vẫn không tránh khỏi những phút giây chủ quan, khinh địch.
Một câu chuyện buồn mang những tâm tình mà nhân dân gửi gắm. Trước hết, Mị Châu và Trọng Thủy vốn là con dân của hai nước đối địch, vì kế hoà hoãn của địch mà thành vợ thành chồng. Khi đến với Mị Châu, Trọng Thủy đã nuôi âm mưu đoạt lấy nỏ thần, tình yêu lúc này mang sự tính toán vô cùng lớn. Mị Châu vốn hiền lành, lại là người yêu chồng hết mực, tin tưởng chồng mình là một lẽ tự nhiên, người đầu ấp tay kề với nhau vốn phải dành lòng tin cho nhau là điều bình thường. Nhưng cái không bình thường ở đây chính là Trọng Thủy là con của một kẻ đã từng sang xâm lược, tuyên chiến với đất nước mình, một bảo vật giữ nước mà nàng có thể đưa cho Trọng Thủy xem không mảy may nghĩ ngợi hay bàn bạc với vua cha, quần thần là điều đáng trách. Khi bị mất nước phải chạy trốn cùng vua cha, nàng cũng không hề nghĩ tai hoạ ập đến lúc này là vì chồng mình, vẫn rải những lông ngỗng trên đường chạy trốn dẫn đến bị giặc đuổi đến cùng không lối thoát lại là điều đáng trách thứ hai. Suy cho cùng, giữa tình và lý thì Mị Châu vừa đáng trách vừa đáng thương, vì lòng chung thủy và tin yêu quá lớn cho Trọng Thủy mà mất nước, cái chết của nàng dưới thanh kiếm của cha khiến người đọc không khỏi xót xa, nghẹn ngào nhưng cũng là lẽ hợp lý.
Thứ hai, vua An Dương Vương là người có kinh nghiệm chinh chiến và đủ tài năng, cảm quan để hiểu rõ địch ta. Nhưng rồi cũng vì chủ quan, vì cậy trong tay có nỏ thần mà yên vị khinh địch là sai. Nước u Lạc mất có lỗi rất lớn từ ông. Vô tình, vua đã nuôi kẻ thù ngày trong nhà mình mà không hề hay biết, khi giặc đến ông cũng ung dung, điềm nhiên mà chơi cờ, sự mất cảnh giác này gây đến những hậu quả vô cùng tai hại. Qua đó, nhân dân muốn gửi gắm đến mọi người lời cảnh tỉnh về ý chí chiến đấu, về tinh thần cảnh giác trước mọi kẻ thù, trong mọi mối quan hệ cần giữ lý trí sáng suốt để nhìn nhận vấn đề kĩ càng, suy tính cặn kẽ hơn. Khi nghe Rùa Vàng bảo: "Kẻ ngồi sau chính là giặc đó", ông sẵn sàng rút kiếm chém người con gái duy nhất của mình. Đó là một hành động kiên quyết, cho thấy được An Dương Vương không vì tình riêng mà tha thứ cho kẻ có tội bởi về tình, Mị Châu là con ruột của mình, về lí nàng là kẻ mang trọng tội, với quốc gia, dân tộc.
Sau khi chết, Mị Châu biến thành ngọc trai, Trọng Thủy hoá thành những giọt nước hóa viên ngọc sáng trong, đó là minh chứng cho mối tình đẹp, cho sự bao dung là lòng nhân ái của nhân dân Âu Lạc dành cho họ.
Có thể thấy, những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã làm cho bao gia đình tan nát, bao tiếng khóc thương khốn khổ, bi ai, bao cảnh nước mất nghẹn ngào khó tả. Bởi vậy, dù sống trong hoà bình vẫn phải nỗ lực xây dựng quân sự vững chắc, phải cảnh giác trước mọi âm mưu thù địch. Tránh những sự thờ ơ, chủ quan, quyền lợi quốc gia, dân tộc phải được đặt lên hàng đầu. Đất nước có vững bền thì nhân dân mới được sống trong hòa bình, ấm no , mỗi công dân phải ý thức được vị trí và vai trò của mình trong xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
----------------------HẾT-----------------------
Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn các em phân tích Bài học ứng xử của nhân dân qua truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ, để thấy được ý nghĩa của những bài học ứng xử này, các em cần hiểu được câu chuyện về sự chủ quan dẫn đến nước mất nhà tan của An Dương Vương và sự khờ dại, mù quáng của Mị Châu đã đẩy cơ đồ Âu Lạc đắm biển sâu. Các em có thể tham khảo thêm: Phân tích nhân vật Mị Châu trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy, Phân tích ý nghĩa và giá trị truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ, Phân tích bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ, Phân tích chi tiết giếng nước, ngọc trai trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ.
https://thuthuat.taimienphi.vn/bai-hoc-ung-xu-cua-nhan-dan-qua-truyen-thuyet-truyen-an-duong-vuong-va-mi-chau-trong-thuy-47961n.aspx