Từ Mùng hay mồng cũng là cặp từ khiến cho nhiều người nhầm, có người sử dụng từ mùng, có người lại dùng từ mồng, nhất là khi nói đến thời gian, ngày tháng năm. Còn các bạn thì bạn chọn phương án nào giữa mùng và mùng khi nói đến thời gian?
Từ ngữ tiếng Việt rất đa dạng, hơn nữa do cách phát âm của mỗi người ở mỗi vùng miền khác nhau nên có nhiều biến khẩu. Trong đó, từ mùng và từ mồng được nhiều người băn khoăn, không biết viết mùng hay mồng mới đúng. Để giải đáp được câu hỏi này, bạn cần phải biết được mùng là gì và mồng là gì.
Mồng và mùng, từ nào chính xác?
1. Mùng hay mồng, từ nào đúng chính tả?
Câu trả lời: Mùng và mồng là từ đúng chính tả.
Theo tìm hiểu trên Tratu.soha.vn thì từ mùng theo danh từ thì nó có nghĩa làn màn (bỏ màn hay bỏ mùng đều được, thông thường người miền Bắc sẽ dùng từ màn, còn người miền Nam lại gọi là mùng). Bên cạnh đó, mùng còn được hiểu là mồng. Ví dụ như là ngày mùng 3 Tết, ngày mùng 1 Tết.... Tùy vào ngữ cảnh mà chúng ta có thể dịch ý nghĩa mùng khác nhau.
Còn mồng là danh từ, nói về cái mào (ví dụ, cái mồng gà đỏ quá) hoặc cũng có thể hiểu là từ đặt trước danh từ chỉ số trong tổ hợp chỉ 10 ngày đầu tiên trong tháng (ví dụ như ngày mồng hai, ngày mồng 3 sẽ khởi hành, ngày mồng 3 sẽ đi tết Thầy cô...). Do đó, từ mồng này còn đồng nghĩa với từ mùng.
Dù gọi là mùng hay là mồng thì người dân Việt Nam đều hiểu rằng đó là cách chỉ ngày đầu tiên ở trong tháng. Chẳng hạn như mùng 1, mùng 2, ngày mùng 3, ngày mùng 2, mồng 3, mồng 4.... Mùng là âm hay dương? Tuy nhiên, các bạn nhớ là mùng và mùng thường được gọi theo lịch âm, không phải là lịch dương.
Có thể nói, mùng hay mồng đều là hiện tượng biến âm trong tiếng Việt. Hầu hết, người miền Bắc đều biến đổi linh hoạt cách phát âm sao cho phù hợp nhất. Do đó, nhiều người dễ hiểu từ mồng được người Bắc phát âm biến thành từ mùng của người miền Nam. Vì vậy, ta có thể thấy được mồng với mùng đều giống nhau về nghĩa là chỉ 10 ngày đầu tiên ở trong tháng, khác biệt là do phát âm của từ.
2. Tại sao lại gọi là mùng hay mồng?
Lý giải mọi người thường gọi mùng 1, mồng 1, mùng 2, mồng 2... mà không phải gọi cái tên khác chính là do từ mồng là một từ đặt trước danh từ chỉ số từ ngày 1 đến ngày 10 của mỗi tháng (theo từ điển Hoàng Phê giải thích)
Mồng là ngày tối, sử dụng để gọi 10 ngày đầu tiên trong tháng
Ngoài ra, chữ mồng còn là chữ nôm để chỉ 10 ngày đầu tiên trong tháng. Trong tiếng Hán thì mồng còn có nghĩa là từ mông (chữ mông này nằm trong từ mông lung). Theo tìm hiểu thì mông này có nghĩa là tối tăm, lúc mặt trời còn chưa mọc có nghĩa là đêm tối. Do đó, từ mồng được hiểu là lúc trời tối.
Như vậy, bạn có thể hiểu đơn giản, mồng - 10 ngày đầu trong tháng là những ngày mông lung, tối trời. Còn sau ngày mùng 10 hàng tháng, tức là ngày 11 trở đi thì không có từ mùng, mồng, lúc này trăng đã lên cao, soi sáng. Đây được xem là cách gọi theo thứ tự, phân biệt giữa ngày tối và ngày sáng.
Hy vọng với chia sẻ trên đây về mùng hay mồng, các bạn đã có được câu trả lời chính xác. Dìu bạn sử dụng từ mồng hay mùng để nói về 10 ngày đầu tiên của trong tháng thì mọi người đều hiểu.
https://thuthuat.taimienphi.vn/mung-hay-mong-68656n.aspx
Các bạn theo dõi thêm các bài giải đáp tiếng Việt như Màu hay mầu, Mười lăm hay mười năm... để trau dồi thêm nhiều kiến thức bổ ích, giúp tự tin khi nói, khi viết nhé.
- Xem thêm: Màu hay mầu