Cụm từ bá đạo là từ phổ biến, xuất hiện nhiều trong cuộc sống hàng ngày cũng như trên mạng xã hội Facebook, Zalo ... như bài đăng, comment. Vậy bá đạo có nghĩa là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Bá đạo là từ được sử dụng rộng rãi trong đời sống thường ngày hiện nay và trở thành trào lưu nhiều bạn thích thú. Những câu nói miệng như "Anh ta thật là bá đạo", "Thằng ấy chơi game bá đạo", "Thiệt là bá đạo"... chắc hẳn bạn nghe thấy nhiều nhưng có thể vẫn chưa hiểu rõ ý nghĩa. Vậy bá đạo là gì?
Bá đạo có nghĩa là gì?
Bá đạo nghĩa là gì ?
Bá đạo là câu cửa miệng mà chúng ta vẫn nói, sử dụng hàng ngày, nhưng ít ai biết rằng từ Hán Việt này xuất hiện từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, sau đó được du nhập vào Việt Nam. Bá là gì? Đạo ở đây nghĩa là gì?
Nghĩa gốc của từ bá đạo miêu tả sự quyết đoán, bản lĩnh của các bậc anh hùng, khi dịch ra nó có nghĩa là con đường của kẻ mạnh. Nếu là fan ruột phim kiếm hiệp hay cổ trang Trung Quốc, chắc hẳn bạn sẽ hay bắt gặp cụm từ Hán Việt này.
Bá có nghĩa là bá chủ, Đạo là đạo lý, mang ý nghĩa tôn giáo hay sức mạnh. Khi ghép hai từ này với nhau, bá đạo được sử dụng với ý nghĩa nhằm ám chỉ những sự vật, sự việc siêu phàm, vô đối, lạ lùng mà dường như bất cứ ai cũng khó có thể thực hiện.
Hình ảnh bá đạo
Khi được du nhập sang Việt Nam, giới trẻ cách điệu và sử dụng từ bá đạo để chỉ những sự vật, hiện tượng có tính chất vô địch, vô đối, không thể sánh được, không ai sánh bằng, ngang ngược, bất chấp đúng sai, làm càn,... Nói chung là phải tùy vào hoàn cảnh khác nhau để hiểu nghĩa của từ bá đạo vì không có một nghĩa rạch ròi nào để phân tích từ.
Ví dụ:
- Điệu cười của cô ta thật là bá đạo nhằm thể hiện nụ cười độc đáo, riêng biệt, không giống bất cứ ai
- Anh ta chơi game bá đạo: Ý muốn nói ở đây là anh ta là game thủ giỏi, không ai điêu luyện bằng
- Bá đạo trên từng hạt gạo.
- Cười nghiêng ngả với bài văn bá đạo miêu tả ngôi nhà: Bài văn độc nhất vô nhị không gì sánh bằng
- Con bé kia ngu bá đạo: Muốn cho mọi người thấy rằng con bé kia ngu không ai bằng
Lớp học bá đạo
Bá đạo và bá dơ hoàn toàn không giống nhau về nghĩa. Để bạn đọc tránh hiểu sai nghĩa của hai từ này, chúng ta cùng tìm hiểu bá dơ nghĩa là gì? Bá dơ thực chất là từ bá vơ. Do cách phát âm mà nhiều người cho rằng đây là bá dơ. Bá ở đây mang ý nghĩa là bách (trăm) như trong cụm từ bá tánh (bách tính). Còn vơ có nghĩa là vu vơ. Vì vậy, bá dơ có nghĩa là chuyện thiên hạ, vu vơ không liên quan đến mình.
Không chỉ xuất hiện nhiều qua việc trò chuyện trực tuyến trên mạng xã hội, bá đạo còn có mặt ở trường học hay bất cứ lĩnh vực nào trong đời sống. Thậm chí học sinh còn truyền tai nhau các
câu nói bá đạo của thầy cô nhằm mang đến tiếng cười hài hước, vui vẻ cho chính mình. Mặc dù nghiêm túc khi đứng trên bục giảng, các thầy cô cũng có những phút ngẫu hứng thốt lên những câu nói bất hủ làm học trò thích thú, giải tỏa căng thẳng cho các vấn đề liên quan đến học tập.
Bên cạnh đó, các bài thơ chế về học sinh bá đạo cũng được nhiều bạn trẻ hưởng ứng tích cực. Bởi học tập, thi cử luôn mang đến cho những học sinh sự lo lắng, căng thẳng và stress. Để cuộc sống học sinh, sinh viên thêm phần thú vị, bớt nhàm chán thì những bài thơ chế về học sinh bá đạo xuất hiện, khiến ai đọc cũng không kìm chế được nụ cười
Cùng với việc tìm hiểu khái niệm bá đạo, cách sử dụng từ "bá đạo" trong các ngữ cảnh, bạn cũng cần tìm hiểu, cập nhật thêm các cụm từ mới, hay được sử dụng trong xã hội hiện đại, và gen Z là một từ như thế. Vậy cụ thể Gen Z là gì? Thế hệ Z là gì? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.
https://thuthuat.taimienphi.vn/ba-dao-nghia-la-gi-37364n.aspx
Khá nổi trên MXH thời gian gần đây, Đào Xuân Trường đang là cái tên được rất nhiều người lùng sục, tìm kiếm. Vậy Đào Xuân Trường là ai? Tại sao lại được nhiều người quan tâm đến vậy? Click tìm hiểu nội dung bài viết này của Taimienphi.vn, bạn sẽ tìm được câu trả lời cho mình.