Soạn bài Cô bé bán diêm ngắn nhất, Ngữ văn lớp 6 - KNTT

Cô bé bán diêm là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Han Cri-xti-an An-đéc-xen. Bài soạn bài Cô bé bán diêm ngắn nhất, trang 60, Ngữ văn lớp 6, Kết nối tri thức, học kì I dưới đây sẽ giúp em có nhiều hiểu biết hơn nữa về tác phẩm này.

Soạn bài Cô bé bán diêm ngắn nhất, Ngữ văn lớp 6 - KNTT

soan bai co be ban diem ngan nhat ngu van lop 6 kntt

Soạn bài Cô bé bán diêm ngắn gọn, Ngữ văn lớp 6 - KNTT

 

I. Trước khi đọc

* Gợi ý trả lời phần Trước khi đọc:
1. Giới thiệu ngắn gọn một truyện kể hoặc một bộ phim có nhân vật trẻ em gây ấn tượng với em.
- Bộ phim: Cô bé Maruko.
2. Chia sẻ một vài cảm nhận của em về nhân vật đó.
Maruko là một cô bé tốt bụng, lương thiện. Tuy có chút nghịch ngợm nhưng Maruko luôn biết yêu thương, quan tâm tới mọi người xung quanh.
 

II. Đọc văn bản:

* Gợi ý trả lời phần Đọc văn bản:
1. Theo dõi: Chú ý các chi tiết miêu tả trang phục của cô bé bán diêm giữa trời đông giá rét.
- Các chi tiết miêu tả trang phục của cô bé bán diêm: để đầu trần, chân đi đất, mặc chiếc tạp dề cũ đựng đầy diêm.
2. Dự đoán: Điều gì sẽ đến với cô bé bán diêm trong đêm giao thừa?
- Cô bé bán diêm sẽ bị lạnh cóng và không bán được bao diêm nào.
3. Theo dõi: Sau khi bà mất, gia đình cô bé bán diêm rơi vào tình cảnh như thế nào?
- Sau khi bà mất, gia đình cô bé bán diêm rơi vào tình cảnh:
+ Tài sản tiêu tán, mất hết.
+ Gia đình phải chuyển nơi ở tới một xó tối tăm.
+ Phải nghe những lời mắng chửi.
4. Theo dõi: Mỗi lần quẹt diêm, cô bé nhìn thấy những hình ảnh gì? Đó là thực hay mơ?
- Mỗi lần quẹt diêm, cô bé nhìn thấy những hình ảnh: lò sưởi, bàn ăn thịnh soạn, cây thông Nô-en và người bà yêu quý.
- Đó đều là mơ.
5. Theo dõi: Chú ý trình tự xuất hiện của các hình ảnh khi cô bé quẹt diêm: Lần thứ nhất, lần thứ hai, lần thứ ba, lần thứ tư.
* Trình tự xuất hiện của các hình ảnh khi cô bé quẹt diêm:
- Lần 1: hình ảnh lò sưởi.
- Lần 2: bàn ăn thịnh soạn với món ngỗng quay hiện lên.
- Lần 3: một cây thông Nô-en lớn.
- Lần 4: hình ảnh người bà đáng kính của cô bé.
6. Đối chiếu: Điều xảy ra với cô bé bán diêm có giống như dự đoán của em không?
- Điều xảy ra với cô bé bán diêm đúng với dự đoán của em.
7. Theo dõi: Có những hình ảnh trái ngược nào trong phong cảnh ngày đầu năm mới?
- Hình ảnh trái ngược: Hình ảnh khi mặt trời tỏa ánh nắng ấm áp, mọi người vui vẻ ra khỏi nhà chào đón năm mới đối lập với Cảnh tượng em bé chết rét ở xó tường.

Các em cùng xem thêm các bài như Cô bé bán diêm: thể loại, tóm tắt, bố cục, nội dung, nghệ thuật hay bài Viết đoạn văn với nhan đề: Gửi tác giả truyện "Cô bé bán diêm" để hiểu rõ hơn về tác phẩm này giúp việc làm các bài văn liên quan dễ dàng, đạt điểm cao hơn nhé. 


