Giải Toán lớp 7 trang 70 tập 2 sách Chân Trời Sáng Tạo là tài liệu hữu ích giúp các em tham khảo lời giải chi tiết bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6 của bài Đường trung trực của một đường thẳng trong SGK. Qua đó, các em có thể nắm chắc kiến thức, ngày càng học tốt môn Toán hơn.
Các tài liệu học tốt Toán 7 hay khác:
- Giải Toán lớp 7 sách Chân trời sáng tạo
- Giải Toán lớp 7 trang 84 tập 1 sách Kết Nối Tri Thức - Bài 16: Tam giác cân. Đường trung trực của đoạn thẳng
- Giải toán lớp 7 trang 103 tập 2 sách Cánh Diều - Bài 9. Đường trung trực của một đoạn thẳng
Giải Toán lớp 7 trang 70 SGK tập 2, sách Chân trời sáng tạo
Đường trung trực của một đoạn thẳng
1. Giải Bài 1 Trang 70 SGK Toán Lớp 7
Đề bài: Hình 10 minh họa một tờ giấy có hình vẽ đường trung trực xy của đoạn thẳng AB mà hình ảnh điểm B bị nhòe mất. Hãy nêu cách xác định điểm B.
Hướng dẫn giải:
Đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại trung điểm của nó được gọi là đường trung trực của đoạn thẳng ấy.
Đáp án:
Gọi C là giao điểm của đường thẳng xy và đoạn thẳng AB.
Vì xy là đường trung trực của đoạn thẳng AB nên C là trung điểm của đoạn thẳng AB.
Do đó, AC = BC.
Vậy để xác định điểm B, ta đo độ dài đoạn thẳng AC. Trên tia đối của tua CA, lấy điểm B sao cho AC = BC.
2. Giải Bài 2 Trang 70 SGK Toán Lớp 7
Đề bài: Quan sát Hình 11, cho biết M là trung điểm của BC, AM vuông góc với BC và AB = 10 cm. Tính AC.
Hướng dẫn giải:
Điểm nằm trên trung trực của một đoạn thẳng thì cách đều hai đầu mút của đoạn thẳng đó.
Đáp án:
Vì M là trung điểm của đoạn thẳng AB, AM vuông góc với BC nên AM là đường trung trực của đoạn thẳng AB.
Do đó, AB = AC. Mà AB = 10 cm.
Vậy AC = 10 cm.
3. Giải Bài 3 Trang 70 SGK Toán Lớp 7
Đề bài: Quan sát Hình 12, cho biết AM là đường trung trực của đoạn thẳng BC và DB = DC = 8 cm. Chứng minh rằng ba điểm A, M, D thẳng hàng.
Hướng dẫn giải:
Điểm cách đều hai đầu mút của một đoạn thẳng thì nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng đó.
Đáp án:
Vì DB = DC = 8 cm nên điểm D cách đều hai đầu mút của đoạn thẳng BC.
Do đó, điểm B nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng BC.
Suy ra ba điểm A, M, D thẳng hàng.
4. Giải Bài 4 Trang 70 SGK Toán Lớp 7
Đề bài: Quan sát Hình 13, biết AB = AC, DB = DC. Chứng minh rằng M là trung điểm của BC.
Hướng dẫn giải:
+ Điểm cách đều hai đầu mút của một đoạn thẳng thì nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng đó.
+ Đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại trung điểm của nó được gọi là đường trung trực của đoạn thẳng ấy.
Đáp án:
Vì AB = AC, DB = DC nên hai điểm A và D cách đều hai đầu mút của đoạn thẳng BC. Do đó, AD là đường trung trực của đoạn thẳng BC.
Vì M là giao điểm của AD và BC nên M là trung điểm của đoạn thẳng BC.
5. Giải Bài 5 Trang 70 SGK Toán Lớp 7
Hướng dẫn giải:
Hướng dẫn giải:
Điểm nằm trên trung trực của một đoạn thẳng thì cách đều hai đầu mút của đoạn thẳng đó.
Đáp án:
6. Giải Bài 6 Trang 70 SGK Toán Lớp 7
Đề bài: Trên bản đồ quy hoạch một khu dân cư có một con đường d và hai điểm dân cư A và B (hình bên dưới). Hãy tìm bên đường một địa điểm M để xây dựng một trạm y tế sao cho trạm y tế cách đều hai điểm dân cư.
Hướng dẫn giải:
Điểm nằm trên trung trực của một đoạn thẳng thì cách đều hai đầu mút của đoạn thẳng đó.
Đáp án:
Gọi M là địa điểm để xây trạm y tế. Vì M cách đều hai điểm dân cư A và B nên M nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng AB. Mặt khác, điểm M nằm trên đường thẳng d.
Do đó, M là giao điểm của đường thẳng d với đường trung trực của đoạn thẳng AB.
https://thuthuat.taimienphi.vn/giai-toan-lop-7-trang-70-tap-2-sach-chan-troi-sang-tao-71208n.aspx
Trên đây là hướng dẫn Giải toán lớp 7 trang 70 tập 2, các em học sinh tham khảo trước Giải toán lớp 7 trang 72 tập 2 và ôn lại Giải toán lớp 7 trang 66 tập 2 để chắc kiến thức nhé.
- Giải Toán lớp 7 trang 72 tập 2 sách Chân Trời Sáng Tạo - Bài 6: Tính chất ba đường trung trực của tam giác
- Giải Toán lớp 7 trang 66 tập 2 sách Chân Trời Sáng Tạo - Bài 4: Đường vuông góc và đường xiên