Bạch Đằng hải khẩu đọc hiểu ngắn gọn, Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức

Bạch Đằng hải khẩu là văn bản nằm trong phần Thực hành đọc, trang 35, SGK Ngữ văn 10, Kết nối tri thức, học kì II. Mời em tham khảo Đề đọc hiểu Bạch Đằng hải khẩu có đáp án dưới đây để hiểu rõ hơn về tác phẩm này.

Đề đọc hiểu Bạch Đằng hải khẩu có đáp án

bach dang hai khau doc hieu ngan gon ngu van lop 10 ket noi tri thuc

Top bài đọc hiểu văn bản Bạch Đằng hải khẩu
 

1. Đề đọc hiểu Bạch Đằng hải khẩu có đáp án - mẫu số 1

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Bạch Đằng hải khẩu

Phiên âm:

Sóc phong xuy hải khí lăng lăng,
Khinh khởi ngâm phàm quá Bạch Đằng.
Ngạc đoạn kình khoa sơn khúc khúc,
Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng.
Quan hà bách nhị do thiên thiết,
Hào kiệt công danh thử địa tằng.
Vãng sự hồi đầu ta dĩ hĩ,
Lâm lưu phủ cảnh ý nan thăng.

Dịch thơ:

Biển rung gió bấc thế bừng bừng,
Nhẹ cất buồm thơ lướt Bạch Đằng.
Kình ngạc băm vằm non mấy khúc,
Giáo gươm chìm gẫy bãi bao tầng.
Quan hà hiểm yếu trời kia đặt,
Hào kiệt công danh đất ấy từng.
Việc trước quay đầu ôi đã vắng,
Tới dòng ngắm cảnh dạ bâng khuâng.

(SGK Ngữ văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 2, tr. 35, 36)

Câu 1: Xác định thể thơ.

Câu 2: Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh được tác giả sử dụng để miêu tả không gian hùng vĩ, rộng lớn của con sông Bạch Đằng.

Câu 3: Hình ảnh "ngạc đọa", "kình khoa" biểu tượng cho điều gì? Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh của Nguyễn Trãi trong câu thơ 2, 3.

Câu 4: Hai câu luận đã thể hiện tình cảm, tâm trạng gì của thi nhân?

Câu 5: Chỉ ra mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ. Từ đó, nhận xét về con người Nguyễn Trãi.

* Gợi ý trả lời các câu hỏi:

Câu 1: Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật.

Câu 2: Tác giả đã sử dụng một số từ ngữ, hình ảnh để miêu tả không gian hùng vĩ, rộng lớn của con sông Bạch Đằng: "biển rung", "gió bấc", "bừng bừng", "non mấy khúc", "bãi bao tầng", "quan hà hiểm yếu".

Câu 3:

- Hình ảnh "ngạc đọa", "kình khoa" biểu tượng cho quân xâm lược.

- Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh:

+ Nhà thơ sử dụng hình ảnh "ngạc đọa", "kình khoa" (cá sấu, cá kình) để ẩn dụ cho quân giặc, kết hợp với các động từ mạnh như "băm vằm", "chìm gẫy" nhằm nhấn mạnh vào thất bại của quân giặc.

+ Các hình ảnh "non mấy khúc", "bãi bao tầng" gợi tả không gian núi, sống, bờ bãi rộng lớn, hiểm trở. Nơi đây chính là chiến địa lừng lẫy, ghi dấu nhiều chiến tích oai hùng của nước nhà.

Câu 4:

- Hai câu luận đã thể hiện niềm ngợi ca về sự mưu trí, tài ba của các vị anh hùng khi biết dựa vào địa hình núi sông hiểm trở để làm nên những chiến thắng lừng lẫy. Đồng thời, bày tỏ tấm lòng tự hào, kính trọng các anh hùng dân tộc đã lập nên chiến công trên con sông Bạch Đằng.

Câu 5:

- Mạch cảm xúc của tác giả: đi từ niềm tự hào, trân trọng những chiến tích lịch sử oai hùng đến sự suy ngẫm, trăn trở của bản thân về lịch sử quốc gia, dân tộc.

- Nguyễn Trãi là một con người có tâm hồn cao đẹp. Cả cuộc đời, ông luôn đau đáu nghĩ tới việc dân, việc nước. Tấm lòng yêu nước, thương dân của ông vẫn luôn rực cháy trong mọi hoàn cảnh, tình thế. Đây chính là phẩm chất cao cả của bậc quân trung.

Ngoài đọc hiểu Bạch Đằng hải khẩu, các em có thể tham khảo thêm một vài bài văn mẫu lớp 10 khác thuộc chủ điểm Nguyễn Trãi - Dành còn để trợ dân này, Ngữ văn 10 như: Đề đọc hiểu Ngôn chí, bài 3 có đáp án; Phân tích Bạch Đằng hải khẩu; Phân tích Bảo kính cảnh giới, bài 43; Phân tích bài Thuật hứng 24, Phân tích Dục Thúy sơn.... để có thể hiểu tác phẩm, chinh phục môn Ngữ văn dễ dàng. 

