Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì mẹo để trả lời hay khi phỏng vấn
Câu trả lời cho câu hỏi này phụ thuộc vào vị trí bạn ứng tuyển; các khả năng phát triển nghề nghiệp mà nó mang đến, kế hoạch của công ty với bạn và loại công việc bạn sẽ làm. Hãy cân nhắc đến các yếu tố sau đây để có thể chuẩn bị thật tốt cho câu hỏi "Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?"
Các nhà tuyển dụng thường hỏi về mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong cuộc phỏng vấn.
1. Các công ty không thích thuê ai đó trong một năm
Trừ khi bạn ứng tuyển vào vị trí làm thêm hoặc thời vụ, thông thường, các công ty sẽ luôn muốn thuê bạn trong một thời gian dài. Tuyển dụng rất tốn kém và họ không muốn lặp đi lặp lại toàn bộ quá trình, chỉ vì những nhân viên mới bỏ việc sau ba tháng.
Bạn hãy cố gắng tránh các câu trả lời như: Một ngày nào đó tôi muốn tự kinh doanh; tôi muốn được ra nước ngoài để thay đổi cuộc sống hiện tại... Cho dù bạn có kế hoạch bắt đầu kinh doanh hoặc ra nước ngoài, đừng tiết lộ kế hoạch của bạn trong cuộc phỏng vấn.
Bạn nên trả lời rằng bản thân muốn có một sự nghiệp tốt trong một công ty quốc tế (như công ty này), và phát triển cả bản thân cũng như công việc. Bạn cũng nên nhấn mạnh rằng bạn muốn trở thành một phần của một tổ chức thành công, đóng vai trò quan trọng trong đó.
2. Mục tiêu cá nhân cũng có thể gây ấn tượng với người phỏng vấn
Không phải mọi công việc đều có khả năng thăng tiến hay biến động lớn. Nếu bạn nộp đơn xin việc vào vị trí thư ký, lễ tân... nhưng lại nói về những mục tiêu lớn lao trong vòng 5 năm thì đó sẽ là một sai lầm vì ở công ty có thể sẽ không có vị trí nào cao hơn chờ đợi bạn.
Mục tiêu cá nhân sẽ là lựa chọn tốt hơn trong trường hợp này và các mục tiêu thể hiện quyết tâm của bạn nên được xem xét. Bạn có thể nói rằng mình quan tâm đến các vấn đề xã hội và gia đình, hoặc về sức khỏe của bản thân.
Ví dụ: Mục tiêu lớn nhất của tôi là giảm 10 kg trong thời gian 12 tháng. Tôi đã bị thừa cân một thời gian và tôi hiểu điều đó hạn chế tôi trong công việc. Tôi thực sự muốn có trở nên cân đối và khỏe mạnh hơn.
3. Những mục tiêu nhỏ thường có thể đánh bại những mục tiêu lớn
Đôi khi, nói về mục tiêu nhỏ lại hiệu quả hơn mục tiêu dài hạn.
Có những người cảm thấy vui vẻ khi ký được một hợp đồng mới, có người ăn mừng khi trở thành CEO, vận động viên chuyên nghiệp hoặc ngôi sao nhạc rock. Bên cạnh đó, cũng có những người hạnh phúc trong cuộc sống đơn giản của họ, và tất cả những gì họ muốn làm là có một công việc tốt, kiếm tiền và tận hưởng cuộc sống.
Hoàn toàn không có gì sai với cách nghĩ như vậy, và nhiều nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao câu trả lời trung thực đó.
Ví dụ: Tôi chỉ muốn có một công việc tốt, một công việc tôi thích làm và hạnh phúc trong cuộc sống; mục tiêu của tôi là trở thành một đồng nghiệp và nhân viên giỏi, kiếm được một mức lương xứng đáng cho phép tôi hỗ trợ gia đình và những người tôi yêu thương.
Hãy thể hiện rằng bạn là người có trách nhiệm và mục tiêu trong công việc cũng như cuộc sống, không nhất thiết phải nói về những giấc mơ to lớn để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng trong cuộc phỏng vấn xin việc.
Nếu có thể, bạn nên nói những điều liên quan đến việc kinh doanh của họ và những điều họ muốn đạt được. Hãy cố gắng thuyết phục rằng họ có thể tin tưởng bạn trong một thời gian dài, rằng bạn không có kế hoạch sớm rời khỏi vị trí công việc.
Để có những định hướng nghề nghiệp tốt cho cuộc sống của mình, các bạn hãy tải ứng dụng Chọn Nghề tại đây để được tư vấn, lựa chọn ngành nghề phù hợp với mình nhất nhé.