Soan bai Co be ban diem ngan nhat

Soạn văn bài Cô bé bán diêm, Ngữ văn lớp 6 - KNTT ngắn nhất
 

III. Sau khi đọc:

* Gợi ý trả lời phần Sau khi đọc:
Câu 1 (trang 65, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1):
- Truyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.
Câu 2 (trang 65, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1):
- Đó là đêm giao thừa, trời đông lạnh giá, tuyết bao phủ khắp nơi.
- Cô bé không dám trở về nhà vì: nếu không đem được đồng xu nào về thì em sẽ bị cha đánh mắng.
Câu 3 (trang 65, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1):
- Các chi tiết miêu tả ngoại hình của cô bé bán diêm:
+ Đầu trần, chân đi đất nên bị đỏ ửng và bầm tím, mặc một chiếc tạp dề cũ kĩ.
+ Bông tuyết bám đầy trên mái tóc.
- Cuộc sống của cô bé: bất hạnh, nghèo khổ, không nhận được tình yêu thương của mọi người, không có ai quan tâm, chăm sóc em.
Câu 4 (trang 65, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1):
- Những hình ảnh xuất hiện sau mỗi lần quẹt diêm thể hiện những ước mong:
+ Hình ảnh lò sưởi: ước mong được sưởi ấm.
+ Hình ảnh bàn ăn thịnh soạn: mong muốn được ăn bữa cơm giao thừa ấm cúng.
+ Hình ảnh cây thông Nô-en: ước muốn được quây quần, sum họp bên tổ ấm yêu thương.
+ Hình ảnh người bà: mong ước được ở bên cạnh bà.
- Theo em, không thể thay đổi trình tự xuất hiện của các hình ảnh đó.
Câu 5 (trang 65, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1):
- Cảm nhận của em về thái độ của người kể chuyện đối với cô bé bán diêm: xót thương cho số phận bất hạnh của cô bé, đồng thời thể hiện tấm lòng yêu thương, trân trọng dành cho cô bé bán diêm.
- Phân tích một vài chi tiết:
+ Tấm lòng xót xa, thương cảm khi thấy tình cảnh đói khổ, bất hạnh của cô bé "Em bé đáng thương, bụng đói rét vẫn lang thang trên đường.".
+ Khắc họa sự đối lập giữa tình cảnh của em bé trông đêm đông và hình ảnh người người đi lại tấp nập, vui mừng đón chào năm mới -> xót xa trước cảnh tượng éo le, khổ cực của cô bé bán diêm.
+ Để những ước mơ của cô bé xuất hiện qua mỗi lần quẹt diêm -> trái tim nồng nàn yêu thương với cô bé.
Câu 6 (trang 65, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1):
- Cách ứng xử của họ cho thấy sự vô cảm, lạnh lùng.
Câu 7 (trang 65, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1):
+ Cảnh đoàn tụ của các gia đình đêm giao thừa đối lập với tình cảnh đói rét, đơn độc ngoài đường phố của cô bé bán diêm
=> Cho thấy tình cảnh đáng thương, tội nghiệp và bất hạnh của em bé.
+ Không khí tươi vui của ngày đầu năm mới đối lập với cảnh tượng em bé chết rét nơi xó tường.
=> Bày tỏ sự đau đớn, xót xa trước cái chết thương tâm của em, đồng thời lên án, phê phán những con người sống thờ ơ, vô cảm.
Câu 8 (trang 65, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1):
- Theo em, truyện "Cô bé bán diêm" kết thúc có hậu. Bởi:
+ Em bé ra đi như một thiên thần và đến được bên bà.
+ Em thoát khỏi cuộc sống nghèo khổ và những lời chửi rủa, đánh đập của người cha.
+ Em không còn cảm thấy cô đơn, bơ vơ giữa dòng người lạnh lùng, thờ ơ.
* Viết kết nối với đọc
Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) với nhan đề: Gửi tác giả truyện "Cô bé bán diêm".
- HS viết dựa theo cảm nhận của bản thân.
* Gợi ý:
Thân gửi nhà văn Han Cri-xti-an An-đéc-xen. Cháu vừa đọc xong tác phẩm "Cô bé bán diêm" của ông. Hình ảnh cô bé chân trần, mặc chiếc tạp đề cũ kĩ chứa đầy diêm làm cháu vô cùng xúc động. Cháu thấy thương em ấy vô cùng. Cháu ước gì cô bé bán diêm sẽ không bị chết vì rét. Cháu nghĩ rằng, thay vì để cô bé phải trải qua cái chết cô đơn và thương tâm như vậy thì ông có thể sáng tạo thêm một vài chi tiết khác. Chẳng hạn như một gia đình nào đó đi ngang qua cô bé, thấy em quá đáng thương, tội nghiệp nên đã rủ lòng yêu thương, đưa em về nhà họ. Để cái kết không trở nên bi thương, ông có thể xem xét cách thay đổi như trên được hay không? Cảm ơn ông đã đọc lời nhắn nhủ của cháu.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-co-be-ban-diem-ngu-van-lop-6-kntt-71800n.aspx
Chắc hẳn, em cũng rất xót xa, đau lòng trước cảnh tượng bất hạnh của cô bé bán diêm đúng không nào? Hi vọng, thông qua văn bản này, em sẽ biết yêu thương, quan tâm tới mọi người xung quanh nhiều hơn. Hãy trao đi tình yêu và sự sẻ chia, em nhé! Em có thể tham khảo các bài soạn, văn mẫu lớp 6 khác như:
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 66
- Soạn bài Gió lạnh đầu mùa

Tác giả: Duy Tâm     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Link tải Sách giáo khoa lớp 3 Kết nối tri thức
Giải toán lớp 6 trang 37 tập 1 sách Kết Nối Tri Thức
Từ khoá liên quan:

co be ban diem ngu van lop 6 kntt

, bai co be ban diem ngu van lop 6 kntt, soan bai co be ban diem ngu van lop 6 kntt ngan nhat ,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    File mềm sách Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh

    Ngoài sách Chân trời sáng tạo, bộ sách Cánh Diều thì bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cũng được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn theo tiêu chuẩn sách giáo khoa mới đưa ra thử nghiệm trong năm học mới. Giống ...

Tin Mới