Soạn bài Hôm qua tát nước đầu đình, Ngữ văn lớp 11 Cánh Diều

Những bài ca dao luôn mang đến âm hưởng bình dị, mộc mạc. Từ đó truyền tải bao tâm tư, tình cảm của con người. Hãy cùng tìm hiểu thêm về thể loại văn học này với phần Soạn bài Hôm qua tát nước đầu đình do đội ngũ Taimienphi.vn biên soạn nhé!

Soạn bài Hôm qua tát nước đầu đình

soan bai hom qua tat nuoc dau dinh ngu van lop 11 canh dieu

 

* Soạn bài Hôm qua tát nước đầu đình - Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:


Câu 1 trang 33 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều - tập 1:

Đáp án: C. Ca dao là sáng tác của văn học viết, có tên tác giả


Câu 2 trang 33 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều - tập 1:

Đáp án: D. Tình yêu đôi lứa


Câu 3 trang 33 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều - tập 1:

Đáp án: C. Chàng trai tạo cớ để làm quen và tiếp xúc với cô gái


Câu 4 trang 33 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều - tập 1:

Đáp án: C. Tự sự - trữ tình


Câu 5 trang 34 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều - tập 1:

Đáp án: C. (1) - (2) - (5)


Câu 6 trang 34 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều - tập 1:

- Trong tám câu thơ đầu, hình tượng trung tâm, xuyên suốt chính là chiếc áo.

- Chiếc áo là lí do để chàng trai mở lời làm quen, ngỏ ý tìm hiểu cô gái. Vậy nên, nó chính là đồ vật giúp chàng trai bày tỏ tâm tình, nỗi niềm của mình với người thương.


soan bai hom qua tat nuoc dau dinh ngu van lop 11 canh dieu 2

Soạn bài Hôm qua tát nước đầu đình - Ngữ văn 11 Cánh diều


Câu 7 trang 34 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều - tập 1:

- Những vật mà chàng trai hứa cho cô gái là: "một thúng xôi vò", "một con lợn béo", "một vò rượu tăm", "đôi chiếu", "đôi chăn', "đôi trằm", "buồng cau" và "tiền cưới", "tiền cheo".

- Đây đều là những lễ vật có trong đám cưới ngày xưa. Nhà trai phải chuẩn bị đầy đủ tất cả sính lễ để rước người con gái về làm vợ. Vậy nên, chàng trai ở đây đã lấy lí do "trả công" để hỏi cưới cô gái mà mình thích. Đây là một cách nói ý nhị, kín đáo nhưng cũng đã thể hiện được rõ ý định của chàng trai với cô gái.


Câu 8 trang 34 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều - tập 1:

Đầu tiên, em thấy được đây là chàng trai khỏe mạnh, chăm chỉ qua hành động "tát nước đầu đình". Tiếp theo, chàng trai khi lấy lí do "bỏ quên cái áo trên cành hoa sen" để làm quen cô gái, rồi tiếp tục nhờ cô khâu lại áo, trả công bằng cách đưa cô về làm vợ. Đó chính là sự khéo léo, nhẹ nhàng, tinh tế của chàng trai khi theo đuổi cô gái nọ.


Câu 9 trang 34 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều - tập 1:

* Một số bài ca dao có mô típ "Hôm qua":

(1) "Hôm qua ra đứng bờ bao

Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ

Buồn trông con nhện giăng tơ

Nhện ơi nhện hỡi, nhện chờ mối ai?

Buồn trông chênh chếch sao Mai

Sao ơi sao hỡi, nhớ ai sao mờ"

(2) "Hôm qua anh đến chơi nhà,

Thấy mẹ nằm võng, thấy cha nằm giường.

Thấy em nằm đất anh thương,

Anh ra Kẻ Chợ đóng giường tám thang.

Bốn góc thì anh thếp vàng,

Bốn chân thếp bạc, tám thang chạm rồng.

Bây giờ em bỏ giường không

Em đi lấy chồng phí cả công anh."