 

2. Đề đọc hiểu Bạch Đằng hải khẩu có đáp án - mẫu số 2

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Bạch Đằng hải khẩu

Phiên âm:

Sóc phong xuy hải khí lăng lăng,
Khinh khởi ngâm phàm quá Bạch Đằng.
Ngạc đoạn kình khoa sơn khúc khúc,
Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng.
Quan hà bách nhị do thiên thiết,
Hào kiệt công danh thử địa tằng.
Vãng sự hồi đầu ta dĩ hĩ,
Lâm lưu phủ cảnh ý nan thăng.

Dịch thơ:

Biển rung gió bấc thế bừng bừng,
Nhẹ cất buồm thơ lướt Bạch Đằng.
Kình ngạc băm vằm non mấy khúc,
Giáo gươm chìm gẫy bãi bao tầng.
Quan hà hiểm yếu trời kia đặt,
Hào kiệt công danh đất ấy từng.
Việc trước quay đầu ôi đã vắng,
Tới dòng ngắm cảnh dạ bâng khuâng.

(SGK Ngữ văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 2, tr. 35, 36)

Câu 1: Xác định đề tài, thi liệu của văn bản.

Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của phép đối được sử dụng trong hai câu đề.

Câu 3: Đứng trước trang sử hào hùng của dân tộc, tác giả đã có suy ngẫm gì?

Câu 4: Phân tích một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ.

Câu 5: Qua bài thơ, em có cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi?

* Gợi ý trả lời các câu hỏi:

Câu 1:

- Đề tài: lịch sử.

- Thi liệu: khung cảnh con sông Bạch Đằng.

Câu 2:

- Phép đối được sử dụng trong hai câu thơ đề: "Biển rung gió bấc thế bừng bừng" đối với "Nhẹ cất buồm thơ lướt Bạch Đằng".

- Tác dụng:

+ Góp phần gợi tả cảnh biển vừa hùng vĩ, lớn lao song cũng rất thơ mộng, trữ tình nơi Bạch Đằng.

+ Tạo ra sự cân đối, hài hòa cho câu thơ.

Câu 3:

Đứng trước trang sử hào hùng của dân tộc, tác giả đã có suy ngẫm sâu sắc về lịch sử:

+ Nuối tiếc, hoài niệm khi nhìn lại quá khứ "ôi đã vắng".

+ Khi chứng kiến khung cảnh thiên nhiên, đất trời ở cửa biển Bạch Đằng, tác giả trầm tư suy nghĩ về việc đã qua, về những chiến công của dân tộc mà trong lòng bồi hồi nỗi niềm bâng khuâng, da diết.

Câu 4:

* Một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ:

- Phép đối "Biển rung gió bấc thế bừng bừng" đối với "Nhẹ cất buồm thơ lướt Bạch Đằng" => gợi tả khung cảnh thiên nhiên vùng kì vĩ, vừa thơ mộng nơi cửa biển Bạch Đằng.

- Sử dụng hình ảnh "ngạc đoạn", "kình khoa": ẩn dụ cho quân giặc.

- Sử dụng thành công từ ngữ gợi hình "băm vằm", "chìm gẫy" => khắc họa sự thất bại thê thảm của quân xâm lược.

Câu 5:

- Nguyễn Trãi có tâm hồn cao đẹp, cốt cách cao cả, luôn nghĩ tới dân tới nước. Nhà thơ vô cùng trân trọng, tự hào về những giá trị cốt lõi của lịch sử dân tộc. Đồng thời, ẩn sâu bên trong con người này là tình yêu thiên nhiên tha thiết.

soan bai bach dang hai khau doc hieu ngan gon

Bạch Đằng hải khẩu đọc hiểu hay nhất, đầy đủ
 

3. Đề đọc hiểu Bạch Đằng hải khẩu có đáp án - mẫu số 3

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Bạch Đằng hải khẩu

Phiên âm:

Sóc phong xuy hải khí lăng lăng,
Khinh khởi ngâm phàm quá Bạch Đằng.
Ngạc đoạn kình khoa sơn khúc khúc,
Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng.
Quan hà bách nhị do thiên thiết,
Hào kiệt công danh thử địa tằng.
Vãng sự hồi đầu ta dĩ hĩ,
Lâm lưu phủ cảnh ý nan thăng.

Dịch thơ:

Biển rung gió bấc thế bừng bừng,
Nhẹ cất buồm thơ lướt Bạch Đằng.
Kình ngạc băm vằm non mấy khúc,
Giáo gươm chìm gẫy bãi bao tầng.
Quan hà hiểm yếu trời kia đặt,
Hào kiệt công danh đất ấy từng.
Việc trước quay đầu ôi đã vắng,
Tới dòng ngắm cảnh dạ bâng khuâng.

(SGK Ngữ văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 2, tr. 35, 36)

Câu 1: Cảm hứng lịch sử và cảm hứng thế sự được thể hiện như thế nào trong văn bản?

