Chúng ta hãy xem xét sự khác biệt giữa Windows Server và Windows thông thường, tìm hiểu xem Windows Server bao gồm những gì và tại sao hai hệ điều hành lại khác nhau như vậy.
Windows Server là gì Có gì khác hệ điều hành Windows thông thường
1. Windows Server là gì?
Windows Server là hệ điều hành của Microsoft, dành cho các doanh nghiệp, tổ chức.
Về cơ bản, Windows Server là một dòng hệ điều hành mà Microsoft đặc biệt tạo ra để sử dụng trên máy chủ. Điều này có nghĩa là trong hầu hết các trường hợp, Windows Server được sử dụng trong cài đặt doanh nghiệp.
Microsoft đã công bố hệ điều hành dưới tên đó kể từ khi Windows Server 2003 ra mắt vào tháng 4/2003. Tuy nhiên, ngay cả trước đó, các phiên bản máy chủ của Windows đã có sẵn. Ví dụ, Windows NT 4.0 có sẵn trong cả máy trạm (cho sử dụng chung) và máy chủ.
Trong hầu hết các trường hợp, người dùng thông thường không cần quan tâm đến Windows Server. Bạn có thể nhìn thấy nó trên kệ trong các cửa hàng hoặc vô tình tải xuống từ Microsoft khi bạn muốn lấy bản tiêu chuẩn, nhưng việc tìm hiểu về Windows Server vẫn có thể giúp bạn có những thông tin hữu ích.
2. Windows Server so với Windows thông thường: Khái niệm cơ bản
Nếu chỉ nhìn lướt qua, bạn có thể sẽ không nói được sự khác biệt giữa Windows Server và các phiên bản Windows thông thường. Máy tính trông giống nhau, bao gồm thanh tác vụ, biểu tượng máy tính và nút Start.
Hóa ra, mọi bản phát hành Windows Server đều tương ứng với phiên bản Windows dành cho người tiêu dùng. Ví dụ, Windows Server 2003 là phiên bản máy chủ của Windows XP. Các phiên bản hiện tại bao gồm Windows Server 2016, dựa trên Windows 10 Anniversary Update và Windows Server 2019.
Vì Windows Server và Windows chia sẻ một cơ sở mã, bạn có thể thực hiện nhiều chức năng giống nhau trên cả hai. Bạn có thể tải xuống và cài đặt các chương trình như trình duyệt và trình chỉnh sửa ảnh trên Windows Server cũng như nhiều tiện ích cơ bản của Windows như Notepad cũng được bao gồm trong Windows Server. Tuy nhiên, hai phiên bản có nhiều điểm khác biệt hơn là tương đồng.
3. Windows Server có phần mềm quản lý doanh nghiệp
Windows Server có các phần mềm quản lý doanh nghiệp.
Bởi vì Windows Server dành cho doanh nghiệp nên nó bao gồm rất nhiều phần mềm quản lý doanh nghiệp. Dưới đây là một vài vai trò mà máy chủ có thể thực hiện nhờ các công cụ này:
- Active Directory: Là một dịch vụ quản lý người dùng cho phép máy chủ hoạt động như một bộ điều khiển miền. Thay vì đăng nhập vào máy tính cục bộ, bộ điều khiển miền xử lý tất cả xác thực tài khoản người dùng.
- DHCP: DHCP, hoặc Giao thức cấu hình máy chủ động, là giao thức cho phép máy chủ tự động gán địa chỉ IP cho tất cả các thiết bị trên mạng. Ở nhà, bộ định tuyến của bạn có thể xử lý vấn đề này, nhưng trong môi trường kinh doanh, nhân viên công nghệ thông tin sẽ tận dụng chức năng DHCP lớn hơn trong Windows Server.
- File and Storage (Tệp và lưu trữ): Windows Server hoạt động như một máy chủ để quản lý tệp và lưu trữ cho công ty của bạn. Điều này cho phép bạn giữ dữ liệu quan trọng ở vị trí trung tâm và đặt quyền để kiểm soát đối với các truy cập.
- Print Services (Dịch vụ in ấn): Nếu một doanh nghiệp có tới hàng tá máy in trong tòa nhà thì nhân viên công nghệ thông tin sẽ lãng phí rất nhiều thời gian để cài đặt cấu hình riêng cho từng máy trạm mới. Thiết lập máy chủ in bằng Windows Server có thể cho phép họ kết nối máy in vào máy tính và giảm các công việc dư thừa.
- Windows Update Services: Thông thường, các doanh nghiệp không muốn thường xuyên cập nhật Windows. Bằng cách thiết lập máy chủ làm bộ điều khiển Windows Update, bạn có thể định tuyến tất cả các bản cập nhật máy trạm thông qua máy chủ đó và định cấu hình các quy tắc cụ thể cho chúng hoạt động.
