Cặp từ chần chừ hay Trần từ cũng thường khiến cho nhiều người nhầm lẫn, không biết đâu ới là từ viết đúng chính tả. Nếu như bạn đang băn khoăn từ này thì đừng bỏ qua bài viết này của Taimienphi.vn nhé, bạn sẽ có ngay câu trả lời chính xác cũng như có được lời giải thích cặn kẽ.
Tại đây, Taimienphi.vn không chỉ giải đáp từ Chần Chừ hay Trần Trừ mới đúng mà còn giải đáp chi tiết nhất giúp các bạn phân biệt, có thể áp dụng vào trong các trường hợp khác dễ dàng.
Cách viết trần trừ hay chần chừ
1. Chần chừ hay trần trừ, từ nào mới đúng?
Câu trả lời: Chần chừ là đúng chính tả. Trần trừ là sai chính tả.
Chần chừ là gì? Chần chừ là động từ, chỉ sự đắn đo, do dự, chưa đưa ra quyết định để làm việc. Từ này đồng nghĩa với từ như lần khần, lần chần, lăn tăn, chần chờ, ngần ngừ và trái nghĩa với từ dứt khoát. Chúng ta sẽ thường gặp và sử dụng từ này khi chúng ta đang băn khoăn điều gì, chưa thể đưa ra quyết định ngay lập tức do dự trước các sự lựa chọn, chần chừ đưa ra quyết định.
Hiện tại, có rất nhiều người nhầm lẫn, không thể phát âm chuẩn giữa tr và ch nên dẫn tới việc viết sai chần chừ thành trần trừ.
Ví dụ:
- Thái độ chần chừ.
- Chần chừ mãi không đưa ra được quyết định.
- Bạn bỏ lỡ mất công việc tốt do chần chừ mãi.
- Chần chừ là mất cơ hội.
- Để có cơ hội thì bạn không chần chừ, đưa ra quyết định sớm.
Taimienphi.vn cũng chia sẻ thêm về từ chẩn đoán hay chuẩn đoán, chân trọng hay trân trọng..., giúp nhiều bạn phân biệt, biết từ nào mới đúng chính tả.- Xem thêm: Chẩn đoán hay chuẩn đoán
2. Phân biệt chần hay trần
Ngoài biết được chần chừ hay trần trừ, bạn có thể tham khảo phân biệt giữa chần và trần để khi gặp hai từ này có thể viết đúng chính tả.
Phân biệt giữa chần và trần
Trần được chia thành nhiều loại. Nếu là danh từ, trần chỉ mặt phẳng nằm ngang giới hạn phía trên trong toa xe, gian phòng. Ví dụ như đầu chạm trần xem. Nếu là danh từ, trần là cõi đời, thế giới mà con người sinh sống. Ví dụ tiên giáng trần, người trần. Nếu là tính từ, trần chỉ để trạng trái để lộ nửa phần trên của thân thể. Ví dụ như cởi trần, mình trần trùng trục.
Còn chần là động từ, có thể là may nhiều đường để ép chặt lớp vải hay bông với nhau như là chần áo bông, chần áo; hay có nghĩa là nhúng qua nước sôi cho sạch, chín tái như chần thịt, chần bánh phở; hay cũng có nghĩa là đánh, đập như chần cho nó nhừ tử, chần cho nó một trận...
Ví dụ sử dụng chần chừ:
- Bạn mãi chần chừ.
- Còn chần chừ gì nữa mà không mua.
- Không nên chần chừ đưa ra quyết định.
- Đừng chần chừ đi khám.
- Bạn vẫn luôn chần chừ như vậy sao.
https://thuthuat.taimienphi.vn/chan-chu-hay-tran-tru-68624n.aspx
Như vậy, bạn đã biết được chần chừ hay trần trừ, từ nào mới đúng chính tả. Các bạn chú ý để sử dụng từ cho đúng, nhất là khi bạn viết, soạn thảo văn bản. Dù tiếng Việt phong phú và đa dạng nhưng nếu như bạn nắm vững quy tắc chính tả, phân biệt được cách viết, thường xuyên luyện viết và luyện nói thì việc viết đúng chính tả là không hề khó chút nào.