Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt của Kim Lân hay nhất

Nội dung bài viết:
I. Dàn ý.
II. Văn mẫu.
  1. Bài mẫu số 1.
  2. Bài mẫu số 2.
  3. Bài mẫu số 3.
  4. Bài mẫu số 4.

Đề bài: Phân tích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân.

Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt
 

HOT Ý nghĩa nhan đề các tác phẩm Ngữ văn lớp 12

 

I. Dàn ý Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt chọn lọc hay nhất: 

1. Mở đoạn: 
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm. 
2. Thân đoạn: 
- Chiết tự nhan đề "Vợ nhặt": 
+ "Vợ": Thể hiện sự trân trọng, là người có vai trò trung tâm trong việc xây dựng tổ ấm. 
+ "Nhặt": Động từ thể hiện sự tùy tiện, dễ dàng có được một thứ đồ gì đó. 
=> Người bình thường "cưới vợ", "hỏi vợ", còn Tràng "nhặt" được vợ. 
- Ý nghĩa: 
+ Thể hiện sự rẻ rúng của thân phận con người. 
+ Thể hiện sự khốn cùng của hoàn cảnh. 
+ Bộc lộ sức mạnh của sự cưu mang, đùm bọc, của khát vọng hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn của những người dân nghèo khổ. 
3. Kết đoạn: 
- Khẳng định lại ý nghĩa nhan đề của tác phẩm. 
 

II. Đoạn văn mẫu Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt của Kim Lân:

 

1. Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt siêu hay - mẫu số 1:

"Vợ nhặt" là một nhan đề vô cùng ý nghĩa, thể hiện được cái nhìn, quan điểm của nhà văn Kim Lân về con người và thời đại. Khi chiết tự từ "Vợ nhặt", độc giả có thể thấy được sự đối lập rõ rệt. "Vợ" là người có vai trò quan trọng trong gia đình, góp phần không nhỏ xây dựng tổ ấm. Nó thể hiện sự trân trọng dành cho người phụ nữ. Trong khi, từ "nhặt" lại mang ý tùy tiện. Người ta "hỏi vợ", "cưới vợ", nhưng nhân vật Tràng lại đi "nhặt" vợ. Chỉ với hai chữ ngắn gọn ấy thôi, Kim Lân đã thể hiện được sự khốn cùng của hoàn cảnh con người lúc bấy giờ. Thân phận của những người dân nghèo trở nên rẻ rúng. Họ như một món đồ có thể tùy ý, dễ dàng lấy được ở bất cứ đâu. Qua đây, nhà văn cũng bộc lộ sức mạnh của sự cưu mang, đùm bọc. Dù trong hoàn cảnh khốn cùng, con người vẫn giữ được khát vọng, ước mơ về một gia đình, một cuộc sống tươi đẹp và hạnh phúc, đầy đủ. Nhan đề "Vợ nhặt" đã xuất sắc thâu tóm được toàn bộ tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Đồng thời, khẳng định tài năng đáng trân trọng của tác giả. 

 

2. Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt, mẫu 2 (Chuẩn)

Nhan đề "vợ nhặt" là một nhan đề độc đáo, thu hút sự tò mò của độc giả. Thông thường, người ta sử dụng từ "nhặt" để biểu lộ hành động cầm một vật gì đó đã được lựa chọn. Đồng thời, lấy vợ là một chuyện hệ trọng trong cuộc đời người đàn ông. Song ở đây, tác giả đã tạo ra một kết hợp từ lạ "vợ nhặt" vừa mang tính hài hước, bông đùa lại thể hiện sự chua xót. Nhan đề đặc biệt này đã khắc họa một tình huống trớ trêu "nhặt được vợ". Tác giả đã gói gọn chủ đề, tư tưởng của tác phẩm trong nhan đề chỉ vỏn vẹn hai chữ này: phản ánh tình cảnh của người nông dân trong nạn đói năm 1945 - vì đói mà người ta có thể theo không về làm vợ đồng thời ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất, sức sống cũng như khao khát hạnh phúc gia đình của con người, ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn.


3. Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt, mẫu 3: 

Nhan đề Vợ nhặt thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm. "Nhặt" đi với những thứ không ra gì. Thân phận con người bị rẻ rúng như cái rơm, cái rác, có thể "nhặt" ở bất kì đâu, bất kì lúc nào. Nhưng "vợ" lại là sự trân trọng. Người vợ có vị trí trung tâm xây dựng tổ ấm. Người ta hỏi vợ, cưới vợ, còn ở đây Tràng "nhặt" vợ. Đó thực chất là sự khốn cùng của hoàn cảnh.

Như vậy, nhan đề Vợ nhặt vừa thể hiện thảm cảnh của người dân trong nạn đói 1945 vừa bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc và khát vọng, sức mạnh hướng tới cuộc sống, tổ ấm, niềm tin của con người trong cảnh khốn cùng.

 

4. Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân hay và ngắn gọn  - mẫu số 4:

Với nhan đề "Vợ nhặt", nhà văn Kim Lân đã thể hiện được tấm lòng nhân đạo sâu sắc cũng như cái nhìn nghệ thuật đầy tinh tế của mình. Truyện được lấy bối cảnh nạn đói năm 45, gắn liền với những kí ức đau thương của nhân dân Việt Nam. Vừa nhìn vào nhan đề, độc giả đã có thể dễ dàng thấy được sự mâu thuẫn. "Vợ" là một danh từ dùng để chỉ người có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc, gìn giữ hạnh phúc, sự ấm êm của gia đình. Đây cũng là chức danh đáng quý, thể hiện sự tôn trọng đối với người phụ nữ. Ấy vậy nhưng ngay sau đó lại là động từ "nhặt". Lẽ bình thường, người ta sẽ "nhặt" một đồ vật bất kì, hoặc "nhặt" một con vật nào đó về nuôi. Từ này mang sắc thái khá tùy tiện, thể hiện rằng cái đồ vật hay con vật kia cũng chẳng có giá trị là bao. Kết hợp hai từ lại với nhau, Kim Lân đã tạo nên nhan đề "Vợ nhặt". Điều này không chỉ thể hiện sự rẻ rúng của thân phận con người mà còn lột tả được sự khốn cùng của hoàn cảnh xã hội bấy giờ. Một người vợ mà lại được "nhặt" về như cọng rơm, cọng rác ngoài đường. Nỗi xót xa này dường như có thể gây nên nỗi ám ảnh cho độc giả. Nhưng bên cạnh đó, nhan đề tác phẩm cũng thể hiện được khát vọng vươn tới hạnh phúc của những người dân nghèo khổ, khốn cùng. Trong bóng tối của nạn đói, họ vẫn giữ niềm tin về một tổ ấm hạnh phúc, một tương lai tươi sáng và tốt đẹp hơn. Có thể khẳng định, "Vợ nhặt" chính là một trong những nhan đề để lại nhiều dấu ấn nhất trong kho tàng văn học Việt Nam. 

----------------HẾT-----------------

Khi phân tích nhan đề "Vợ nhặt", em hãy chú ý đến sự đối lập trong các từ để thấy được tư tưởng mà nhà văn gửi gắm nhé. Nếu em còn băn khoăn về ý nghĩa nhan đề của các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 12, hãy đọc thêm các bài viết: Ý nghĩa nhan đề Vợ chồng A Phủ, Ý nghĩa nhan đề Rừng xà nu, Ý nghĩa nhan đề Chiếc thuyền ngoài xa. Chúc các em học tốt!

Nhan đề tác phẩm luôn là nơi ẩn chứa nhiều thông điệp mà các tác giả muốn truyền tải đến người đọc. Hãy cùng đi tìm hiểu một truyện ngắn rất ý nghĩa trong kho tàng văn học Việt Nam qua bài phân tích Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt, Ngữ văn 12, học kì II trên Taimienphi.vn nhé!
Phân tích nhân vật vợ Tràng trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân hay nhất
Phân tích nhân vật Thị trong tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân hay nhất ngắn gọn
Chứng minh nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt vô danh nhưng không vô nghĩa...
Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt hay nhất
Hãy phân tích truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân để làm nổi bật giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo
Ý nghĩa nồi cháo cám trong Vợ nhặt của Kim Lân hay nhất

ĐỌC NHIỀU