Kết bài truyện Vợ chồng A Phủ

Kết bài truyện Vợ chồng A Phủ

Mục Lục bài viết:
1. Kết bài số 1
2. Kết bài số 2
3. Kết bài số 3
4. Kết bài số 4

Kết bài truyện Vợ chồng A Phủ
 

1. Kết bài số 1:

Bằng tấm lòng gắn bó cùng vốn am hiểu sâu sắc về đời sống, văn hóa của vùng đất Tây Bắc, trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài không chỉ dựng lên bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, khoáng đạt mà còn giúp người đọc hiểu hơn về văn hóa, về cuộc sống, thân phận những người nông dân Tây Bắc trước cách mạng. Đó là những con người khốn khổ bị vây hãm, chà đạp bởi cường quyền, thần quyền: Mị, A Phủ, thế nhưng dù bị áp bức đến tận cùng thì họ vẫn mang theo niềm tin, sự sống mãnh liệt để vươn lên khỏi cái bạo tàn để giải phóng bản thân.
 

2. Kết bài số 2:

"Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài là truyện ngắn có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc khi lên án thế lực cường quyền, thần quyền lạc hậu, bạo tàn ở vùng núi Tây Bắc đã đẩy con người vô tội vào tận cùng của đau khổ, đọa đầy. Đồng thời, "Vợ chồng A Phủ" cũng là tiếng nói cảm thông, trân trọng của nhà văn Tô Hoài đối với những người nông dân nghèo, bất hạnh như Mị, A Phủ. Nhà văn đồng cảm với số phận đau khổ, bị tước đoạt đi tự do, hạnh phúc đồng thời ca ngợi, trân trọng sức sống tiềm tàng bên trong những con người khốn khổ ấy.
 

3. Kết bài số 3:

Thông qua những miêu tả chi tiết về thái độ cũng như những chuyển biến tâm lí của nhân vật Mị, nhà văn Tô Hoài trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ đã làm nổi bật lên vẻ đẹp của sức sống tiềm tàng bên trong Mị hay cũng chính là sức sống của những người nông dân nghèo vùng núi Tây Bắc. Giá trị nhân văn sâu sắc của truyện ngắn này còn thể hiện ở chỗ Tô Hoài không chỉ hướng đến phản ánh cuộc sống khổ đau của người nông dân mà còn hướng họ đến con đường "sáng" - đi theo cách mạng để giải phóng bản thân, giải phóng quê hương, đất nước.
 

4. Kết bài số 4:

Qua việc khắc họa cuộc sống và số phận của những người nông dân cùng khổ: Mị, A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã mở ra bức tranh hiện thực tăm tối, ngột ngạt của người dân miền núi Tây Bắc dưới chế độ phong kiến đen tối, nơi giai cấp thống trị có thể tự do áp bức, tước đoạt đi tự do, hạnh phúc và cả quyền sống của những người dân nghèo vô tội. Quá trình vượt qua nghịch cảnh, giải phóng bản thân, đi theo cách mạng của Mị và A Phủ cũng chính là quá trình giác ngộ cách mạng của đồng bào dân tộc miền núi. Truyện ngắn không chỉ thể hiện tinh thần nhân đạo của Tô Hoài khi bênh vực, đồng cảm với số phận con người mà còn thể hiện niềm tin của tác giả vào cách mạng, khẳng định chỉ có đi theo cách mạng con người mới có thể thực sự tìm thấy tự do, phá bỏ xiềng xích áp bức để hướng đến cuộc sống hạnh phúc.

-------------HẾT-------------

Để hoàn thiện bài văn phân tích, cảm nhận truyện Vợ chồng A Phủ hay, hấp dẫn, bên cạnh một kết bài súc tích, ngắn gọn mang tính khái quát, các em còn cần một nội dung phân tích đặc sắc, mạch lạc. Nhằm giúp các em củng cố thêm kiến thức về tác phẩm đồng thời hướng dẫn cách viết bài phân tích, cảm nhận, Taimienphi.vn đã tuyển chọn và giới thiệu đến các em một số Bài văn hay lớp 12 đặc sắc khác như: Mở bài truyện Vợ chồng A Phủ, Cảm nhận âm thanh sự sống trong Chí Phèo và Vợ chồng A Phủ, Phân tích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài.

Kết bài được coi là bước cuối cùng trước khi hoàn thiện một bài văn. Để viết được kết bài hay, ngắn gọn, gây ấn tượng với người chấm, các em học sinh có thể tham khảo một số cách viết Kết bài truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài mà chúng tôi giới thiệu dưới đây. Với những cách viết kết bài sưu tầm được, các em có thể tham khảo, hoàn thiện bài văn phân tích truyện Vợ chồng A Phủ trên lớp của mình.
Chất thơ trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài hay nhất
Cảm nhận truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài hay nhất chọn lọc
Phân tích Giá trị hiện thực truyện ngắn Vợ chồng A Phủ
Từ truyện ngắn Vợ chồng A Phủ liên hệ với tác phẩm Hai đứa trẻ
Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài
Phân tích hành động cởi trói của Mị trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

ĐỌC NHIỀU