* So sánh với bài "Hôm qua tát nước đầu đình":

- Giống nhau: Những bài ca dao bắt đầu bằng "hôm qua" đều lấy mốc thời gian này như một cái cớ để kể câu chuyện, bày tỏ nỗi lòng mình.

- Khác nhau: Với mỗi bài ca dao, dung lượng và nội dung đều khác nhau:

+ Bài ca dao "Hôm qua tát nước đầu đình" có dung lượng dài, là lời tỏ tình, ngỏ ý của chàng trai với cô gái mình yêu.

+ Bài ca dao (1) thể hiện nỗi buồn, trông ngóng người yêu, mối nhân duyên trong cuộc đời.

+ Bài ca dao (2) lại kể câu chuyện về chàng trai thương cô gái nên đã đi mua giường cho cô nằm, ai ngờ đâu sau đó mối tình này lại không nên duyên, khiến cho chàng trai buồn rầu, đau đớn.


Câu 10 trang 34 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều - tập 1:

Điều em thích nhất ở bài ca dao "Hôm qua tát nước đầu đình" chính là thể thơ lục bát đầy hấp dẫn. Đây là thể thơ của riêng dân tộc Việt Nam, gần gũi với quảng đại quần chúng nhân dân. Thế nên, nó thường được sử dụng để thể hiện tâm tư, tình cảm của con người nước Nam. Nhịp thơ 4/4, 4/2 đều đặn giúp cho bài ca dao có được giọng điệu nhẹ nhàng, chậm rãi như chính những tình cảm thầm kín, ý tứ mà chàng trai dành cho cô gái. Không những thế, cách hiệp vần không quá khắt khe nhưng vẫn giữ vững luật thơ "xin - tin"; "tà - già", "khâu - lâu", "tăm - nằm", "đeo - cheo". Với những cặp câu không hiệp vần, tác giả dân gian lại sử dụng biện pháp điệp ngữ: "Giúp em một thúng xôi vò/ Một con lợn béo một vò rượu tăm". Bài ca dao "Hôm qua tát nước đầu đình" đã giúp em thấy được nét đẹp của nền văn học Việt Nam thời kì sơ khai.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-hom-qua-tat-nuoc-dau-dinh-ngu-van-lop-11-canh-dieu-76766n.aspx
Mong rằng với phần hướng dẫn trả lời câu hỏi của Taimienphi.vn, em sẽ có thêm nhiều hiểu biết về "Hôm qua tát nước đầu đình" và các bài ca dao khác nói chung. Mời em tham khảo thêm các bài mẫu khác như: Đoạn văn về điều em thích nhất ở bài "Hôm qua tát nước đầu đình"; Soạn bài Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp, Ngữ văn lớp 11 Cánh Diều

Tác giả: Nguyễn Thuý Thanh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Ông đồ (Vũ Đình Liên), Ngữ văn lớp 7, Cánh Diều
Soạn bài Nước biển dâng, Ngữ văn 8 Cánh Diều
Soạn bài Sao băng, Ngữ văn 8 Cánh Diều
Soạn bài Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp, Ngữ văn lớp 11 Cánh Diều
Soạn bài Anh hùng tiếng đã gọi rằng, Ngữ văn lớp 11 Cánh Diều
Từ khoá liên quan:

Soan bai hom qua tat nuoc dau dinh

, Soan bai hom qua tat nuoc dau dinh ngu van 11 canh dieu, soan bai hom qua tat nuoc dau dinh ngan gon hay nhat,

SOFT LIÊN QUAN
  • Phân tích đặc điểm nhân vật

    Bài văn phân tích đặc điểm nhân vật Ngữ văn 7 Cánh Diều

    Mỗi tác phẩm văn học chúng ta được tiếp xúc đều có vô số nhân vật được nhắc đến. Đây cũng là một phương diện giúp ta hiểu hơn về thông điệp mà nhà văn muốn truyền tải. Dựa trên chủ đề này, Taimienphi.vn gửi đến các em một số mẫu Phân tích đặc điểm nhân vật, Ngữ văn 7 Cánh Diều. Bài viết sẽ giúp em định hướng cách làm dạng đề này sao cho phù hợp, chuẩn nhất theo chương trình mới.

Tin Mới