Cách viết mục tiêu nghề nghiệp kỹ sư trong CV

https://vn.joboko.com/mau-cv-xin-viec-tao-cv-online

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp kỹ sư trong CV
 

Mục Lục bài viết:
I. Cách viết mục tiêu từ một ngành nghề hoàn toàn khác.
II. Cách viết mục tiêu khi ứng tuyển vào vị trí tương tự ở công ty khác.

I. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp kỹ sư khi chuyển từ một ngành nghề hoàn toàn khác

Giả sử bạn cùng lúc đạt được 2 bằng cử nhân ở 2 ngành hoàn toàn khác nhau là kỹ sư và quản trị kinh doanh thế nhưng công việc bạn làm từ khi ra trường hoàn toàn về lĩnh vực kinh doanh. Lâu dần, bạn nhận ra rằng nghề nghiệp kỹ sư mới là đam mê thực sự của bạn và bạn muốn chuyển việc. Khi đó, bạn sẽ phải bắt đầu lại từ đầu, hoàn toàn mới và chẳng có chút kinh nghiệm nào cả.

Trong trường hợp này, mục tiêu nghề nghiệp sẽ đóng một vai trò rất lớn, đặc biệt là khi bạn nhìn mọi thứ trên quan điểm của nhà tuyển dụng. Khi duyệt CV, những ứng viên dễ bị loại nhất là những người chẳng có tí kinh nghiệm liên quan nào cả. Nhà tuyển dụng thậm chí cho rằng bạn hiểu sai về vị trí mà họ đang tuyển và cho việc ứng tuyển chỉ là sơ suất. Bạn có thể giải thích mọi việc trong khi phỏng vấn, nhưng trong CV xin việc, mục tiêu nghề nghiệp chính là cách tốt nhất để bạn có thể thu hút cũng như thuyết phục nhà tuyển dụng.

Dưới đây là một vài cách viết mục tiêu nghề nghiệp kỹ sư trong trường hợp này:
- Tìm kiếm công việc kỹ sư để phát huy năng lực cũng như những kinh nghiệm đã tích lũy được
- Trở thành quản lý kĩ thuật trong công ty ABC để vừa vận dụng kỹ năng quản lý đã tích lũy được, vừa áp dụng những kiến thức đã học được ở trường đại học
- Trở thành giám đốc sản xuất để mang kinh nghiệm quản lý 5 năm vào các công việc kỹ thuật.
 

II. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp khi ứng tuyển vào vị trí tương tự ở công ty khác

Theo các chuyên gia từ phần mềm tạo CV Online Joboko https://vn.joboko.com (domain trước đây là GoodCV.vn) thông thường, ứng viên thường có xu hướng sử dụng cùng một CV để đi ứng tuyển ở nhiều nơi mà không mảy may suy nghĩ đến yêu cầu công việc trong từng công ty cụ thể. Bạn cần phải đọc thật kĩ bản mô tả công việc để nắm bắt từ khóa cũng như những yêu cầu của nhà tuyển dụng, và sau đó, điều chỉnh lại CV với mục tiêu nghề nghiệp kỹ sư của mình sao cho hợp lý. Ví dụ:
- Trở thành kỹ sư trong công ty ABC để được vận dụng tất cả những kiến thức và kinh nghiệm vốn có của mình
- Làm việc trong môi trường năng động với nhiều đồng nghiệp là kỹ sư tay nghề cao và tận tâm trong công việc
- Trở thành kỹ sư cơ khí trong công ty ABC để được tiếp cận nhiều hệ thống thiết bị mới

Nếu đã quyết định ghi mục tiêu nghề nghiệp kỹ sư vào CV, thì cần phải nhớ rằng đây mới chỉ là bước đầu tiên để thu hút nhà tuyển dụng. Trong phần sau của CV, bạn vẫn cần phải đưa ra những thông tin thuyết phục nhất về kĩ năng và kinh nghiệm của mình. Nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao những ứng viên nghiêm túc trong công việc, và sẵn sàng mạo hiểm, chấp nhận thách thức trong một ngành nghề hoàn toàn khác. Bên cạnh đó, các bạn tham khảo Cách viết mục tiêu nghề nghiệp Marketing trong CV tại đây.

Mặc dù mục tiêu nghề nghiệp trong CV thường bị thay thế bởi tóm tắt kinh nghiệm làm việc nhưng nó vẫn có ý nghĩa quan trọng vào những thời điểm nhất định. Đối với một kĩ sư, thì đó chính là khi bạn muốn chuyển từ một ngành nghề hoàn toàn khác sang hoặc ứng tuyển vào một vị trí cụ thể nào đó. Dưới đây là một số cách viết mục tiêu nghề nghiệp kỹ sư trong CV xin việc mà bạn có thể áp dụng cũng như một số quy tắc khi viết phần thông tin này.
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp Marketing trong CV
Mục tiêu nghề nghiệp bằng tiếng anh IT, ngân hàng
Career objective trong CV xin việc làm gì?
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp dược sĩ trong CV
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp kế toán trong CV
Mẹo viết và mẫu Skills trong CV xin việc tiếng Anh

ĐỌC NHIỀU