Nghị luận về Đánh giá khả năng của bản thân

Năng lực tự nhận thức là một điều quan trọng đối với con người. Nó cần rất nhiều thời gian để được khám phá và rèn luyện. Hãy tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài Nghị luận Đánh giá khả năng của bản thân, Ngữ văn 6, Kết nối tri thức, học kì II do đội ngũ Taimienphi.vn biên soạn nhé!

Đề bài: Nghị luận về Đánh giá khả năng của bản thân

nghi luan ve danh gia kha nang cua ban than

Nghị luận Đánh giá khả năng của bản thân hay nhất

Nghị luận về Đánh giá khả năng của bản thân thuộc vào chủ đề Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống Ngữ văn 6. 
 

I. Dàn ý Nghị luận về Đánh giá khả năng của bản thân:

1. Mở bài:
- Dẫn dắt và nêu vấn đề cần nghị luận: Đánh giá khả năng của bản thân.
2.Thân bài:
* Giải thích:
- Khả năng của bản thân:
+ Những gì bản thân làm được.
+ Điểm mạnh/yếu của bản thân trong học tập, công việc.
+ Những đóng góp của bản thân với cộng đồng.
- Đánh giá khả năng của bản thân: Sự tự xem xét, nhìn nhận về năng lực của chính mình.
* Nêu lí do cần đánh giá khả năng của bản thân:
- Việc hiểu rõ ưu, nhược điểm của chính mình là chìa khóa để con người hoàn thiện và phát triển.
- Nó giúp con người có cái nhìn bao quát hơn về cuộc sống cũng như những người xung quanh, từ đó đưa ra được những nhận xét, đánh giá khách quan nhất.
- Sự phát triển của từng cá nhân sẽ mang đến sự thịnh vượng của xã hội.
* Đề xuất giải pháp, phương án thực hiện:
- Không ngừng học hỏi, trau dồi cả về kiến thức và đạo đức.
- Tạo thói quen nhìn nhận mọi việc một cách bao quát, tích cực.
- Không nên phán xét, đánh giá người khác.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại quan điểm, ý kiến của bản thân về vấn đề nêu trên.

Viet doan van 200 chu ve gia tri ban than

Bài văn, Viết đoạn văn 200 chữ về giá trị bản thân hay nhất
 

II. Bài mẫu Nghị luận về Đánh giá khả năng của bản thân tham khảo:
 

1. Nghị luận Đánh giá khả năng của bản thân - mẫu số 1:

Triết gia Marcus Tullius Cicero đã từng nói: "Không ai có thể cho bạn lời khuyên tốt hơn chính bản thân bạn, nếu bạn nghe theo bản thân, bạn sẽ không đi sai". Đây là lời khẳng định vô cùng đúng đắn của nhà lí luận chính trị La Mã này. Có thể nói, việc tự nhận định, đánh giá bản thân sẽ là chìa khóa khai mở ra con đường của tri thức và thành công.

Trước hết, ta cần làm rõ khả năng của bản thân là gì. Khả năng của bản thân là những gì cá nhân có thể làm được, đóng góp được cho xã hội. Nó bao gồm những điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân đó trong học tập, công việc. Khả năng sẽ không bị giới hạn bởi lĩnh vực, giúp con người có thể tìm hiểu cuộc sống ở nhiều khía cạnh khác nhau. Vậy đánh giá khả năng của bản thân là cách mà con người tự nhận thức chính mình, cũng là phương pháp nhanh nhất để ta hoàn thiện và phát triển.

Việc đánh giá khả năng của bản thân quan trọng là bởi nó giúp ta nhận thức chính mình tốt hơn. Khi một người hiểu rõ về ưu, nhược điểm của mình, họ sẽ có thể dễ dàng đưa ra những phương án giải quyết, khắc phục điểm yếu và phát huy điểm mạnh để trở nên hoàn thiện hơn. Không chỉ vậy, lúc đó, cái nhìn của ta về thế giới cũng sẽ thay đổi. Một nghịch lí mà ta có thể chiêm nghiệm ra rằng: biết càng nhiều thì lại càng ít. Bởi khi đào sâu vào một vấn đề, ta sẽ thấy mênh mông là kiến thức, rồi thứ này liên kết với thứ khác. Đây là điều khiến ta cảm thấy bé nhỏ. Và từ đó, ta sẽ trở nên khiêm nhường hơn, có thêm động lực để học hỏi và tiếp tục phát triển. Nếu mỗi cá nhân đều nhận thức được điều ấy, xã hội của chúng ta sẽ phát triển, thịnh vượng một cách vô cùng nhanh chóng.

Vậy làm cách nào để ta có thể tự nhận thức được bản thân? Đầu tiên, chúng ta cần không ngừng học hỏi và hoàn thiện. Kiến thức không phải là tất cả. Ta phải trau dồi bản thân ở mọi mặt: nhận thức, thái độ, đạo đức,... Tiếp đó, ta cần nhìn nhận mọi thứ một cách tích cực, có tinh thần cầu tiến và học hỏi chọn lọc. Khi biết lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của người khác, ta sẽ có thêm rất nhiều bài học quý giá để bồi dưỡng bản thân.