Câu 2: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để khắc họa sự thất bại của quân giặc trong hai câu thực? Những hình ảnh "ngạc đoạn kình khoa", "qua trầm kích chiết" có tác dụng biểu cảm ra sao?

Câu 3: Em hiểu như thế nào về nội dung câu thơ "Quan hà bách nhị do thiên thiết" ("Quan hà hiểm yếu trời kia đặt")?

Câu 4: Phân tích cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình trong bốn câu thơ cuối.

Câu 5: So sánh hình tượng thiên nhiên trong hai bài thơ "Dục Thúy sơn" và " Bạch Đằng hải khẩu".

* Gợi ý trả lời các câu hỏi:

Câu 1:

* Cảm hứng lịch sử và cảm hứng thế sự được thể hiện một cách rõ nét, chân thực trong văn bản:

- Cảm hứng lịch sử:

+ Ngắm nhìn cửa biển Bạch Đằng, thi sĩ nghĩ tới mảnh đất chiến địa, dấu ấn lịch sử - nơi từng diễn ra nhiều cuộc chiến.

+ Tự hào, yêu quý các vị anh hùng dân tộc đã chiến đấu hết mình trên con sông Bạch Đằng kì vĩ, hiểm trở.

- Cảm hứng thế sự: nỗi niềm suy tư, trăn trở của nhà thơ về lịch sử, về quá khứ đã qua.

Câu 2:

- Để khắc họa sự thất bại của quân giặc trong hai câu thực, tác giả đã sử dụng biện pháp:

+ Ẩn dụ: "ngạc đoạn", "kình khoa": chỉ quân xâm lược.

+ So sánh "như cá sấu bị chặt, cá kình bị mổ", "như cây giáo bị chìm, như chiếc kích bị gãy" (trích từ phần dịch nghĩa của câu thơ 2, 3).

- Những hình ảnh "ngạc đoạn kình khoa", "qua trầm kích chiết" có tác dụng biểu cảm:

+ Gợi ra cảnh tượng chiến đấu bừng bừng khí thế trên sông Bạch Đằng.

+ Nhấn mạnh vào sự thất bại thảm hại của quân xâm lược.

Câu 3:

- Câu thơ "Quan hà bách nhị do thiên thiết" ("Quan hà hiểm yếu trời kia đặt") được dẫn từ "Sử kí" của Tư Mã Thiên nhằm khẳng định địa hình núi non nơi Bạch Đằng rất hiểm trở, nguy hiểm. Nhờ đó, các vị anh hùng dân tộc bằng sự tài ba, dũng trí đã biết tận dụng để lập nên chiến công hiển hách.

Câu 4:

* Cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình trong bốn câu thơ cuối:

- Niềm tự hào, kiêu hãnh trước chiến tích lớn lao của các anh hùng dân tộc: "Quan hà bách nhị do thiên thiết,/ Hào kiệt công danh thử địa tằng".

- Nỗi niềm bâng khuâng, hoài cổ khi nghĩ về những chuyện đã qua, về những kì tích lớn lao trong quá khứ "Lâm lưu phủ cảnh ý nan thăng".

Câu 5:

- Hình tượng thiên nhiên trong hai bài thơ "Dục Thúy sơn" và " Bạch Đằng hải khẩu":

+ "Dục Thúy sơn": núi Dục Thúy được mệnh danh là "tiên cảnh" -> mang vẻ đẹp của chốn phong cảnh hữu tình, thơ mộng. Khắc họa khung cảnh thiên nhiên nơi đây, Nguyễn Trãi đã có sự liên tưởng, so sánh hết sức thú vị, độc đáo: lấy vẻ đẹp của con người để miêu tả núi non "Bóng tháp hình trâm ngọc;/ Gương sông ánh tóc huyền".

+ "Bạch Đằng hải khẩu": cửa biển Bạch Đằng hiện lên với sự hùng vĩ, hoang sơ, hiểm trở. Nhà thơ Nguyễn Trãi sử dụng hàng loạt các từ ngữ gợi hình như "khí lăng lăng", "núi khúc khúc", "ngạn tằng tằng" ("thế bừng bừng", "non mấy khúc", "bãi bao tầng") để diễn tả khung cảnh thiên nhiên nơi đây.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/bach-dang-hai-khau-doc-hieu-75134n.aspx
Để có thể trả lời được tất cả các câu hỏi, em cần đọc kĩ lại bài thơ, đồng thời, huy động vốn hiểu biết của bản thân về tác phẩm. 

Tác giả: Ngọc Thảo     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Link tải Sách giáo khoa lớp 3 Kết nối tri thức
Giải toán lớp 6 trang 37 tập 1 sách Kết Nối Tri Thức
Từ khoá liên quan:

Bach Dang hai khau doc hieu

, Noi dung bai tho Cua bien Bach Dang ngan nhat, Soan bai Bach Dang hai khau ngan gon,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    File mềm sách Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh

    Ngoài sách Chân trời sáng tạo, bộ sách Cánh Diều thì bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cũng được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn theo tiêu chuẩn sách giáo khoa mới đưa ra thử nghiệm trong năm học mới. Giống ...

Tin Mới