Khi nhập họ, các học sinh, sinh viên cần nộp hồ sơ nhập học, trong đó có bản sơ yếu lý lịch. Giấy tờ này cần nêu rõ, chính xác và đầy đủ các thông tin. Nếu như mẫu sơ yếu lý lịch học sinh cấp 3 dành cho học sinh cấp 3 thì mẫu sơ yếu lý lịch học sinh THCS dành cho học sinh cấp 2. Nếu như bạn chưa biết viết sơ yếu lý lịch học sinh THCS thì cùng tham khảo hướng dẫn sau đây.
Nhiều người lo lắng điền thông tin vào các mục trong bản lý lịch sai, nhầm lẫn. Nhưng với hướng dẫn cách viết này, các bạn sẽ có được bản sơ yếu viết đầy đủ, chính xác thông tin.
- Mục "Họ và tên học sinh" (1): Bạn viết họ và tên học sinh đầy đủ, viết in hoa có dấu. Ví dụ, tên học sinh là Nguyễn Văn Nam, bạn viết vào mục (1) là NGUYỄN VĂN NAM.
- Mục "Nam/nữ" (2): Nếu học sinh là Nam thì bạn viết là Nam, còn nếu học sinh là nữ thì viết là Nữ.
- Mục "Dân tộc" (3): Tùy vào học sinh thuộc dân tộc gì sẽ ghi dân tộc đấy. Ví dụ như học sinh là dân tộc Khmer thì điền là Khmer, dân tộc Kinh thì điền là Kinh.
- Mục "Tôn giáo" (4): Học sinh thuộc tôn giáo nào thì ghi tôn giáo đó, nếu như không thuộc tôn giáo thì bạn ghi là không.
- Mục "Số điện thoại" (5): Bạn ghi số điện thoại của bạn hoặc con em mình vào.
- Mục "Ngày, tháng, năm sinh" (6): Ghi theo như giấy khai sinh.
- Mục "Nơi sinh" (7): Ghi giống như giấy khai sinh ở mục nơi sinh.
- Mục "Sở thích" (8): Bạn ghi sở thích của con, chẳng hạn chơi cờ, chơi thể thao, đọc sách.
- Mục "Năng khiếu" (9): Ghi năng khiếu của con, như ca, múa, nhạc ...
- Mục "Hộ khẩu thường trú" (10): Bạn nên ghi rõ nơi con em mình ở, từ ấp, xã, huyện, tỉnh. Chẳng hạn như số nhà 152 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Mục "Chỗ ở hiện tại" (11): Ghi đầy đủ như ở mục (10).
- Mục "Họ và tên cha" (12): Ghi họ tên cha của học sinh.
- Mục "Năm sinh" (13): Ghi rõ năm sinh của cha học sinh theo chứng minh thư.
- Mục "Nghề nghiệp" (14): Ghi rõ ngành nghề mà bố học sinh đang làm. Chẳng hạn làm kiến trúc sư thì ghi Kiến trúc sư.
- Mục "Số ĐTDĐ" (15): Ghi số điện thoại của bố để nhà trường, học sinh dễ liên lạc.
- Mục "Họ và tên mẹ" (16): Ghi họ và tên mẹ của học sinh theo đúng sổ hộ khẩu.
- Mục "Sinh năm" (17): Ghi rõ năm sinh của mẹ học sinh theo chứng minh thư.
- Mục "Nghề nghiệp" (18): Ghi rõ ngành nghề mà mẹ học sinh đang làm. Chẳng hạn làm Giáo viên thì ghi giáo viên.
- Mục "Số ĐTDĐ" (19): Ghi số điện thoại của mẹ để nhà trường, học sinh dễ liên lạc.
- Mục "Hoàn cảnh gia đình" (20): Trình bày hoàn cảnh của gia đình, như hộ Cận nghèo, hộ Nghèo.
- Mục "Có anh, chị, em học chung trường hay không?" (21): Nếu có thì ghi là Có, không thì ghi Không.
- Mục "Tên gì" (22): Ghi tên anh/chị/em của học sinh đang học tại trường (nếu có), còn không thì bỏ trống.
- Mục "Lớp mấy" (23): Ghi lớp anh/chị/em của học sinh đang học (nếu có), còn không thì bỏ trống.
- Mục "..., ngày ... tháng ... năm ..." (24): Ghi địa điểm và thời gian hiện tại viết sơ yếu lý lịch THCS.
Sau đó, Phụ huynh ký vào mục "Chữ ký PHHS" và Học sinh ký tên vào mục "Học sinh ký tên".
Bản hồ sơ nhập học của học sinh THCS nói riêng và học sinh, sinh viên nói chung cần có các giấy tờ như giấy khai sinh, học bạ tiểu học, sơ yếu lý lịch học sinh THCS, hồ sơ học sinh. Trong bản sơ yếu lý lịch, cần điền đầy đủ và chính xác các thông tin để cho nhà trường có thể nắm bắt thông tin học sinh, quản lý học sinh dễ dàng hơn.
Đối với sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên cũng làm tương tự. Hoặc các bạn có thể tham khảo hướng dẫn viết sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên của Taimienphi.vn chia sẻ trước đó để điền thông tin chính xác.