Như vậy, việc tự đánh giá khả năng của bản thân sẽ giúp mỗi cá nhân tự hoàn thiện chính mình. Đồng thời, đưa ra những hướng đi phù hợp với năng lực, hoàn cảnh. Bởi "khi tôi là chính bản thân mình, tôi hạnh phúc và có kết quả tốt." - Jack Ma.
 

2. Nghị luận về Đánh giá khả năng của bản thân - mẫu số 2:

Ông cha ta ngày xưa có câu: "Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng" với bài học về sự tự nhận thức. Chỉ khi hiểu rõ bản thân, ta mới có thể vững vàng mà chiếm lấy thành công. Điều này còn đặc biệt quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay.

Trước tiên, ta cần hiểu rõ "khả năng của bản thân là gì". Nói một cách đơn giản thì đó là những gì mà một cá nhân có thể làm được, cống hiến được cho cộng đồng, xã hội. Việc đánh giá khả năng của bản thân chính là sự tự nhìn nhận chính mình. Ai trong chúng ta cũng đều có ưu điểm để phát triển cũng như nhược điểm cần khắc phục. Cái nhìn bao quát, toàn diện kia chính là cơ sở để ta tự xem xét, sửa đổi, tạo bước đệm để phát triển và hoàn thiện bản thân.

Vậy tại sao ta lại cần tự đánh giá khả năng của chính mình? Mỗi người sinh ra trên thế giới này đều mang trong mình những sứ mệnh, đặc điểm khác nhau, tạo nên sự đa dạng cho xã hội. Ai trong chúng ta cũng sẽ có một lĩnh vực chuyên môn của mình: bác sĩ khám chữa bệnh cứu người, kĩ sư thiết kế, xây dựng cầu đường, giáo viên giảng dạy, mang đến những bài học ý nghĩa ... Khả năng của con người sẽ được phát triển tốt nhất trong từng lĩnh vực cụ thể. Chỉ khi hiểu rõ những ưu, nhược điểm của bản thân, ta mới có thể xem xét và đưa ra quyết định, lựa chọn. Cùng với đó, khi đã có sự tự nhận thức, ta sẽ thấy được vị trí của bản thân trong cộng đồng. Cái nhìn của ta với những người xung quanh bởi thế cũng sẽ thay đổi đi nhiều. Kiến thức là vô tận, biết càng nhiều thì lại càng thấy mình nhỏ bé, từ đó không ngừng trau dồi và học hỏi. Các cá nhân cùng phát triển sẽ đem đến sự tiến bộ, thịnh vượng cho đất nước, dân tộc.

Để có thể rèn luyện khả năng tự đánh giá, chúng ta cần không ngừng học tập và trau dồi bản thân. Chỉ kiến thức thôi là chưa đủ, ta phải hoàn thiện chính mình về cả tư duy, nhận thức và thái độ với cuộc sống. Khi đối diện bất cứ vấn đề gì, ta cũng nên nhìn nhận nó một cách khái quát nhất, xem xét kĩ càng từng khía cạnh để đưa ra quyết định đúng đắn. Ngoài ra, ta cũng không nên phán xét, đánh giá người khác một cách tiêu cực, trau dồi đức tính bao dung và lòng đồng cảm cho bản thân.

Đánh giá một cách khách quan, trung thực về bản thân chính là cách để mỗi người nhìn nhận, hoàn thiện mình. Bởi "Chỉ có duy nhất một người phải chịu trách nhiệm cho chất lượng cuộc sống của bạn, và người đó là bạn." - Jack Canfield.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/nghi-luan-ve-danh-gia-kha-nang-cua-ban-than-74366n.aspx
Khả năng của con người là vô hạn, nhưng nó phải được đặt vào đúng hoàn cảnh, tình huống thì mới có thể phát huy được. Hi vọng qua những mẫu trên, em đã có thêm những ý tưởng để hoàn thiện bài viết của mình. Hãy ghé qua Taimienphi.vn để thường xuyên cập nhật nhiều văn mẫu lớp 6 nhé:
- Đoạn văn có câu mở đầu Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa...
- Nghị luận về Hiện tượng bắt nạt trong học đường hiện nay

Tác giả: Hoàng Bách     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Link tải Sách giáo khoa lớp 3 Kết nối tri thức
Giải toán lớp 6 trang 37 tập 1 sách Kết Nối Tri Thức
Từ khoá liên quan:

Nghi luan ve Danh gia kha nang cua ban than

, dan y Viet doan van 200 chu ve gia tri ban than, bai van mau Nghi luan ve gia tri cua ban than,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    File mềm sách Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh

    Ngoài sách Chân trời sáng tạo, bộ sách Cánh Diều thì bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cũng được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn theo tiêu chuẩn sách giáo khoa mới đưa ra thử nghiệm trong năm học mới. Giống ...

Tin Mới