Trên đây chỉ là một vài trong số các vai trò máy chủ mà Windows Server có thể xử lý. Thông thường, một công ty sẽ có nhiều máy chủ và phân chia các vai trò trên trên nhiều thiết bị.
Các bản sao chuẩn của Windows không bao gồm những khả năng này. Bạn có thể cài đặt một số công cụ của bên thứ ba để sao chép một số chức năng trên.
4. WinDows Server có phần cứng mạnh hơn
Dung lượng RAM tối đa của Windows Server lên tới 24TB.
Hầu hết mọi người không lo lắng về dung lượng RAM tối đa trong máy tính. Windows 10 Pro cho phép bạn cài đặt tới 2TB RAM khổng lồ. Tuy nhiên, phần lớn người dùng không cần đến hơn 32GB RAM trong hệ thống, vì vậy, việc cài đặt 1TB RAM cũng sẽ là việc không cần thiết.
Nhưng bạn có biết rằng Windows Server hỗ trợ tới 24TB RAM không? Nó cũng cho phép bạn sử dụng tối đa 64 ổ cắm CPU, lớn hơn nhiều so với 2 ổ cắm mà Windows 10 Pro hỗ trợ.
Một máy chủ có thể được sử dụng cho hàng trăm người trong một doanh nghiệp, vì vậy nó cần phải cực kỳ mạnh mẽ. Chẳng hạn, một máy chủ cho phép chạy hàng tá máy ảo cần rất nhiều RAM để giữ cho tất cả chúng hoạt động trơn tru cùng một lúc.
5. Windows Server không bao gồm các tính năng ngoại lai
Windows Server không có các tính năng ngoại lai như Windows 10.
Windows Server giữ lại các tính năng thân thiện với người dùng như Command Prompt và các công cụ quản trị khác, nhưng cũng đồng thời loại bỏ rất nhiều tính năng mà Windows 10 bao gồm.
Ví dụ, trong Windows Server 2016 và 2019, bạn sẽ không thấy Microsoft Edge, Microsoft Store, Cortana và các tính năng tiện dụng khác của Windows 10. Ngoài ra, Windows Server không có ứng dụng Your Phone và bạn cũng không thể kích hoạt thiết bị đầu cuối Linux trên máy chủ. Hệ điều hành của nó không cho phép bạn đăng nhập bằng tài khoản Microsoft. Vì được thiết kế để sử dụng cho doanh nghiệp nên Windows Server không cần các công cụ tương tác trực tiếp với người dùng này.
Ngoài ra, một số ứng dụng sẽ kiểm tra xem bạn có sử dụng Windows Server hay không trước khi cho phép cài đặt. Trong một số trường hợp, ứng dụng sẽ không hoạt động trên phiên bản máy chủ của Windows.
Windows Server cũng bị giới hạn mặc định nhiều hơn. Nó sử dụng Internet Explorer làm trình duyệt mặc định, nhưng cài đặt bảo mật hạn chế hơn nhiều so với thông thường, vì nếu một máy chủ bị xâm nhập thì sẽ gây ra thảm họa.
6. Windows Server có giá cao
Mức giá của Windows Server cao hơn sơ với Windows phiên bản thông thường.
Là một sản phẩm hướng đến doanh nghiệp, Windows Server có mức giá không hề rẻ. Nó có giá đắt hơn nhiều so với phiên bản Windows dành cho người tiêu dùng và có nhiều phiên bản khác nhau tùy theo nhu cầu của bạn.
Trang định giá Windows Server 2019 của Microsoft cung cấp những thông tin về mức giá của phần mềm này, tùy thuộc vào số lượng người sẽ truy cập vào máy chủ. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải trả tiền cho CAL (Giấy phép truy cập khách hàng) để sử dụng dịch vụ một cách hợp pháp.
Các doanh nghiệp thường cài đặt Windows Server trên một máy chủ tại chỗ, có phần cứng mạnh hơn nhiều so với máy trạm, như đã thảo luận ở trên. Tuy nhiên, bạn cũng có tùy chọn chạy Windows Server trong dịch vụ điện toán đám mây Microsoft Azure. Lựa chọn này cho phép bạn giảm gánh nặng duy trì máy chủ trong thực tế. Ngoài ra, các công ty cũng có thể phân bổ chi phí nâng cấp qua đăng ký thay vì trả tất cả cùng một lúc cho một máy chủ mới.
Nhìn chung, mặc dù Windows Server và Windows thông thường đều dùng chung một cơ sở mã và trông giống nhau, nhưng chúng lại được sử dụng hoàn toàn khác nhau.
Các phiên bản dành cho người tiêu dùng của Windows 10 được thiết kế thân thiện với người dùng và không bao gồm phần mềm dành cho doanh nghiệp. Trong khi đó, Windows Server không quan tâm đến giao diện đẹp, mục đích của nó là để chạy nhiều dịch vụ đáng tin cậy mà các công ty cần. Bên cạnh đó, các bạn tham khảo thêm Windows 10X là gì tại đây.