iCloud là dịch vụ lưu trữ đám mây trên điện thoại iPhone, iPad mà Apple cấp cho mỗi người dùng iPhone. Người dùng thường đăng ký icloud, sử dụng tài khoản này để đồng bộ dữ liệu giữa các thiết với nhau trên đám mây. Điều này có nghĩa là nếu bạn dùng iPhone thì các danh bạ, lịch, hình ảnh, ghi chú, tài liệu… trên máy đều có thể được tải lên máy chủ của Apple và người dùng có thể sử dụng máy tính Mac, iPad và thậm chí là một chiếc iPhone khác để truy nhập dữ liệu này mọi lúc mọi nơi.
Tuy nhiên, nếu như trong quá trình bạn mua một thiết bị iPhone/ iPad cũ mà không kiểm tra kỹ tình trạng iCloud trên thiết bị này thì rất có thể mua phải một thiết bị dính iCloud ẩn. iCloud ẩn là một dạng iCloud vẫn tồn tại kích hoạt khóa (Activation Lock) trên máy chủ Apple, nhưng thiết bị iDevice đã thoát ra hoàn toàn. Vì đã thoát iCloud trên máy nên bạn vẫn sử dụng thiết bị bình thường nhưng nếu Restore lại máy thì iPhone, iPad sẽ trở thành một “cục gạch” đúng nghĩa và bạn sẽ mất quyền truy nhập tài khoản iCloud cũng như không sử dụng được tính năng nào nữa, dù trên thị trường vẫn có những cửa hàng phá iCloud nhưng giá không hề rẻ và tỉ lệ thành công chưa bao giờ đạt 100%. Tuy bạn có thể đăng nhập tài khoản iCloud mới, nâng cấp phần mềm thoải mái nhưng không thể khôi phục cài đặt gốc hay Restore máy vì iCloud cũ vẫn lưu trên máy chủ Apple. Chính vì vậy, nếu như bạn đọc đang có ý định mua iPhone, iPad cũ hãy nên theo dõi cách kiểm tra iCloud, test iCloud ẩn trên iPhone/ iPad khá hữu hiệu mà chúng tôi nói đến trong bài viết ngay sau đây.
Cách 1: Thực hiện ngay trên thiết bị
1.1. Đối với iPhone hoặc iPad chưa jailbreak.
Khi mua máy cũ ngoài việc kiểm tra tài khoản iCloud thông thường, bạn nêu yêu cầu họ Restore lại máy (bạn cũng có thể làm trực tiếp bằng cách truy cập vào Settings --> General --> Reset --> Erase All Content and Settings), nếu sau khi Restore máy hoạt động bình thường thì có nghĩa là máy đó không bị ẩn iCloud.
1.2. Đối với iPhone hoặc iPad đã jailbreak.
Sử dụng iFile truy cập theo đường dẫn var --> root --> Library
Sao chép thư mục Lockdown sang vị trí khác rồi xóa thư mục đó đi (Nên sử dụng máy tính để thực hiện việc sao lưu này). Sau đó thực hiện việc khởi động lại iPhone hoặc iPad, nếu sử dụng bình thường thì không bị khóa iCloud.
Cách 2: Sử dụng công cụ trực tuyến của Apple
Truy cập vào trang Web sao đó nhập số IMEI vào và Click "Continue"
Khi đó bạn sẽ kiểm tra icloud của mình xem đã bị khóa iCloud chưa, On là đã bị khóa iCloud
Như vậy chỉ với 2 bước đơn giản bạn đã có thể check iCloud iphone của bạn có bị ẩn hay bị khóa. Tóm lại ngoại trừ bạn mua hàng mới và chưa active, các bạn cũng cần lưu ý để tránh việc mua phải loại máy đã bị khóa iCloud. Ngoài việc yêu cầu người bán Reset hoặc Restore máy, bạn có thể kiểm tra qua công cụ do chính Apple cung cấp theo hướng dẫn rất Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm cách quản lý tài khoản iCloud để sử dụng iCloud một cách hợp lý hơn.
Sử dụng iCloud cũng nhiều tài khoản khác, các bạn nên thường xuyên đổi mật khẩu iCloud, thay password hiện tại bằng Password khác khó phát hiện ra hơn, việc đổi mật khẩu icloud vừa giúp bạn bảo mật tài khoản và vừa giúp không bị quên mật khẩu iCloud