Trong trường hợp bạn đang cần tìm kiếm phần mềm quay màn hình từ đơn giản đến phức tạp, từ miễn phí đến trả phí. Trong bài viết dưới đây Taimienphi.vn sẽ giải đáp cho bạn câu hỏi này.
Mặc dù trên macOS được tích hợp sẵn một số công cụ quay màn hình, tuy nhiên điểm trừ của các công cụ này là chỉ hỗ trợ các thao tác, tính năng cơ bản. Với các thao tác phức tạp hơn chúng ta có thể nghĩ đến việc nhờ đến sự cứu cánh của ScreenFlow.
Bên cạnh chức năng chính là quay màn hình, ScreenFlow còn hỗ trợ thêm các công cụ cắt, xoay và zoom các phần khác nhau trong video cũng như thêm chú thích. Tùy chọn để chọn các nguồn cấp video, nguồn cấp âm thanh, hỗ trợ quay màn hình webcam, ... . Cuối cùng, ScreenFlow cũng có sẵn cả bản dùng thử miễn phí.
Link tải ScreenFlow về máy và cài đặt:
=> Link tải ScreenFlow cho Mac
TinyTake cũng là một trong những phần mềm quay màn hình chất lượng cao cực dễ sử dụng, ngoài Icecream Screen Recorder. Điểm khác của phần mềm là có thêm tính năng chia sẻ ảnh và video quay màn hình lên các nền tảng cũng như chia sẻ cho người dùng khác.
Tương tự, thao tác với TinyTake cũng khá đơn giản. Chỉ với một vài cú click chuột là bạn đã có thể quay màn hình thiết bị của mình. Ngoài ra phiên bản miễn phí cũng giới hạn quay video tối đa 5 phút. Nếu muốn quay video với thời lượng dài hơn bạn có thể cân nhắc phiên bản trả phí.
Tải TinyTake tại đây:
=> Link tải TinyTake
=> Link tải TinyTake cho Mac
Icecream Screen Recorder là lựa chọn phù hợp cho những ai đang cần tìm kiếm giải pháp thay thế Camtasia hay OBS Studio, thân thiện và không cần đóng gói quá nhiều tính năng.
Thao tác với Icecream Screen Recorder khá đơn giản, tất cả những gì bạn cần làm là tìm và click chọn nút quay màn hình trên cửa sổ phần mềm, chọn phần màn hình mà bạn muốn quay, ghi lại để bắt đầu.
Ngoài ra phần mềm cũng được đóng gói các công cụ vẽ, cho phép người dùng vẽ các hình dạng trên ảnh màn hình, thêm nguồn cấp dữ liệu webcam, zoom trong khi đang thực hiện thao tác quay màn hình và lựa chọn chất lượng, định dạng video đầu ra.
Đáng tiếc là phiên bản miễn phí giới hạn, chỉ cho phép người dùng quay video màn hình tối đa 5 phút. Để quay video màn hình trong thời gian dài hơn cũng như nhiều tùy chọn định dạng đầu ra hơn, chuyển đổi sang các định dạng video phổ biến khác, thêm watermark hay lên lịch quay màn hình, bạn có thể cân nhắc nâng cấp lên phiên bản Pro trả phí.
Tải Icecream Screen Recorder về máy và cài đặt tại đây.
=> Link tải Icecream Screen Recorder
Ưu điểm:
Trường hợp nếu ngân sách có hạn và nếu đang cần tìm phần mềm quay màn hình chất lượng cao nhưng MIỄN PHÍ, bạn có thể cân nhắc OBS Studio. Về bản chất, OBS Studio vốn là phần mềm stream video trực tiếp nhưng hỗ trợ tùy chọn quay màn hình.
Bên cạnh đó một số tính năng nổi bật khác của phần mềm bao gồm hỗ trợ ghép nhạc vào video, chụp ảnh, lọc tiếng ồn khi livestream, quay video và ghi âm các hoạt động với chất lượng âm thanh và hình ảnh cao, khả năng chuyển cảnh và một số tính năng khác.
Duy chỉ có điều, nếu là người dùng mới bắt đầu làm quen, OBS Studio có lẽ không phải lựa chọn tốt nhất cho bạn. Phần mềm được đóng gói kha khá các tính năng cộng thêm giao diện khó hiểu nên sẽ rất khó điều hướng đến các tính năng hay tùy chọn mà bạn muốn sử dụng.
Tải OBS Studio cho Windows và Mac tại đây:
=> Link tải OBS Studio
=> Link tải OBS Studio cho Mac
Để biết cách sử dụng phần mềm OBS Studio quay màn hình máy tính, các bạn tham khảo bài viết dưới đây:
Ưu điểm:
Là một trong những giải pháp, phần mềm quay màn hình "toàn diện" và có tuổi đời "lâu nhất", Camtasia chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng. Ngoài chức năng chính là quay màn hình, phần mềm còn được trang bị thêm các tính năng chỉnh sửa video như thêm hiệu ứng chuyển cảnh, tiêu đề, chú thích hoặc bổ sung thêm các file đa phương tiện, ... .
Các tùy chọn hỗ trợ quay màn hình có tiếng hoặc không, hỗ trợ nguồn cấp dữ liệu webcam, quay video màn hình chất lượng cao, ... . Thêm nữa là giao diện phần mềm quay màn hình này khá trực quan và dễ hiểu.
Điểm trừ lớn nhất của Camtasia là giá hơi đắt. Ngoài ra phần mềm cũng có sẵn bản dùng thử miễn phí trong 30 ngày cho người dùng.
Tải Camtasia cho Windows và Mac tại đây:
=> Link tải Camtasia Studio
=> Link tải Camtasia Studio cho Mac
Sử dụng Camtasia Studio để quay phim, chụp màn hình máy tính có đơn giản hay không? các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây:
=> Nên sử dụng phần mềm quay màn hình nào?
Thực tế mỗi phần mềm quay màn hình được đóng gói các tính năng và công cụ nổi bật riêng, và được thiết kế để hoạt động trên các hệ điều hành riêng biệt. Điểm chung của các phần mềm này là đều hỗ trợ quay màn hình.
Trong số các phần mềm được đề cập trong bài viết trên, Camtasia là đáng chú ý hơn cả và Taimienphi.vn khuyến cáo bạn nên lựa chọn sử dụng. Với các tính năng "toàn diện" của phần mềm cộng thêm giao diện trực quan, dễ sử dụng và không yêu cầu nhiều kinh nghiệm, chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng.
Trên đây là ý kiến riêng của Taimienphi.vn. Còn bạn thì sao? Giữa Camtasia vs OBS Studio, ... bạn đánh giá cao và lựa chọn sử dụng phần mềm nào? Chia sẻ ý kiến của bạn cho Taimienphi.vn nhé.